Như Thương: Phút tâm tình với thế hệ "46"
02/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1xJrLlB8UhcWVsuYDsxV5hsCJP7SkNgRn/view?usp=sharing
Em có biết Tháng Tư Buồn rơi lệ
Quê hương mình: Cảnh nước mất, nhà tan
Là tháng năm của khởi đầu dâu bể
Người khóc người, lòng vội chít khăn tang
Bài viết ngắn này như lời Tâm Tình của tôi dành tặng Các Bạn Trẻ vào độ tuổi của thế hệ sinh năm 1975, tức năm nay (2021) vừa tròn 46 tuổi - tuổi của gần nửa đời người. Số tuổi của Các Bạn Trẻ là cột mốc lịch sử của đất nước giữa hai lằn ranh Quốc gia và Cộng sản, là số năm tháng của một dân tộc sống trong sự hoài niệm, trong nỗi đau thương đầy nước mắt và nhất là trong nỗi thống khổ của việc mà người cộng sản gọi là "thống nhất đất nước", để trang sử Việt đã phải viết một trang sử đẫm lệ: QUỐC HẬN THÁNG TƯ.
Xin cho tôi viết chữ Các Bạn Trẻ bằng một từ ngữ viết hoa với tất cả sự trân trọng và quý mến từ tận đáy lòng tôi. Chúng ta hãy ngồi gần lại nhau, hãy nắm tay nhau để cảm nhận được sự ấm áp và linh thiêng của dòng máu Lạc Hồng chảy trong huyết quản. Xin cho tôi được làm bạn với Các Bạn Trẻ nhé.
<!>
Đương đầu với Trung Hoa trên Mekong
Diplomatic Courier – April 21, 2021
03/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1tppY6G-yIqcRnmhxTIfDVNWHbNcF4FRW/view?usp=sharing
Việc quản lý tài nguyên truyền thống ở Hoa Kỳ và Âu Châu được dựa vào quyền sở hữu tài sản tư nhân. Trong 5 năm qua, luật lệ ở Á Châu đã đi theo một đường lối khác, đường lối nầy đặt tài nguyên là trọng tâm của người thừa hưởng quyền và sự bảo vệ. Quyết định của Tối cao Pháp viện Bangladesh trong năm 2019 đã cho tất cả các sông tình trạng pháp lý tương tự như con người. Năm 2017, một tòa án Ấn Độ chỉ định sông Ganges và Yamuna là những thực thể sống có quyền hạn. Những phán quyết nầy không phải không có trở ngại, gồm có gia tăng tính dễ tổn thương của các cộng đồng đánh cá nghèo bị đuổi đi và thách thức để thi hành. Nhưng Hoa Kỳ có thể được nhiều uy tín cần thiết trong khu vực bằng cách đẩy mạnh khuôn khổ phản ánh tiền lệ pháp lý của khu vực và văn hóa sùng kính sông trong khi cho hạ lưu vực Mekong an ninh kinh tế và môi trường.
Việc kiểm soát đơn phương của các đập trên thượng lưu Mekong của Trung Hoa gây thiệt hại cho mối liên hệ với ĐNA – gồm có các quốc gia hẹp hòi đã có đồng minh yếu kém với Hoa Kỳ. Nội các Biden có thể khai thác mối căng thẳng nầy để làm suy yếu lòng trung thành giữa các quốc gia phi dân chủ, tạo ảnh hưởng mới trong các quốc gia ASEAN, và hạn chế việc bành trướng kinh tế và sức mạnh chánh trị đầy tham vọng của Trung Hoa.
Đồng bằng sông Cửu Long đang sụt lún: Trường hợp Cần Thơ
Thanh Phương RFI
03/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1nl-KaLn6GW9YAUUrgqPXzU4RDFKmKSwM/view?usp=sharing
Cũng cần nghiên cứu những kỹ thuật tái tạo nguồn nước đã được dùng qua để sau đó dùng tưới trồng cây kiểng, sân cỏ, trong công nghệ giặt ủi, vệ sinh hay trong những dịch vụ công nghệ không liên quan đến sức khỏe của con người (như CRC Technologies của Hoa Kỳ, những kỹ thuật hiện được dùng ở Australia và Nambia v.v…)
Chấm dứt hẳn tình trạng sụt lún ở Cần Thơ và ĐBSCL chỉ có thể đạt được khi ĐBSCL có được hệ thống cung cấp đầy đủ nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Vì thế giới hữu trách trung ương và địa phương cần phối hợp tiến hành càng sớm càng tốt kế hoạch cấp nước sạch cho toàn vùng ĐBSCL. Kế hoạch này cần được xây dựng dựa vào nguồn nước mặt lấy từ sông Tiền và sông Hậu và chỉ cho phép sử dụng nước ngầm tại những vùng xa không có nguồn nước mặt. Đặc biệt, ở vùng ven biển nên ứng dụng công nghệ Nano và RO để xây dựng những nhà máy biến chế nước mặn thành nước ngọt.
Tuấn Khanh - Phóng sự: Kỳ 1- Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử
Phóng Sự: Kỳ 2 – Điều chưa kể của một thương phế binh VNCH
01/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1qWwq7Fn6vqanD3HzWlpFVQw1PnQoXf1x/view?usp=sharing
Điều làm chúng tôi bất ngờ là câu chuyện cải táng 81 nấm mộ đồng đội đó của hạ sĩ nhất Võ Phùng Dương không phải là câu chuyện ông định kể, mà bất ngờ bật ra khi chúng tôi hỏi han về thời đi lính của ông, vào lúc chuẩn bị chia tay ra về.
“Tui thấy mình còn sống được, anh em thì chết hết rồi, nên thôi thì quy tập lại cùng nhau. Tình thương, tình đồng đội thôi mà, khi mấy ông công an hỏi, tui cũng chỉ biết nói như vậy”, ông Dương nói đến đây, là lúc giọng ông chùng xuống, buồn buồn. “Lúc sau này người thân của của các hài cốt đến quay phim, đưa lên mạng gì đó, nên công an biết, đến nói này nói nọ, kiếm chuyện với tui…”, ông bật cười, đời ông tới nay, 68 tuổi, vẫn chưa quen biết làm quen với mạng xã hội hay smartphone.
Chia tay chúng tôi, đưa ra tới tận cửa, ông bước đi với dáng khỏe mạnh và tự tin, dù một bên là chân gỗ. Người cựu quân nhân VNCH khiến chúng tôi, trên đường về, cứ im lặng suy nghĩ điều ông nói. Khi hỏi về tâm trạng của ông là một thương phế binh VNCH, và cũng bị nhà nước hiện thời đối xử với định kiến, liệu ông có mặc cảm là một kẻ thua trận không? Ông Dương bật cười lớn sảng khoái “Người ta đầu hàng chứ tụi tui có nói mình đầu hàng đâu? Không đầu hàng thì sao gọi là thua?”.
Ts. Phương Nguyễn: 'Văn hóa VN ở hải ngoại sẽ do thế hệ mới giữ gìn'
Tina Hà Giang
BBC News Tiếng Việt
03/5/2021
TS Phương Nguyễn hiện là Phó giáo sư môn lịch sử Hoa Kỳ tại Đại học CSU Monterey Bay.
https://drive.google.com/file/d/1uydKEq6k4YI9ubMXCjiPgm6SzkQIOkSL/view?usp=sharing
Cộng đồng người Việt ở Mỹ theo tôi sẽ tồn tại và lớn mạnh, dù chúng ta có thể sẽ phải chấp nhận là định nghĩa thế nào là người Việt ở hải ngoại sẽ khác với định nghĩa thế nào là người Việt ở trong nước.
Nói một cách khác, văn hóa Việt Nam đang được giữ gìn và được phát huy ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ.
Nó có thể không phải là văn hóa mà chúng ta có ở trong nước hay văn hóa mà thế hệ người Việt tị nạn đầu tiên ở Mỹ đã có, nhưng văn hóa Việt Nam chắc chắn đang hiện hữu và đang được phát triển ở hải ngoại.
Văn hóa có lẽ không phải là thứ mà chúng ta mô tả là thuần túy hay bị pha loãng, mà theo thời gian và tùy không gian nó có thể có những đặc tính cá biệt.
Việc chúng ta có hai nền văn hóa vì hai hoàn cảnh sống, hai môi trường sống khác nhau không có gì là sai, miễn là người Việt chúng ta vẫn nói chuyện với nhau và vẫn giữ được những di sản chung.''
Phan Trí Đỉnh - Cơ hội hòa giải hòa hợp dân tộc đã bị gạt bỏ từ giữa tháng 5-1975
02/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1bL9fbGhemAb9a3lIkSl-FE1VI03oBYSW/view?usp=sharing
Khi Tổng Bí thư Lê Duẩn đáp máy bay vào Sài Gòn, ông đi nhiều nơi, nhận thấy việc tiếp quản Sài Gòn và các thành phố gần như nguyên vẹn, đời sống ổn định, khu công nghiệp Biên Hòa hiện đại, nền kinh tế thị trường nhộn nhịp.
Đáng ra, nếu Tổng Bí thư quyết định Sài Gòn vẫn giữ nguyên mô hình, các quan hệ trong nước và quốc tế đã tạo lập, các thành phần kinh tế… để từ đó thúc đẩy nền kinh tế cả nước thì tình hình đã khác. Nhưng tại Hội nghị trù bị lần thứ 24 tháng 8-1975, đa số lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản đề nghị áp dụng mô hình XHCN miền Bắc lên cả nước. Kết quả là một nghị quyết chính thức ban hành chủ trương cải tạo và xóa bỏ nền kinh tế đa thành phần ở miền Nam. Để thực hiện chủ trương, việc trước tiên quan trọng nhất là tập trung giam giữ mà cộng sản gọi là cải tạo con người trong bộ máy chính quyền vừa sụp đổ.
Nguyễn Thông - Thành ngữ mới: Tư bản giãy chết
03/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1lx9QKtlZnaNleSuz_51jCCW4IpoEpSss/view?usp=sharing
Hôm nay 30.4. Ngày này 46 năm trước, người cộng sản đã đốt cháy dãy Trường Sơn vào "giải phóng miền Nam", tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, đồng nghĩa với kéo lùi cuộc sống để miền Nam cùng miền Bắc sát cánh tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thấy không khí rộn ràng, múa may quay cuồng, hừng hực tinh thần thù địch, chối bỏ hòa hợp, kiên định con đường đi lên... nghèo đói, chợt nhớ lại những ngày sau "giải phóng".
Thành ngữ mới: Tư bản giãy chết
Như đã nói, đây là thứ thành ngữ mới, tồn tại trong thời gian khá dài hơn nửa thế kỷ ở nước ta, phổ biến vài chục năm trước 1975 ở miền Bắc, sau đó thêm vài chục năm nữa ở miền Nam và cả nước. Bây giờ thì ít được nhắc đến. Nó là sản phẩm của tư duy cộng sản, nằm trong loạt thành ngữ mới như “bơ thừa sữa cặn”, “đế quốc sài lang”, “đời đời bền vững”, “ngăn sông cấm chợ”… (những thành ngữ này, tôi đã viết và tải lên FB cả rồi), do chính người cộng sản đẻ ra, cả trong thực tiễn lẫn lý luận.
Ts. Nguyễn Thị Hậu - Vài cảm nghĩ về văn học miền Nam trước 1975
Sài Gòn tháng Tư, 2020
“…Những tác phẩm văn học tôi đọc tuy còn ít ỏi nhưng đủ để nhận biết giá trị nhân văn của một nền văn học, qua đó là hiểu biết về xã hội và con người miền Nam trong cuộc chiến vừa qua…”
Sau năm 1975, nhiều người lần đầu vào Sài Gòn đã choáng váng khi nhìn thấy cuộc sống của thành phố này: nhà cửa, xe cộ, quần áo và hàng ngàn loại vật dụng sinh hoạt... mà hầu như gia đình nào ở Sài Gòn cũng có, nhưng khi đó ở miền Bắc chỉ có thể nhìn thấy vài thứ trên phim ảnh “Liên xô”, thậm chí có thứ chưa từng biết đến như TV, tủ lạnh, đồ dùng trong toilet... Có thể đọc những cảm nhận nhận này qua hồi ký của một số người nổi tiếng mới xuất bản gần đây.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 03 tháng 5 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1eB0z6NGeLDuPOSc6TMoeIO4NpZrgSMj6/view?usp=sharing
Câu hỏi giữa ‘bão’ Covid-19: Chính quyền Biden có phải là ‘người bạn thực sự’ của Ấn Độ?
Thanh Vân
02/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1a9FYGKYDE0AH9DKMQkgJPNHcMBfR3ieI/view?usp=sharing
Không có gì ngạc nhiên khi một người phụ trách chương trình tin tức Ấn Độ thường thân thiện với Hoa Kỳ cho biết: “Người Nga đang gửi oxy cho chúng tôi, bây giờ (Hoa Kỳ) hãy thuyết phục chúng tôi rằng chúng tôi không nên mua tên lửa của họ (Nga)”.
Cuối tuần qua, chính quyền Biden đột ngột “thức tỉnh”, và bây giờ là những dòng tweet ủng hộ và hứa hẹn về việc cung cấp nguồn cung cần thiết. Điều này nói lên điều gì? Một chính sách đối ngoại đã được thử nghiệm và cho thấy nó là sai lầm? Liệu chúng ta nên nhìn nhận ra sao về tư duy thực sự của chính quyền Hoa Kỳ?
Để vượt qua điều này, chính quyền Biden sẽ phải nhận ra rằng họ không thể đối xử với Ấn Độ “theo kiểu ngu ngốc” như vậy.
Nguồn Bản tin ngày Thứ hai 03 tháng 5 năm 2021
https://diemnhan.blogspot.com/2021/05/ban-tin-ngay-thu-hai-03-thang-5-nam-2021.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét