Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 04 tháng 5 năm 20 21 - Hà Trung Liêm

Cánh Cò -  Phía sau câu chuyện hạ nhục cờ vàng tại Úc

03/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1MDMVKSq9gtz9_Fsh1CvoB6vItTMN0zgG/view?usp=sharing

Lực lượng người Việt sống trên khắp thế giới đã và đang bị lợi dụng nhưng họ chấp nhận để cho gia đình họ yên thân và ít ra còn có của ăn của để từ sự giúp đỡ của họ. Nhưng bảo họ cúi đầu trước việc nhục mạ một lá cờ mà hầu hết trong họ thương yêu chào kính là hành vi không những phi chính trị mà còn cho thấy sự phá hoại đạo đức sống của lớp trẻ đã lên đến cực đỉnh. Cái đạo đức ấy được huấn luyện, tuyên truyền và xúi giục từ hơn 70 năm qua đến nay đã lan ra tận những xứ sở mà văn minh của nước ngoài không thể nào chấp nhận.

<!>

Những phận người đặc biệt dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ

Phạm Thu Hương

28.04.2021

https://drive.google.com/file/d/1Fms51Pcfi3ZyYx0ly5Y97vO9yxPAfR1C/view?usp=sharing

Bài viết nhận được hỗ trợ từ chương trình xây dựng năng lực truyền thông của Viện môi trường Stockholm (Stockholm Envrioment Institue – SEI). SEI không có bất kỳ can thiệp nào vào nội dung bài.

Hơn mười triệu dân TP.HCM được che chắn bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Để bảo vệ “tấm khiên xanh” này, có những người phụ nữ đã gắn bó gần cả cuộc đời với khu rừng ngập mặn này…

Chân trần trong rừng thẳm

Cách trung tâm TP.HCM 40km về hướng Đông Nam, trên bậc thang bắc lên gian nhà sàn nhỏ nằm trơ trọi bên rìa rừng ngập mặn Cần Giờ, Sang xỏ đôi ủng cao su vào. Đó là lần hiếm hoi Sang không đi chân trần. 

Võ Văn Quản - Vinfast “méc công an” và 3 nguyên nhân của một thứ văn hóa pháp lý rùng rợn

Vinfast chỉ là một phần của văn hóa “méc công an”.

04/5/2021

https://drive.google.com/file/d/13WEgyqMWJgGOFmBEUfIdUxiq9nmwC6DG/view?usp=sharing

Thứ văn hóa gọi vui là “đi méc công an” là một thứ văn hóa pháp lý vô cùng nghịch lý và gây tổn hại lớn đến sự phát triển của hệ thống tư pháp quốc gia. Tuy nhiên, cân nhắc các yếu tố nói trên, chúng là một sản phẩm được sinh ra khá tự nhiên trong môi trường các quốc gia tương tự như Việt Nam.

Nếu ngay cả việc bạn chi tiền ra để mua một món hàng mà cũng không được phép phàn nàn về nó, mà lại còn bị bắt lên cả công an để trình báo, giải thích thì tự do ngôn luận làm gì còn tồn tại để mà được “lợi dụng” trên mảnh đất này.

Đánh bật phe Công an – Quân đội tăng ảnh hưởng lên thượng tầng chính trị Việt Nam

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

04/05/2021

https://drive.google.com/file/d/1DQ7x7MZ0UlhdbX7XtUIBjt-QXuGIVxl3/view?usp=sharing

Đảng cộng sản Việt Nam luôn duy trì vai trò trọng yếu của quân đội. Tuy nhiên, vai trò của quân đội có lúc rõ mạnh, lúc giảm bớt qua từng thời kỳ, là nhận định của chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á, Viện Yusof Ishak ISEAS ở Singapore, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, trong bài nghiên cứu gần đây của ông có tên “Tầm ảnh hưởng của quân đội lại tăng lên ở Việt Nam” sau Đại Hội XIII.

Trả lời cuộc phỏng vấn với RFA, trước hết tiến sĩ Lê Hồng Hiệp phân tích vị thế Quân Đội Nhân Dân Việt Nam từ 2001 cho đến Đại Hội XIII năm 2021:

Tiểu Tử - Chuyện Thuở Giao Thời

May 2, 2021

Ban Tu Thư TVVN

https://drive.google.com/file/d/1Fw1vEj-cRPtZ3UFZGfwD284mt0dDIdYt/view?usp=sharing

Tháng 3, rồi tháng 4 năm 1975, thiên hạ chạy di tản rần rần từ miền trung vào trong nam, rồi từ đất liền « chạy » ra biển, nhốn nháo hỗn loạn chẳng biết «trời trăng» gì hết, chỉ có một ý nghĩ rõ rệt ở trong đầu là «Ở lại với tụi nó là chết !». Vậy rồi giai đoạn di tản đó chấm dứt vào ngày 30 tháng 4.

…Giữa tháng 4, một thằng bạn gọi điện thoại cho tôi, nói : « Mầy đừng đi di tản. Ở lại đi ! Không có sao hết ! Tao bảo đảm ». Thằng nầy làm lớn trong «Tổng Nha», nó nói «chắc như bắp» ! Lại một thằng bạn khác – thằng này người Pháp, làm việc ở sứ quán Pháp – nói trong điện thoại, giọng rất bình thản: «Mầy đừng đi đâu hết ! Mọi việc đều đã thoả thuận trước rồi ! Yên tâm!». Riêng tôi, tôi nghĩ: «Mình làm việc cho hãng dầu ngoại quốc trực thuộc hãng quốc tế SIPC (Shell International Petroleum Company – Anh Quốc) chắc không sao !». Vậy là tôi quyết định ở lại…

Đại Kỷ Nguyên - Cái Đói Thời Bao Cấp

03/5/2021

Ban Tu Thư TVVN

https://drive.google.com/file/d/1BlK68zS6FGZg6RlikBsjYMQfbBX2Ruoj/view?usp=sharing

“Có 1 thời như thế” là chuyên mục của Thời Báo Đại Kỷ Nguyên phác họa lại một giai đoạn lịch sử đặc biệt của Việt Nam: Thời bao cấp, với mong muốn thế hệ trẻ có cái nhìn sinh động và chân thực về quá khứ của nước nhà và cùng thế hệ trung niên, lão niên ôn lại thời dĩ vãng không thể quên của mình…

Thời bao cấp với niềm mơ ước sinh tồn “Ăn no mặc ấm” thay vì “Ăn ngon mặc đẹp”

Ở thời nay, ăn mặc “sành điệu”, ăn uống “sành điệu”, chọn nhà hàng nào, thời trang nào… là thứ mà mọi người phải đau đầu suy nghĩ, người đơn giản hơn một chút thì phải là “ăn ngon mặc đẹp”…

Thăm lại hình ảnh một thời bao cấp

BBC News

01 Tháng 7 2006

https://drive.google.com/file/d/1mlEPI7ovTq8GAJ96s0qaoJCC4HjcoP0P/view?usp=sharing

Triển lãm nhận sự tài trợ của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc, Quỹ SIDA - Thụy Điển, Quỹ Ford và Dự án Tổng kết 20 năm Đổi mới do Viện Khoa học Xã hội VN chủ trì.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã khai mạc triển lãm “Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp 1975-1986”, với nhiều hình ảnh, hiện vật gốc về cuộc sống thời bao cấp ở Việt Nam.

Tại triển lãm, có các phần trưng bày về Cơ chế phân phối (hệ thống tem phiếu, cửa hàng lương thực, quầy hàng Tết), Quản lý xã hội và văn hóa , Không gian của một gia đình - một căn hộ tập thể…

Nhắc đến thời bao cấp là nhắc đến một thời kì rất nhiều khó khăn xuất phát từ tư duy chậm đổi mới tại Việt Nam.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 04 tháng 5 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1o0QRUPPKhYDMUf5QP0ObzrbFtGLvIzfr/view?usp=sharing

100 ngày của Biden: Cách tiếp cận diều hâu với Trung Quốc gây xung đột với Bắc Kinh

Biden’s 100 days: hawkish approach to China stokes Beijing frictions

US Vietnam Review

03/5/2021

https://drive.google.com/file/d/16JbOjzrwk6fw92luJcVdCIgsmnwNa9d7/view?usp=sharing

“Không rõ chính sách đối ngoại với chiến lược nhắm vào tầng lớp trung lưu sẽ tương thích thế nào với cách tiếp cận thương mại và đầu tư mà hầu hết các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á mong muốn.” Học giả Cooper của American Enterprise Institute đặt vấn đề.

Còn theo nhận định của Craig Allen, chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – Trung Quốc, các động lực chính trị ở cả hai nước cho thấy có thể phải mất một thời gian lâu trước khi Washington và Bắc Kinh có thể trở lại tình trạng hòa hoãn. “Vào tháng 11 năm 2022, Biden sẽ phải đương đầu với tuyển cử giữa nhiệm kỳ vô cùng khó khăn. Trong khi đó, vào tháng 10 hoặc tháng 11 năm 2022, Tập Cận Bình phải khó nhọc điều hành một Đại hội Đảng toàn quốc, rất có thể sẽ bầu lại ông ta thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Cho đến khi hai sự kiện chính trị này diễn ra, có thể không có nhiều cơ hội cho hai bên thỏa hiệp”.

Nguồn Bản tin ngày Thứ ba 04 tháng 5 năm 2021

https://diemnhan.blogspot.com/2021/05/ban-tin-ngay-thu-ba-04-thang-5-nam-2021.html 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét