Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 25 tháng 4 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 

Thông báo:  Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 46 Ngày Quốc Hận (30/04)

https://drive.google.com/file/d/1_NgP4TRBjufSK_Vyunw3o2p-hsv0z99i/view?usp=sharing

Việt Nam Quốc Dân Đảng trân trọng kính mời quý vị và các bạn tham dự Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 46 Ngày Quốc Hận theo ngày giờ trong Thông Báo gửi kèm theo dưới đây.

Buổi Lễ sẽ được tổ chức trên hệ thống Paltalk, trực tiếp qua Zoom, YouTube. Rất mong sự hiện diện thật đông đủ của quý vị để cùng nhau trao đổi về hiện tình đất nước, đặc biệt về tình hình Biển Đông trong phần Mạn Đàm Chính Trị.

Trân trọng kính mời.

Phan Thanh Châu

<!>

Nguyễn Lý Tưởng : Sinh vi tướng, Tử vi thần

https://drive.google.com/file/d/1b_mlsy2xfITdVeCvswoYdh-53LJhatpU/view?usp=sharing

Khởi đi từ việc quân Pháp đã cho tàu chiến đến gây hấn và đánh chiếm nước ta vào thế kỷ 19 và những nhà ái quốc đã hô hào duy tân tự cường, nâng cao dân trí để cùng đấu tranh dành lại độc lập cho đến khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Cộng sản áp đặt lên đất nước ta, gây nên cuộc nội chiến giữa những người quốc gia yêu chuộng tự do và những người Cộng Sản chủ trương bành trướng chủ nghĩa duy vật, làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng. Kết quả là ngày Quốc hận 30-4-1975 và sự có mặt của gần 2 triệu người Việt Nam ở hải ngoại hiện nay. Vì không thể sống chung với chế độ Cộng Sản độc tài, họ đã bỏ hết nhà cửa tài sản, bỏ cả quê hương mồ mả tổ tiên, bạn bè, người thân v.v. để vượt biển đi tìm tự do. Cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền vẫn được tiếp tục nhằm xóa bỏ chế dộ Cộng Sản tại Việt Nam.

Mạnh Kim - Câu chuyện về Jacky Ly

25/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1gzTBquoD82j3w98ot45egu_58QAFS1HW/view?usp=sharing

Khó có thể biết Lý Vĩnh Thắng – tên tiếng Việt của Jacky Ly – sẽ trở thành người như thế nào nếu Thắng và gia đình vẫn còn ở một ngôi làng nghèo miền núi ở Phó Bảng, Hà Giang. Có thể Thắng là một “học sinh nghèo vượt khó” xuất sắc nhưng cũng có thể Thắng chỉ là một anh nông dân chăn bò, làm nương rẫy, như thời niên thiếu, và chôn cuộc đời ở một ngôi làng nhỏ đến mức thậm chí gần như “không có tên” trên bản đồ các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Câu chuyện về Jacky Ly là trường hợp điển hình của vô số gia đình Việt Nam trong đó việc quyết định tìm kiếm tự do bằng con đường vượt biên là chọn lựa duy nhất và quyết định đó đã mang lại những bước ngoặt thay đổi khó có thể ngờ…

Băng rừng vượt biên

Song Chi - Việt Nam : 46 năm sau cuộc chiến và những câu hỏi còn bỏ ngỏ

Gửi đến BBC từ Leeds, Anh Quốc

25/4/2021

https://drive.google.com/file/d/14PAACduXa53jAFVqXk4AMWkgdM3s9QwQ/view?usp=sharing

Sống ở châu Âu nhưng tôi vẫn nhận thấy thật rõ thời gian gần đây một số quốc gia Á Đông tiếp tục có những chuyển động giữa một bầu không khí đang nóng lên trong toàn khu vực. Người dân Thái Lan đã đứng lên biểu tình chống lại chính phủ hiện tại và yêu cầu cải cách chế độ quân chủ, người dân Myanmar đang đổ máu từng ngày để đòi lại nền dân chủ non trẻ vừa bị quân đội thực hiện đảo chính và có nguy cơ trở lại với chế độ độc tài quân phiệt. Nhiều người đã bắt đầu nói đến một làn sóng dân chủ thứ tư sắp đến.

Chỉ có Việt Nam dường như vẫn đứng ngoài mọi biến động. Điều đáng buồn là người Việt, vốn đã chia rẽ vì nguyên nhân lịch sử, mấy năm vừa qua lại thêm chia rẽ vì bất đồng quan điểm khi nhận định về chính trị Mỹ, cộng với sự đàn áp ngày càng hà khắc của công an Việt Nam, khiến những tiếng nói đối lập, những hành vi phản kháng gần như chìm lắng hẳn.

Phạm Phú Khải  - Tâm tình cùng nhạc sĩ Phan Văn Hưng

25/04/2021

https://drive.google.com/file/d/1euzy33KeSyJmyGclHst14u-u4z0C0Bfn/view?usp=sharing

Phạm Phú Khải: Anh có thể cho độc giả biết thêm chi tiết về chương trình hòa nhạc dưới sự bảo trợ của Đài Tưởng niệm Chiến tranh Úc (the Australian War Memorial) không anh?

Phan Văn Hưng: Chương trình này nằm trong cái khung dài hạn của AWM tưởng niệm các cuộc chiến trong lịch sử cận đại nước Úc. Chương trình mang tên The Flowers of War, và AWM là cơ quan điều hành Tượng đài Chiến sĩ Úc châu. Với tư cách artist-in-residence, Chris Latham có cơ hội trầm mình vào hoạt động của AWM cùng các cộng đồng cựu chiến binh hầu từ đó có cảm hứng sáng tạo, và vì ông là một nhạc sĩ nên ông sáng tạo dưới hình thức nhạc phẩm.

Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 25 tháng 4 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://drive.google.com/file/d/11Gr7kWoZYEIopIn89NHmPcRZotcCFPGZ/view?usp=sharing

Trung Quốc biên chế 3 tàu chiến.

Diễn biến này khá đáng chú ý bởi nó gợi ý Philippines đang muốn lật lại câu chuyện bãi cạn Scarborough trên thực địa.

Bản tin hôm nay bao gồm việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình biên chế cùng lúc 3 tàu quan trọng cho Hạm đội Nam Hải và động thái mới từ phía Philippines liên quan đến bãi cạn Scarborough.

1. Trung Quốc biên chế 3 tàu chiến quan trọng

Ngày 23.4, nhân dịp kỷ niệm 72 năm thành lập hải quân CHND Trung Hoa, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chủ trì lễ biên chế 3 chiếc tàu quan trọng về mặt chiến lược là tàu đổ bộ tấn công Type 075, tàu khu trục Type 055 và tàu ngầm Type 094A.

Tàu Type 075 có tên Hải Nam, số hiệu 31.

Tàu Type 055 có tên Đại Liên, số hiệu 105.

Tàu Type 094A có tên Trường Chinh 18, số hiệu 421.

Các tàu này được biên chế cho Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.

Buổi lễ được tổ chức chiều 23.4 nhưng đến tối 24.4, truyền hình nhà nước Trung Quốc mới công bố thông tin.

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 25 tháng 4 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/17kTkkQ3Ozd7jWfQdS6iTC1pOqsRIUkoS/view?usp=sharing

'Thủ phạm' đằng sau làn sóng COVID-19 khủng khiếp ở Ấn Độ và bài học cho toàn thế giới

(Nguồn: Tạp chí khoa học Nature)

Trà My  biên dịch

254/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1Q3uG0PjfZBAF1_nSwx7y6kWjfSryk8rg/view?usp=sharing

Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ hiện đang cố gắng xác định nguyên nhân của cơn ‘sóng thần’ COVID-19 chưa từng có. Phân tích các nguyên nhân này có thể giúp ích cho các quốc gia khác đang cố gắng ngăn chặn nguy cơ xảy ra một làn sóng tương tự.

Đại dịch COVID-19 đang quét qua Ấn Độ với tốc độ khiến các nhà khoa học phải sửng sốt. Số ca mắc hằng ngày tăng cao khủng khiếp kể từ đầu tháng 3: chính phủ báo cáo 273.810 ca nhiễm mới trên toàn quốc vào ngày 18.4. Số ca mắc cao ở Ấn Độ cũng đã đẩy số ca mắc hằng ngày toàn cầu lên mức 854.855 trong tuần qua, gần như phá vỡ kỷ lục được thiết lập vào tháng 1.

Nguồn Bản tin ngày Chủ nhật 25 tháng 4 năm 2021

https://diemnhan.blogspot.com/2021/04/ban-tin-ngay-chu-nhat-25-thang-4-nam.html

Không có nhận xét nào: