Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Việt Nam - Trung cộng và Biển Đông Cù cưa cho đến ngay Trung cộng rã bè - Nguyễn Nhơn

    (hình ảnh qd Trường Sa của Việt Nam)

Việt Nam Cộng sản biết rõ ý đồ của Trung Cộng muốn ăn sống nuốt tươi mình ở Biển Đông, nhưng lãnh đạo đảng duy nhất cầm quyền tại Hà Nội chỉ biết tùy cơ ứng biến và cầu may được qúy nhân phù trợ khi bị Bắc Kinh tấn công quân sự Lập trường này không mới, nhưng không bảo đảm giữ được chủ quyền, quyền chủ quyền và khối lượng tài nguyên khổng lồ và biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. Nó phản ảnh tư duy lệ thuộc và bản lĩnh sợ hãi không bao giờ dám thoát Trung của lãnh đạo CSVN khiến 100 triệu dân Việt Nam phải co ro sống sợ trong cái lồng quyền lực của Bắc Kinh.

<!>

..

Tham vọng muôn đời


Cũng cần nhắc lại, Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, dưới thời Việt Nam Cộng hòa (VNCH), nhưng Cộng sản Việt Nam (CSVN) không dám tái chiếm sau khi chiếm VNCH ngày 30 tháng 4 năm 1975.


CSVN còn để mất thêm 7 vị trí đá, đảo chiến lược ở Trường Sa từ ngày 14/3/1988 đến năm 1995 gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Xu Bi và Vành Khăn trong Quần đảo Trường Sa.


Sau Vành Khăn bị mất năm 1995, Việt Nam coi như mất luôn quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn. Hiện bãi Cỏ Mây đang bị tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Cộng.


Ngoài ra, Đài Loan cũng đã chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba Island) , lớn nhất ở Trường Sa từ sau năm 1956. Đảo này có diện tích tối đa 0,4896 cây số vuông với chiều dài 1,400 mét, rộng 379 mét. Có tài liệu nói Đài Loan đã chính thức đem quân đội và dân cư đến sống và bảo vệ đảo từ năm 1971.


Như vậy, cho đến nay, Trung Cộng và Đài Loan đã chiếm 9 đảo và đá của Việt Nam thuộc Trường Sa.


Trong khi đó, theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở thì Việt Nam đang thực thi chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo. Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa.


Ông nói: "Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát.” (theo Infonet)


Cuối cùng, bài viết của Bộ Ngoại giao Việt Nam kết luận: "Nhìn chung, năm 2021 chưa hội tủ đủ các yếu tố để tình hình sáng sủa hơn, Biển Đông chưa thể sớm bình lặng. Giải quyết tranh chấp chủ quyền là công việc phức tạp, lâu dài, cần sự kiên trì, nỗ lực của tất cả các bên, cả trong và ngoài khu vực. Cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế rộng rãi về thiết lập và tuân thủ một trật tự dựa trên luật pháp, luật lệ, giá trị chung và lợi ích chung.”


Tác giả bài viết kêu gọi: "Kiềm chế và chủ động phòng tránh nguy cơ đụng độ không mong muốn trên biển. Đi đôi với hợp tác, cần đấu tranh để xây dựng một cơ chế giám sát có hiệu quả và giải quyết tranh chấp bắt buộc nhằm ổn định tình hình Biển Đông.”


Nhưng ai giám sát ai khi mà mỗi nước trong khối 10 quốc gia ASEAN (the Association of South East Asia Nations, Hiệp hội các nước Đông Nam Á) đều có quyền lợi riêng với Trung Cộng. Bằng chứng cho đền nay, ASEAN và Trung Cộng vẫn còn xa mặt cách lòng trong việc thành hình quy ước COC (Code of Conduct) để kiềm chế các hoạt động gây hấn ở Biển Đông của Bắc Kinh.


Điều này đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam nhìn nhận: "Đàm phán COC khó có thể kết thúc trong năm 2021 như tuyên bố của Trung Quốc, do độ chênh lớn về yêu sách chủ quyền."


Vì vậy, bài viết của Bộ Ngoại giao đã nhận ra chủ trương Biển Đông của Trung Cộng trong năm 2021 vẫn là: "Trung Quốc về cơ bản vẫn tiếp tục “đa chiến pháp”, nhịp độ khi căng, khi chùng, nhưng tổng thể vẫn là hành động kiên quyết, cứng rắn. Nếu nội bộ không có đột biến và áp lực bên ngoài chưa đủ độ (là khả năng hiện hữu), thì Trung Quốc không, hoặc khó nhượng bộ.”


Với viễn ảnh u tối này, Đảng và Nhà nước CSVN đã làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, hay chỉ biết há miệng chờ sung rụng? -/-


Phạm Trần danlambao – Việt Nam - Trung cộng và biển đông 2021


Tham vọng ngàn đời của tàu khựa là: Biến Việt Nam thành An nam đô hộ phủ để mở đường xâm thực Đông Nam Á.nhằm giải quyết nạn nhân mản đã từ lâu.


Từ phong kiến tới cọng sản, bọn lãnh đạo tàu vẫn lo âu giải quyết vấn đề nan giải triền miên ấy.


Cho nên đối với đoạn đường thiết yếu “ mở đầu VÀNH ĐAI TRÊN BIỂN “ là Biển Đông, đế quốc chệt đã mưu tính từ lâu xa.


Âm mưu trí trá hán tộc luôn luôn là mưu tính hành động lâu xa để đến khi công khai ra mặt là đặt công luận thế giới” trước sự ĐÃ RỒI ( Fait accompli ) như trường hợp Hoàng Sa – Trường Sa và Biển Đông của Việt Nam.


Trước sự đã rồi, Việt Nam cũng giống như Tây Tạng – Tân Cương: Chỉ còn chớ chừng nào cho tàu cọng rã bè thì mới thâu hồi được Độc lập và hai Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa à Biển Đông mà thôi!


Đây mưu kế thôn tính Hoàng Sa – Trường Sa và Biển Đông của lưu manh tàu khựa:


Nhật ký hành động xâm lấn biển Đông của Trung cộng


Khởi đầu là cái gọi là “ Tuyên Bố của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải ngày 4 tháng 9 năm 1958 “

Bản dich tiếng Anh
Declaration of The Government of The People's Republic of China on the Territorial Sea

(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958)

The People's Republic of China hereby announces:

(1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.

(2) The straight lines linking each basic point at the mainland's coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China's territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China's inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China's inland sea islands.

(3) Without the permit of the government of the People's Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China's territorial sea and the sky above the territorial sea.
Any foreign vessel sailing in China's territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People's Republic of China.

(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People's Republic of China's territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People's Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China's internal affairs which should not be interfered by any foreign country.

Bản dich tiếng Việt
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải

(Được thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) 

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố: 

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Đại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc

(4) Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Đài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Đây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Đài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lai. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Chú thích:
Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands 
Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands

(*)

Bản tuyên bố ăn cướp nầy hiển nhiên đặt Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam thuộc lãnh thổ tàu cọng.

Vậy mà chỉ 10 ngày sau, Phạm Văn Đồng đã ký cái công hàm bán nước trứ danh “ công nhận bản tuyên bố về lãnh hải của tàu cọng “:

Toàn văn công hàm

Công hàm của Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Laivào năm 1958


Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.


Ngày 22 tháng 9 năm 1958, công hàm trên của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được đăng trên báo "Nhân Dân".

TÀU CỌNG ĐÁNH CHIẾM HOÀNG SA

Bối cảnh

Sau khi Pháp rút khỏi Ðông Dương, Việt Nam Cộng Hòa đã đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo này cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, được gọi là nhóm Nguyệt Thềm (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Ðức (Amphitrite group).

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Ðà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Năm 1956, hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo. Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản tuyên ngôn lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Ðài Loan, Ðông-sa/Tây-sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam-sa (tức Trường Sa của Việt Nam), đảo Macclesfield, quần đảo Bành Hồ (Pescadores).

Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ.

Ngày 22 Tháng Chín năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Ðồng gửi thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 Tháng Chín năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận.

Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng Hòa.

Trong thời gian 1964-1971, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng Hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.

Năm 1973, với Hiệp Ðịnh Paris, Hoa Kỳ và Ðệ Thất Hạm Ðội sau khi rút quân và thiết bị ra khỏi quần đảo Hoàng Sa đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1974 khi một phái đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou thì khám phá ra sự hiện diện của hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.

Phía Việt Nam có tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội hải kích thuộc hải quân Việt Nam Cộng Hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.

Phía Trung Quốc có Liệp Tiềm Ðĩnh Số 274, Liệp Tiềm Ðĩnh Số 271, Tảo Lôi Hạm Số 389, Tảo Lôi Hạm Số 391, Liệp Tiềm Ðĩnh Số 282, Liệp Tiềm Ðĩnh Số 281 và hai chiến hạm số 402 và số 407 chở quân (không rõ loại), Tiểu Ðoàn 4 và Tiểu Ðoàn 5 thuộc Trung Ðoàn 10 Hải Quân Lục Chiến, và hai đội trinh sát.

Ngày 16 Tháng Giêng, 1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt sau khi đưa một phái đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa phát hiện hai chiến hạm số 402 và số 407 của hải quân Trung Quốc gần Cam Tuyền, và phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng hoặc cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.

Sau khi cấp báo về bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải tại Ðà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không rời vùng, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng Hòa rời lãnh hải Trung Quốc.

Ngày 17 Tháng Giêng, 1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa đổ bộ một toán biệt hải và một đội hải kích xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa rút trở lên tàu. Cùng trong ngày Liệp Tiềm Ðĩnh Số 274 và Liệp Tiềm Ðĩnh Số 271 của Trung Quốc xuất hiện.

Ngày 18 Tháng Giêng, 1974, Ðề Ðốc Lâm Ngươn Tánh, tư lệnh phó hải quân Việt Nam Cộng Hòa bay ra bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải tại Ðà Nẵng để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Ông ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.

Lực lượng hành quân Hoàng Sa 1 được tăng cường thêm tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) làm soái hạm cho cuộc hành quân, và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy bất khiển dụng, chỉ còn một máy hoạt động.

Ngày 19 Tháng Giêng, 1974, biệt hải và hải kích Việt Nam Cộng Hòa từ HQ-5 đổ quân lên mặt Nam đảo Quang Hòa và hải quân Trung Quốc đổ quân xuống mặt Bắc đảo. Hai bên giao tranh và phía Việt Nam Cộng Hòa có 3 chết và 2 bị thương. Do quân Trung Quốc quá đông, quân Việt Nam Cộng Hòa rút trở lên HQ-5.

Ngay sau đó chiến hạm hai bên triển khai đội hình gần đảo Quang Hòa và chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa khai hỏa trước. Hai bên chạm súng từ 30 đến 45 phút, cùng thời điểm đó bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa nhận được thông báo của văn phòng tùy viên quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar đệ thất hạm đội ghi nhận một số phóng lôi hạm (guided missile frigate) và chiến đấu cơ MIG từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa.

Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa sau đó yêu cầu đệ thất hạm đội trợ giúp, nhưng không thành công. (**)

Hải chiến Hoàng Sa lừng danh Quân sử Việt

Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà vị quốc vong thân

TÀU CỌNG ĐÁNH CHIẾM TRƯỜNG SA

Sự kiện Trường Sa không phải là “ hải chiến “

Tháng 9 và tháng 10 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm hai nước Philipines và Malaysia, ký thỏa thuận với Tổng thống và Thủ tướng hai nước để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Giai đoạn này quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng. Trung Quốc từ chỗ thừa nhận Hoàng Sa là “vấn đề tranh chấp” sang hẳn luận điểm “Hoàng Sa là của Trung Quốc, không cần tranh cãi”.

Trung cộng chọn thời điểm

Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là “cuộc hải chiến Trường Sa”. Tuy nhiên, chuẩn đề đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông cho rằng, gọi là “hải chiến” hoàn toàn không chính xác. Bởi khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí. Trung Quốc đã sử dụng vũ khí từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.

Theo tài liệu giải mật của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), Trung cộng đã chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam đang sa lầy ở Afghanistan, đang nối lại quan hệ với Trung cộng nên không muốn dính líu rắc rối gì với Trung cộng.

Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đã đến các nước có liên quan đến biển Đông khẳng định “lập trường hòa bình” và tuyên bố Trung cộng chỉ “tranh chấp” đảo với Việt Nam, Trung Quốc không hề có “tranh chấp” nào khác với các nước khác!

Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, ngày 31/1/1988 chiếm bãi đá Chữ Thập; ngày 18/2/1988 chiếm bãi Châu Viên; ngày 26/2/1988 chiếm bãi Ga Ven; ngày 28/2 chiếm bãi Tư Nghĩa.

Trước tình hình Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trường Sa, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền trên các đảo còn lại trên các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đã huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến bãi Gạc Ma. 6 giờ sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đã bị đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần Văn Phương…

Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ. Trung Quốc đã huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị chìm.

Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý) và Len Đao, Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại nhiều chiến sĩ đang giữ đảo. Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.

Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đã gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74 chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số còn lại được xem là đã hy sinh.

Việt Nam đã phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung cộng vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.

Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung cộng tại Hà Nội, phản đối việc Trung cộng đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa. (***)

Trường Sa nào đâu phải là hải chiến

Chỉ là bộ đội cụ hồ đưa đầu cho chệt bắn

Theo lịnh tên việt gian chột mắt Lê Đức Anh

TÀU CỌNG CHÁNH THỨC LẬP THÀNH PHỐ TAM SA

Công bố công hàm Phạm Văn Đồng

Ngày 30 tháng 1 năm 1980, để phản ứng việc Việt Nam công bố sách trắng về chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã xuất bản một tài liệu với tên gọi "Chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa". Trong tiểu mục với tựa "Sự man trá của chính quyền Việt Nam", tài liệu nhắc đến việc báo Nhân Dân ngày 6 tháng 9 năm 1958 in toàn văn tuyên bố về hải phận của Trung Quốc ở trang đầu, trong đó có đoạn nói về Nam Sa và Tây Sa, cũng như công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng.Trung Quốc cũng công bố công hàm trong tài liệu và nói rằng đây là bằng chứng cho thấy chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo. Cùng với công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng, tài liệu này cũng công bố một bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa] xuất bản tháng 5 năm 1972 cho thấy các quần đảo này có tên Tây Sa và Nam Sa.(****)

Chánh thức thành lập Thành phố Tam Sa

Tam Sa (tiếng Trung三沙市bính âmSānshā Shì, âm Hán Việt: Tam Sa thị) là một thành phố được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoathành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), Quần đảo Trường Sa(Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh. Theo phân cấp hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tam Sa là một địa cấp thị (thành phố cấp địa khu) thuộc tỉnh Hải Nam và có chính quyền nhân dân đặt tại đảo Phú Lâm(Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng).

Theo chính phủ Trung Quốc, việc thành lập thành phố Tam Sa sẽ giúp tăng cường hơn nữa khả năng quản lý, khả năng phát triển và kiến thiết của quốc gia này đối với những hòn đảo và các vùng nước xung quanh các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Trường Sa, bảo vệ môi trường biển trong vùng biển Đông.

Việc thành lập thành phố Tam Sa là sự điều chỉnh của chính phủ Trung Quốc đối với cơ quan hành chính hiện hành, là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.

Việt Namvà Philippines cho rằng việc lập thành phố này đã vi phạm chủ quyền của họ trên các lãnh thổ đang tranh chấp và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định này. Hoa Kỳ lên tiếng quan ngại về các hành động đơn phương của Trung Quốc khi thành lập thành phố Tam Sa, và cho rằng Trung Quốc cố gây ra một "sự đã rồi" trong vấn đề đang tranh chấp cần phải giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao đa phương (giữa tất cả các bên tranh chấp).(*****)

Một khi mà tàu cọng chánh thức công nhận Hoàng – Trường Sa là của nó thì nó có quyền đưa ra chủ quyền lãnh hải “ Đường Lưởi Bò 9 Đoạn.”

CHỦ QUYỀN LÃNH HẢI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

hoàn tất quy trình tóm thâu Biển Đông của tàu cọng

CHÍNH SÁCH ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CỦA TRUNG QUỐC (d.a)

Đưa đường lưỡi bò vào bản đồ trực tuyến "Map World" khi lời cam kết của Trung Quốc cùng ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) chưa kịp lắng xuống khiến công luận một lần nữa phải lấy làm khó hiểu. Phải chăng, có một khoảng cách giữa những mỹ từ và hành động thực chất của cường quốc đang trỗi dậy này? 
Đường yêu sách vô lý

Đường "lưỡi bò", "chữ U" hay "đứt đoạn"... là những cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven Biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines.

Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc dân Đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn).

Công hàm của Trung Quốc đệ trình lên Ủy ban Liên hợp quốc về thềm lục địa mở rộng ngày 7/5/2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế của đường yêu sách 9 đoạn và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách này với thế giới.

Ngoại trừ các học giả Trung Quốc, tất cả các học giả nước ngoài đều chỉ rõ, đường lưỡi bò của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.

Vùng nước trong "đường lưỡi bò" chiếm 80% diện tích Biển Ðông mà Trung Quốc cho là "vùng nước lịch sử" là không thể chấp nhận được. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không chấp nhận một vùng biển lớn nhất nhì thế giới thuộc về quyền tài phán của một nước.

Thậm chí, Indonesia, một nước không hề dính líu đến tranh chấp Biển Đông cũng phải chính thức gửi công hàm phản đối "đường lưỡi bò", cho rằng bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc là "rõ ràng không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước Luật biển 1982".

Thế giới sẽ nghĩ gì về hành động vừa qua của Trung Quốc trong khi mới tháng 10/2010, nước này cùng ASEAN đã long trọng "cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới thông qua bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận, qua đó góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực"?

Đáng nói hơn, động thái này xảy ra chỉ vài ngày trước khi cuộc họp cấp ngoại trưởng Trung Quốc - ASEAN để kỷ niệm 20 năm hợp tác. (******)

Vạn lý trường thành trên Biển Đông

Trên dây là tiến trình xâm chiếm Biển Đông về thể chế pháp lý.

Bây giờ là xây dựng thực lực nhằm khống chế Biển Đông trên thực tế:

TIẾN TRÌNH XÂY ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TRUNG QUỐC TẠI TRƯỜNG SA TÍNH ĐẾN 1 THÁNG 3, 2015

CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Âm mưu khống chế Biển Đông nhất là Trường Sa của Trung Quốc trong mấy năm gần đây rất là rõ ràng từ việc lập thành phố Tam Sa, lập khu vực nhận diện phòng không tại Biển Hoa Đông và sau đó có thể là Biển Đông,

Tiến trình xây dựng các đảo nhân tạo có thể chia ra làm 2 cấp:

– Cấp I: Xây các cơ sở quân sự như bến tàu, cơ sở quân sự, phủ xanh các đảo và đưa dân ra ở. Có thể xây phi trường ngắn hơn 1,000 m cho các phi cơ trực thăng.

– Cấp II: Xây phi trường quân sự từ 1,500 m đến 4,000 m cho các phản lực cơ chiến đấu tùy theo kế hoạch của Trung Quốc và phản ứng của các nước trong vùng.

ĐÁ CHỮ THẬP: Truyền thông Trung Quốc nói nhiều về bãi đá Gạc Ma nhưng về phương diện chiến lược, bãi đá Chữ Thập quan trọng hơn nhiều. Đá này nằm ở vị trí cách biệt với các thực thể khác của quần đảo, nằm về phía tây nam của bãi san hô Tizard (Tizard Bank) thuộc cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa. Đá Chữ Thập được coi là có giá trị chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc do vị trí tương đối biệt lập, không gần bất kỳ nơi nào do các nước khác kiểm soát trong một bán kính 70 km, cách trung tâm chỉ huy lực lượng Việt Nam tại Trường Sa khoảng 110 km, và cách bộ chỉ huy của Philippines khoảng 225 km. Bãi đá Chữ Thập là một rặng san hô hình bầu dục chiều dài tính theo trục Đông bắc-Tây nam là 14 hải lý (25.93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Giáo sư Jin Canrong tại Đại học Nhân Dân Trung Quốc đã tiết lộ với báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) rằng một kế hoạch xây đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập đã được đệ trình lên chính phủ Trung Quốc. Hòn đảo nhân tạo này sẽ có diện tích gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia rộng 4.4 km² của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Không ảnh của khu vực được công bố ngày 25/9/2014 trên trang web của DigitalGlobe, một công ty ảnh vệ tinh thương mại của Mỹ, cho thấy là Trung Quốc đã gia tăng diện tích Đá Chữ Thập lên hơn 11 lần, từ 0.08 km² lên thành 0.96 km², biến bãi đá nhỏ này thành một thực thể địa lý còn lớn hơn cả đảo Ba Bình (Itu Aba Island: 0.46 km²) mà Đài Loan đang chiếm đóng dưới tên gọi Thái Bình và việc cải tạo vẫn còn tiếp diễn. Việc mở rộng bãi đá Chữ Thập được đẩy nhanh hơn dự kiến – giáo sư chuyên nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận định.

ĐÁ GẠC MA: Đá Gạc Ma, cách bãi đá Chữ Thập khoảng 85 hải lý về phía Đông, có một vị thế chiến lược quan trọng. Hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng ngày 14/01/2015 cho thấy Bắc Kinh đã bồi đắp đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef hay Mabini Reef), mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988, thành một đảo có diện tích lớn gấp 200 lần so với diện tích ban đầu. Trang mạng WantChinaTimes của Đài Loan ngày 24/02/2015, đã cho biết thông tin nói trên, trích dẫn tuần báo quốc phòng của Anh, Jane’s Defence Weekly. Theo tuần báo này, hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/01/2015 do công ty Airbus Defence & Space cung cấp cho thấy Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, nay có diện tích 75 ngàn m², trên đó có một công trình rất lớn đang được xây dựng. Diện tích đảo hiện nay lớn gấp 200 lần so với cách đây 10 năm, vì hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 01/02/2004 cho thấy đảo này lúc mới được bồi đắp chỉ có diện tích 380 m².

CÁC VỊ TRÍ KHÁC: Trung Quốc cũng đang bồi đắp 3 đảo khác chiếm của Việt Nam là Đá Châu Viên (Cuateron Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef). Hai đảo này được bồi đắp và cải tạo gần giống nhau, cho thấy Trung Quốc đã đề ra một khuôn mẫu chung cho các cơ sở sẽ được xây dựng trên đây. Ví dụ, bãi đá Đá Tư Nghĩa, được thiết kế như một pháo đài, vừa có bãi đáp trực thăng, vừa có cầu tàu cho chiến hạm cập bến. Kiến trúc tương tự cũng được ghi nhận trên các đảo khác.

Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển nhiều cảng nổi để hỗ trợ cho quá trình cải tạo các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo hãng tin IHS Jane’s dẫn lời quan chức từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tàu biển Trung Quốc (CSSRS).(*******)

ĐÔI DÒNG THAY LỜI KẾT

“ Phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, ông Tập thừa nhận rằng các nước Đông Nam Á quan ngại về hành động của Bắc Kinh ở biển Đông, nhưng tuyên bố “các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, và rằng chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi lãnh hại chính đáng”.

Đâu phải bây giờ bọn bành trướng Bắc Kinh mới trở giọng ngang ngược như vây! Như trích dẫn ở trên, từ năm 1978, bọn tàu cọng đã nói thẳng vào mặt Đồng vẫu rằng: “ Hoàng Sa là của TQ, không cần tranh cải “

Ngày nay, bọn tàu cọng đã xây dựng xong một chuổi căn cứ quân sự và tiếp vận từ Hoàng Sa tới Trường Sa, chẳng những khống chê Biển Đông mà còn có thể uy hiếp các nước Phi Luật Tân, Brunei và nhất là Việt Nam trên cả đất liền.

Tình thế như vậy, bọn Trùm vc Ba Đình, con cháu già hồ ứng phó lẽ nào?

Hãy lắng nghe tên tổng bí thư đảng việt cọng nói:

Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội đảng được không?...”, tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng nói… đầy ngớ ngẩn như vậy trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội, hôm 8-12.

Mặc cho ngư dân VN bị bọn hải khấu chệt khựa bách hại thường xuyên khi hành nghề ngay trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa – Trường Sa của chính nước mình, bọn việt cọng “ con hoang “ của chêt khựa bình chân như vại!

Chúng chỉ biết nhắm mắt tai ngơ để yên thân họp đảng tranh giành ngôi vị, quyền lực, phó mặc Biển Đông cho chệt khựa hoành hành.

Có câu châm ngôn đời mới rằng:

“ Theo tàu mất nước. Theo Mỹ mất đảng “

Bọn con hoang chệt thà mất nước, quyết không mất đảng.

Bọn việt gian mãi quốc, cầu vinh như vậy, quyết không để cho tồn tại được!


Nguyễn Nhơn

(*) www.state.gov/documents/.../58832.pd...United States Department of State

(**) Theo báo "NguoiVietOnline.com" và website Hải Quân "hqvnch.net"

(***) vietnamnet- Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma

(****) Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở

(*****) Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở

(******) https://vi-vn.facebook.com/.../chính-sách-đường-lưỡi ...

(*******) https://www.facebook.com/.../posts/86615749675985

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét