Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Dòng Sông Đứng Lại-Mộng Thủy / Giao Cảm Tuyệt Vời-Nguyên Đỗ


 Chưa bao giờ sự giao cảm giữa nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ và người nghe, người đọc được nhanh chóng thần tốc như thời đại của kỹ thuật mạng lưới thông tin.

<!>

Một bài thơ có thể được sáng tác theo rung cảm của thi sĩ vừa được đăng trên diễn đàn các mạng lưới, thì lập tức nếu được sư. giao cảm của một nhạc sĩ nào đó, bài thơ sẽ được nâng thêm một cấp nữa khi được phổ  thành một nhạc khúc hay, rồi lại được ca sĩ với một giọng ca truyền cảm chuyển trao cho bạn hữu, giới yêu nhạc ở khắp nơi. Với ba phương tiện truyền thông khác nhau do ba nghệ sĩ chân chính là thi sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ truyền đạt thì âm hưởng của một bài thơ, một bài nhạc, một bài hát sẽ ngân vang và gây xúc động thật nhiều trong lòng độc giả và thính giả qua các mạng lưới. Chúng ta có thể nói một cách hình tượng là bài thơ, bản nhạc, bài hát là những ngọn sóng liên tục từ đại dương bao la dồn dập đập vào bờ tâm hồn của chúng ta.

Sự giao cảm giữa thơ và nhạc, giữa nhạc và giọng hát, giữa bài hát và thính giả đã có từ lâu, nhưng tốc độ nhanh chóng thì chưa bao giờ được thể hiện như lúc này. Sự giao cảm đó là yếu tố quyết định cho sự âm vang của một tác phẩm. Tình thân hữu giữa bạn bè, cũng như tài năng của nhạc sĩ, ca sĩ đóng góp không nhỏ trong việc tạo nên tiếng tăm của một nhà thơ bởi sự giao cảm nói theo kiểu nhà Nho, "Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu" Tâm hồn của thi, văn, nhạc, ca sĩ có thể rung một điệu và âm hưởng đó có tầm quát bao la.

 

Không ít người không biết tới câu chuyện Hải Khùng phát thơ có tầm năng thành giai thoại văn chương lý thú cho nhiều thế hệ mai sau. Hải Khùng là biệt danh của Nguyễn Hoàng Hải (1952-1992) trước khi ông trở thành nhà thơ nổi tiếng với bút danh Nguyễn Tất Nhiên. Theo nhà thơ Thái Thụy Vy (người cùng quê với ông ở Biên Hoà) "hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà anh ưa mặc cái manteau mua ở khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên; anh nhỏ hơn tôi đúng một con giáp, tuổi Thìn; anh thường làm thơ in ronéo đi phát không cho nữ sinh, họ đều quăng vào thùng rác, đến lúc Vĩnh Phúc và Nguyễn Xuân Hoàng dạy trường Ngô Quyền gửi đăng ở tạp chí Sáng Tạo của Mai Thảo, được Phạm Duy và Nguyễn Đức Quang phổ các bản "Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá", "Trúc đào", "Vì tôi là linh mục"," Em hiền như ma soeur", "Cô em Bắc kỳ nho nhỏ", "Hai năm tình lận đận" thì nữ sinh ùn ùn kiếm mua thơ anh." (1) Giai thoại này nói lên sự giao cảm giữa bạn bè, giữa những bài thơ và các nhạc sĩ để rồi ảnh hưởng mạnh mẽ tới giới người đọc, người nghe đã không chỉ còn là người đọc, người nghe bình thường mà đã trở thành giới thưởng thức với thính quan âm nhạc đưa thơ trở về với ý nghĩa thuần tuý thi ca, không phải là thơ chỉ để đọc mà thôi, mà thơ còn để nghe với tính cách diễn ngâm, với tính cách âm nhạc, với tính cách thưởng thức.

 

Có thể nói sẽ không có nhiều người biết tới nhà thơ Vũ Hữu Định (1942-1981), mặc dù ông làm thơ rất nhiều trong nhóm sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật Quảng Đà, nếu bài thơ "Còn Một Chút Gì Để Nhớ" không được nhạc sĩ Phạm Duy phô thành một bài nhạc hay và không có tiếng hát tuyệt vời của ca sĩ Thái Thanh truyền đạt. Nhà thơ Luân Hoán, cũng cùng trong nhóm VHNT Quảng Đà, viết rằng: "Nhưng đợi đến khi Phạm Duy phổ nhạc bài thơ "Còn Một Chút Gì Để Nhớ" và qua tiếng hát vượt thời gian của Thái Thanh, mới thực sư. chắp đôi cánh tuyệt vời cho ý thơ anh bay bổng, và chính tôi cũng yêu thích bài thơ của anh từ đó. Anh đã có công đưa thành phố núi cao đầy sương và bụi mù đó vào trong trái tim của mọi người." Bao nhiêu người đã hay đang sống và nhiều thế hệ mai sau sinh trưởng tại Pleiku cũng như những người Việt Nam ở các nơi khác sẽ thiếu thốn rất nhiều và không thấy hết nét thơ mộng của thị xã này nếu không biết tới bài thơ phổ nhạc của Vũ Hữu Định / Phạm Duy. Sự rung cảm của nhà thơ Vũ Hữu Định đã cho tôi thấy nhiều khía cạnh đặc biệt của Pleiku, dù một hai chi tiết là sai sư. thật, nhưng tất cả mọi sự trên đời là tương đối, và ngôn ngữ của nhà thơ là ngôn ngữ chọn lọc đã được đưa qua cảm xúc riêng tư của thi sĩ. Người ta vẫn có thể chấp nhận cảm quan của nhà thơ khi ông viết "Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông" ngay cả trong những buổi chiều hè oi bức với tiếng ve kêu trên cành phượng đỏ khu trường Minh Đức, Bồ Đề, hay Nữ Trung Học Pleime... Lý do đơn giản là lời thơ, điệu nhạc thấm tận vào hồn của người nghe diễn tả tâm trạng của một người khách lạ trên một phố núi heo hút miền cao... Sự giao cảm rung động đó là một kết hợp hài hoà giữa thơ, nhạc, ca của nhà thơ, của nhạc sĩ và tiếng hát của ca sĩ tạo nên những kết quả không ngờ với âm hưởng vượt thời gian và không gian.

 

Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ

 

phố núi cao phố núi đầy sương

phố núi cây xanh trời thấp thật buồn

anh khách lạ đi lên đi xuống

may mà có em đời còn dễ thương

 

phố núi cao phố núi trời gần

phố xá không xa nên phố tình thân

đi dăm phút đã về chốn cũ

một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng

 

em Pleiku má đo? môi hồng

ơ? đây buổi chiều quanh năm mùa đông

nên mắt em ướt và tóc em ướt

da em mềm như mây chiều trong

 

xin cảm ơn thành phố có em

xin cảm ơn một mái tóc mềm

mai xa lắc bên đồi biên giới

còn một chút gì để nhớ để quên

 

Vũ Hữu Ðịnh

(Tập Thơ "Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ". VN 1996)

 

Sự giao cảm giữa nhạc sĩ và ca sĩ, bản nhạc và giọng hát cũng không kém phần quan trọng như trường hợp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly. Ca sĩ Khánh Ly đã hơn một lần nói rằng nhạc Trịnh Công Sơn đã tạo giọng ca Khánh Ly và đưa cô vào hàng ca sĩ tên tuổi trong và ngoài nước. Thật vậy trong những năm đầu soạn nhạc, ít người biết đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho tới khi nhạc Trịnh Công Sơn được Khánh Ly đem vào lòng công chúng với tiếng hát tuyệt vời của cô Khánh Ly chuyên hát nhạc Trịnh, và mọi người đã gắn liền gần như cặp bài trùng như hình với bóng Trịnh Công Sơn / Khánh Ly, nhắc tới người này không thể không nhắc tới người kia, dù sau này vì không gian cách biệt ở quê nhà có ca sĩ Hồng Nhung hát rất thành công nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng nàng cũng được mệnh danh là Khánh Ly thứ hai (2). Sự giao cảm đó là một giao cảm đặc biệt có một không hai trong nền nghệ thuật ca nhạc không khác chi sự giao cảm giữa Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm trong việc chuyển âm từ Hán sang Nôm của tác phẩm tuyệt vời Chinh Phụ Ngâm Khúc. Giọng ca vàng của Khánh Ly đã truyền đạt với trình độ cao nhạc của Trịnh Công Sơn như tài thơ và cách dùng chữ Nôm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã chuyển đạt ý thơ và ngôn từ của Đặng Trần Côn. Sự hài hoà và xúc cảm riêng tư của người chuyển đạt qua lời ca, cách viết của ca sĩ Khánh Ly, của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã đưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhà thơ Đặng Trần Con vào lòng dân tộc.

 

Mỗi một phương tiện truyền thông thơ hay nhạc đều có những điểm chuyên môn mà nghệ nhân trong mỗi ngành phát triển tới mức cao độ để diễn đạt tư tưởng của mình qua lời thơ, nốt nhạc, cách diễn tả qua giọng hát, cử chỉ. Hà Huyền Chi, một nhà thơ lão thành đã có trên hai trăm bài được trên 35 nhạc sĩ phổ nhạc trong đó có Vũ Thành An, Phạm Duy, Trần Quang Hải, Song Ngọc, Từ Công Phụng, Trần Thiện Thanh, Trầm Tư? Thiêng, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Linh Duy, Trần Quan Long, Mai Anh Việt, Trần Duy Viêt, Triệu Vinh, Phạm Anh Dũng... đã nhắc tới điểm đặc biệt của thi ca:

 

Thi trung hữu họa và Thi trung hữu nhạc là điều hiển nhiên không ai có thể phủ nhận được. Cổ nhân đã nói thơ, ngâm thơ, hoặc hát thơ từ trước khi loài người phát minh ra văn tự nhạc cụ và nhạc thuật. (3)

 

Một bài thơ tuyệt tác ngoài ý thơ tuyệt vời, ngoài lời thơ trau chuốt, còn phải gợi hình, gợi ảnh và có nhạc tính tạo cho người đọc người nghe thấy và thưởng thức những bức tranh hoạ, những lời nhạc và tâm tình của nhà thơ trong bài thơ của mình. Tưởng cũng nên nhắc lại là không hẳn những tâm tình đó là tâm tình thực sư. cá nhân của nhà thơ mà là tâm tình của nhà thơ khi đặt mình vào trạng huống của người trong bài thơ như trường hợp điển hình là Đặng Trần Côn là bậc nho gia đã đặt mình vào vai trò của một người vợ có chồng đi chinh chiến. Chúng ta thấy rất nhiều nhà thơ, nhạc sĩ hiện tại khi viết về tình yêu không hẳn là ho. có nhiều cuộc tình mà thực ra họ chỉ đặt mình vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để sáng tác một bài thơ, để phát huy khả năng sáng tạo mà thôi. Trong cuộc phỏng vấn cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn người ta hỏi rằng:

 

"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt". Nhạc sĩ nói với mình hay nói cho ai? Nhạc sĩ đa đi như vậy bao giờ chưa? Và đã nếm được vị mệt ấy chưa?


Nhạc sĩ trầm ngâm đáp:

 

"Cõi đi về ấy dành chung cho tất cả mọi người"

 

Câu trả lời của Trịnh Công Sơn cũng là câu trả lời chung cho giới sáng tác viết với thân phận làm người về mọi người cho mọi người không hẳn chi? về mình cho riêng mình. Hẳn nhiên cũng có những nhà thơ độc đáo, chỉ viết những gì đã xảy đến trong cuộc đời của họ, mỗi bài thơ là một trang nhật ký với những tình cảm xót xa, hạnh phúc với những biến cố xảy ra trong đời. (3)

 

Người đọc, người nghe, hay các nhạc sĩ thường sẽ nhận ra ngay những bài thơ tạo cho họ những cảm quan quen thuộc hay mới lạ, đánh động tâm hồn của ho.. Với một thính quan âm nhạc sẵn có của giới yêu nhạc, nhạc sĩ sẽ đóng góp phần mình vào việc hoàn diện hoá bài thơ mình ưa thích, dù tư. nó bài thơ đã hoàn diện trong lĩnh vực thơ, bằng cách phát huy nhạc tính của bài thơ. Nhạc sĩ cũng đóng vai trò sáng tác không kém nhà thơ mà còn có phần hơn nữa, vì thơ thường chỉ có một số lượng hâm mộ ít còn nhạc thì hầu như giới nào cũng có thể thưởng thức được. Điều này chúng ta có thể thấy nhiều trong lãnh vực thơ ca nhạc hiện tại. Sách thơ bán chậm, nhưng các băng nhạc CD bán chạy, và bao giờ cũng hết sớm. Các nhà thơ hiện nay thường xuất bản thơ và CD với tính cách văn nghệ không phải như các thế hệ trước được trọng vọng vì lúc đó người viết thì ít, người đọc thì nhiều, vì người viết nhiều, vì số lượng người đọc hiện nay ở nước ngoài hạn chế vì có nhiều thứ giải trí khác, vì ấn phí cao, và việc thực hiện CD thường rẻ hơn....

 

"Có thực mới vực được đạo!"

 

Câu nói từ nghìn đời của ông bà còn đó, một nhà thơ, một nhà văn, một họa sĩ, nhạc sĩ... cần phải được sư. ủng hộ và cổ động của mọi người mới có thể phát huy tài năng của ho. tới tuyệt đỉnh. Việc ra CD cùng với thơ là một bước đáng thực hiện vì CD bổ túc và cường tăng tác động của âm hưởng thi ca vào giới khán-thính độc giả và vì đó là phương tiện các nhà văn nhà thơ để tiếp tục vai trò phục vụ văn học nghệ thuật của mình.

 

Thưởng thức CD là thưởng thức một công trình đóng góp văn học nghệ thuật tập thể với sư. tham gia của nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ cũng như các ban nhạc công cũng như một bài hát trên sân khấu là tác phẩm của nhạc sĩ, ca sĩ, các diễn viên trình bày và ban nhạc, vũ trường... Sự cấu tạo hài hoà của sân khấu, vũ trường, CD là một công trình tập thể góp phần tạo tên tuổi của một nhà thơ, một nhạc sĩ, một ca sĩ, một ban nhạc...

 

Khi trình bày quan điểm này một số thân hữu hỏi tôi, "Bạn có thấy tất cả những bài thơ hay đều được phổ nhạc không?" Tôi đã trả lời bâng quơ, "Nghệ thuật là tương đối, có bài thơ thật hay vẫn không được phổ nhạc, có những bài thơ xoàng xoàng vẫn được phổ nhạc như thường. Tuỳ sự giao cảm của nhạc sĩ và nhà thơ hay bài thơ. Nếu bạn có một người bạn là một nhà thơ giỏi nhạc, thì nhạc sĩ đó sẽ theo dõi thơ bạn nhiều hơn và có cơ hội phổ nhạc bạn hơn. Hay bạn có tên tuổi như những nhà thơ lớn trước đây như Hà Huyền Chi, Du Tử Lê, hay gần đây có nhà thơ Trần Mộng Tú thì mọi chuyện dễ dàng hơn vì bạn đã có ngay một giới thưởng thức có sẵn. Phải nhớ rằng khi nhạc sĩ phổ nhạc là nhạc sĩ đã góp phần tăng giá trị của bài thơ, giúp bài thơ có một tầm vóc mới, nhạc tính mới qua thính quan nhạc của người soạn bài hát, đó là chưa nói tới việc hoà âm sau này. 


Để khách quan đánh giá một nhà thơ, chúng ta cần phải đọc bài thơ, đọc tác phẩm của ho. chứ không thể dựa vào đóng góp bên ngoài mặc dù những đóng góp đó giữ vai trò quan trọng trong việc phổ biến lời thơ. Bạn cũng không nên buồn nếu bạn chưa có bài nào được phổ nhạc nếu bạn đã hài lòng với bài thơ của bạn vì lý do này hay lý do khác! Biết bao nhiêu tác phẩm hay xưa nhiều người ngưỡng mộ vẫn không được phổ nhạc đó mà! Vì mỗi nghệ thuật có nét điểm riêng, thơ văn hay ca nhạc cũng thế! Sư. giao cảm là một yếu tố cần thiết nhưng không phải là một yếu tố không thể không có hay không có không được (a sine qua non factor) cho giá trị của một bài thơ hay một tác phẩm. Tôi nghĩ tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều là một trong những tuyệt tác trước kia mà mấy ai biết tới! Có lẽ nhiều người biết bài Tình Già của Phan Khôi hơn!"

 

Đọc, thưởng thức một bài thơ là một sư. tìm tòi khám phá của mỗi cá nhân, nghe một bài thơ phổ nhạc là một tái khám phá qua sư. khám phá và thính quan âm nhạc của nhạc sĩ. Tôi mong thấy có một ngày giới văn nghệ sĩ có những lớp học cộng đồng để người già người trẻ, người đi trước, người đi sau chia se? và học hỏi những kinh nghiệm sáng tác của mình để  duy trì nền văn hoá có một không hai của dân tộc Việt Nam đang ở một chặng đường tiếp lưu với giòng văn học khắp nơi trên thế giới. Tôi tin rằng giòng văn học Việt Nam nói chung và nền văn học Việt Nam hải ngoại sẽ một ngày một mạnh với sự tiếp thu các nền văn hoá nhân loại và sư. giao cảm của mọi giới yêu nghê. thuật, trước tiên là giới yêu thơ, giới nhạc sĩ, các diễn đàn mạng lưới thông tin là giới, là nơi tiên phong trong việc tìm tòi, khám phá và phô? biến văn thơ cho đại đa số khán - thính - độc giả.

 

Lâu nay, tôi vẫn đọc và học hỏi thi phong của nhà thơ Trần Mộng Tú cũng như nhiều nhà thơ khác, tình cờ tôi nghe được bản Dòng Sông Đứng Lại của nhạc sĩ tài ba kiêm bác sĩ thực thụ Phạm Anh Dũng, lòng tôi chùng xuống trước một khám phá mới: Bài thơ trước đây đã thật hay, bây giờ như thêm đôi cánh chim bằng và gió lộng đưa bài thơ lên mây, bài thơ trở  thành ba chiều, bốn chiều, chứ không chỉ còn là một bài thơ đơn thuần nữa. Tôi nhủ với lòng mình là đây chính là trường hợp cụ thể của giao cảm tuyệt vời của nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ và người đọc.


Cả Một Dòng Sông Đứng Lại Chờ

 

Tôi xa người nắng buồn trên vai

Môi tôi còn mùi thuốc thơm mời

Người xa tôi một dòng sông trắng

Dẫy núi bên kia có ngậm ngùi

 

Tôi xa người hàng cây bâng khuâng

Nước dâng lên chiều xuống muôn trùng

Người xa tôi có còn đứng ngóng

Một cánh chim bay ở cuối rừng

 

Tôi xa người như xa cơn mưa

Mái tóc tôi còn ướt hôm nay

Nhớ tôi người còn châm điếu thuốc?

Nhớ tôi người có đi trong mưa?

 

Người xa tôi gió cũng lặng thinh

Cho tôi rung nỗi nhớ quanh mình

Người đi như suối qua rừng vắng

Cả một dòng sông đứng lại chờ

 

Trần Mộng Tú (5)

 

 

Trong những năm viết văn làm thơ văn nghệ của tôi, tôi có không ít cảm xúc, ý thơ đến từ thân hữu, giới yêu thơ, các nhạc sĩ, ca sĩ, và bạn đọc bốn phương qua các điện thư, bài nhạc, bài thơ cũng như nhận xét, phê bình, chỉ bảo... để liên tục sáng tác đóng góp phần vào việc duy trì và phát triển văn học Việt Nam hải ngoại. Tôi xin chân thành cám ơn tất cả các diễn đàn, mọi người, các bạn đọc, các nhà thơ, các nhạc sĩ, ca sĩ đã giúp tôi niềm tin, đã giúp tôi đôi cánh để vững tiến trong công việc tìm tòi, khám phá và sáng tác giải trí xưa nay.

 

Nguyên Đỗ

 

--------------------------------------------------------------------------------

 

(1) Tài liệu lấy từ mạng Đặc Trưng và Trang Nhà của nhà thơ Luân Hoán

(http://www.dactrung.com)

(http://www.digital-info.com/luanhoan/00lh.htm)

 

(2) và (4) Tài liệu tham khảo từ trang nhà của ca sĩ Khánh Ly

(http://www.KhanhLy.com)

 

(3) Thi Trung Hữu Nhạc Hay Tương Quan Giữa Thơ và Nhạc Hà Huyền Chi

 

Tài liệu lấy từ Gia Trang của nhà thơ Hà Huyền Chi

(http://www.geocities.com/hahuyenchi).KhanhLy.com)

 

(5) Xin tham khảo Nhạc Phạm Anh Dũng mạng lưới Trinh Nữ

(http://www.trinhnu.net)


TRẦN MỘNG TÚ 


MỘNG THỦY


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét