Đối với George J. Veith, sau tác phẩm "Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-75" ("Tháng Tư Đen: Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Miền Nam Việt Nam, 1973-1975"), con đường vẫn còn phía trước! Ông thấy rất nhiều điều về Việt Nam Cộng Hòa cần được làm sáng tỏ. Những điều về kinh tế, chính trị, xã hội... của Miền Nam chưa từng được nhắc tới. Nỗ lực "Tay Súng-Tay Cày" hay tinh thần quốc gia của người Miền Nam cũng chưa từng được nhắc tới. Tám năm tiếp nối, Jay lại miệt mài tìm hiểu. Có một thời gian, ông phải bỏ việc làm chính để toàn tâm nghiên cứu. Kết quả, năm 2020, ông hoàn tất một tác phẩm mới, một nỗ lực "Trả lại Sự Thật cho Miền Nam",
<!>
tác phẩm có tên:
Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam's Shattered Dreams
(Tạm dịch: Đấu Kiếm Nơi Vùng Đất Xa: Những Ước Mơ Tan Vỡ Của Miền Nam Việt Nam)
Một quan điểm thâm căn cố đế: "Hà Nội được ban cho chủ nghĩa dân tộc, còn Sài Gòn được định là phải thua." Và sự sụp đổ thảm hại của Miền Nam tháng Tư 1975 dường như chứng minh quan điểm trên là đúng và, do đó, chẳng có gì cần bàn cãi thêm.
Thế nhưng, Miền Nam Việt Nam có riêng câu chuyện của họ nhưng lại bị bỏ qua. Đó là câu chuyện của Những Ước Mơ, như tâm sự của một người Miền Nam: "Chúng tôi có rất nhiều ước mơ: ước mơ tự do, ước mơ độc lập, và ước mơ ấm no cho toàn dân. Còn Cộng Sản thì chỉ có độc nhất một mong muốn, đó là dành lấy chiến thắng bằng mọi giá."
Kết quả, mặc dù chiến đấu kiên cường bất khuất, Việt Nam Cộng Hòa đã thua trận trước khi quốc gia non trẻ này hoàn thành việc phát triển nền tự do-dân chủ mà họ mong muốn.
Giờ đây, lịch sử phải xem xét lại những con người ấy với một cách nhìn công chính hơn.
Nguồn: Haingoaiphiemdam
Trước hết, xin trân trọng ngỏ lời hâm mộ tác giả George J. Veith người trí thức Mỹ với sự hiểu biết sâu sắc về Chiến tranh Việt Nam và trên hết là sự công minh chính trực của một người Mỹ lương thiện.
Người Việt Nam có câu thành ngữ:
Mất Đất mà còn giữ được Lòng Người là Thắng
Chiếm được Đất mà mất Lòng Người là Thua
Đối với Dân tộc Việt Nam, câu chuyện thắng thua giữa Tinh thần Dân tộc – Nhân bản Việt Nam Cộng Hòa và tính cọng sản quốc tế Phi Dân tộc – Phi nhân của cái gọi là cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN ngày nay đã rõ ràng:
Lòng người Dân Việt vẫn ở với Việt Nam Cộng Hòa
Việt Nam Cộng Hòa Dân tộc – Nhân bản vẫn là Mơ ước khôn nguôi của dân Việt
Việt Nam Cộng Hòa vẫn ở trong lòng người dân Việt
30 tháng tư: TINH THẦN VNCH BÀNG BẠC TRONG KHÔNG GIAN
Nhớ ngày 30 tháng tư năm ngoái, 2014, một toán mươi chị em phụ nữ Miền Nam bị cường quyền cào nhà, cướp đất, tục gọi là dân oan, tụ họp trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ đường hoàng trương biểu ngữ giống như câu đối:
Việt Nam Cộng Hòa cấp nhà đất cho dân
Cộng sản cướp nhà cươp đất của dân
Tháng 2, 2015, gia đình 3 người ở Thạnh Hóa, Tân An, lẫm liệt chống cự cả bầy đoàn khuyển ưng khuyển phệ cường quyền cưởng chế cướp đất. Cha cầm gậy đứng chực hờ kháng cự. Con 14 – 15 tuổi, tay cầm búa, tay cầm liềm thách thức bọn búa liềm cộng sản. Mẹ lớn tiếng hô vang:
Đả đảo cộng sản - Việt Nam cộng Hòa muôn năm!
Sáng sớm ngày 20/4/2015, bà con tiểu thương chợ Đầm (Nha Trang) lại tiếp tục biểu tình phản đối dự án xây mới chợ Đầm Tròn và phản đối sự thiếu minh bạch trong phân chia lại khu vực kinh doanh.
Đặc diểm là các biểu ngử đều mang NỀN VÀNG – BA HÀNG CHỮ ĐỎ, biểu tượng Quốc kỳ Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa.
Nguyễn Viết Dũng và thể chế Việt Nam Cộng Hòa: “ Nguyễn Viết Dũng sinh ngày 19 tháng 6 năm 1986, là con trai duy nhất trong gia đình có 4 anh em của ông Nguyễn Viết Hùng và bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, ở xóm Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
… Trong hành trình tham gia cùng nhiều người thúc đẩy tự do, dân chủ cho Việt Nam, Nguyễn Viết Dũng đã tìm hiểu về nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, và nhanh chóng nhận ra những ưu điểm, sự văn minh, nhân bản của thể chế Cộng Hòa. Từ đó Dũng khát khao xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng văn minh, nhân bản theo thể chế Cộng Hòa. Để đạt được mục tiêu này, Dũng tập trung đấu tranh đòi Đa đảng, Tam quyền phân lập tại Việt Nam.
… Ngày 30/4/2014 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa (cờ vàng ba sọc đỏ) lần đầu tiên được treo trên nóc nhà Dũng tại Nghệ An.
… Ngày 2/4/2015: Dũng chính thức thông báo trên Facebook về việc thành lập Đảng Cộng Hòa và nhóm Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 12/4/2015: Nguyễn Viết Dũng cùng 4 bạn trẻ trong trang phục áo đen, trước ngực có hình con Ó Vàng – Biểu tượng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đến 11h cùng ngày, khi buổi tuần hành kết thúc, nhóm của Dũng tách đoàn đi về thì bất ngờ bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ.
Lược qua những sự kiện kể trên để khái quát về sự tiến triển của việc biểu lộ tinh thần Chánh Nghĩa Quốc gia - Dân Tộc, tinh túy của hai nền Việt Nam Cộng Hòa từ những nông dân chơn chất Miền Nam lan dài ra mãi tận Thanh – Nghệ – Tỉnh, miền Bắc. Tinh thần VNCH ấy được biểu lộ từ trong hành động chống cường quyền cưởng chế cướp nhà, cướp đất, cướp chợ của giới nông dân, tiểu thương đến ý thức chánh trị của giới trẻ miền Bắc.
Đặc điểm trội yếu là các sự kiện đều diễn tiến trong thời điểm THÁNG TƯ ĐEN trước thềm Ngày 30 Tháng Tư QUỐC HẬN.
Niềm mong ước thiết tha là đồng bào các giới trong nước thổi bùng lên tinh thần Dân tộc – Nhân bản của Chánh nghĩa Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa từ Nam chí Bắc tụ thành giông bảo, đánh đổ nền chuyên chế toàn trị phản nước, hại dân việt cộng, chấm dứt một giai đoạn tối tăm trên trang thanh sử Việt.
Tinh thần Dân tộc Nhân bản Việt Nam Cộng Hòa
vẫn là MƠ ƯỚC khôn nguôi của người dân Việt
Ước mơ Nước Việt Khiêm hòa - Nhân ái
Tôi có một Ước mơ
Mai sau dứt họa Đêm trường cọng sản
Toàn dân Việt xây dựng lại Quê Mẹ Việt Nam
Trên NỀN TẢNG TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC - NHÂN BẢN - KHAI PHÓNG
Mang BẢN SẮC NHÂN NGHĨA GIỐNG NÒI LẠC LONG
Giao thừa trên đất Mỹ, không hương trầm hoa quả, nhớ về quê mẹ ngày xưa. Ngày xưa, tình làng nghĩa xóm ấm êm, ngày nay không còn nữa. Đạo lý, cương thường lạc mất tiêu. Chỉ biết tranh giành, chụp giựt cầu sống!
Nhớ tiếc về hai nền Việt Nam Cộng Hòa non trẻ hăm hở thực thi dân chủ hướng về một thể chế mang bản sắc Dân tộc.
Lời mở đầu Hiến Pháp Đệ nhất VNCH lẫm liệt viết:
" Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân đảm bảo;
Tin tưởng ở sự trường tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;
Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;"
Đây là nét bản sắc dân tộc: Việt có nghĩa là vượt. Vượt lên trên là siêu việt. Mục đích của mọi hoạt động Quốc gia phải là hoàn thiện tính siêu việt của giống nòi Lạc Việt.
Những ngày cận tháng tư đen tối, khi giặc cọng áp sát chân thành, hàng môn đệ Quốc gia Hành chánh còn tụ họp nhau luận bàn về " Pháp trị hay Đức trị? " - " Phụ mẫu chi dân hay Dân chi phụ mẫu?"
Hồi đó, gã chức việc trẻ còn bận chạy đôn chạy đáo, vừa lo việc an ninh vừa lo nuôi ăn trên hai vạn đồng bào nơi " Trung tâm Khẩn hoang - Lập Ấp " Thái Thiện, một vùng đât cheo leo giáp ranh hai tinh Biên Hòa - Bà Rịa nên không về dự được.
Ví như mà gã chức việc gốc nhà quê xứ Thủ mà về dự được thì chỉ xin vắn tắt dôi lời:
- Pháp trị thi nghiêm ngặt, gò bó.
- Đức trị thì cao xa, miên viễn.
Chi bắng ta chọn giải pháp trung dung:
NHÂN TRỊ có Lý có Tình.
Lấy con người làm trung tâm bản vị:
Đầu đội Trời - Chân đạp Đất
" Đất nứt Ta ra Trời chuyển động
Ta thay Trời vỡ Đất rộng mênh mong
Trời - Đất - Ta đầy đủ Hóa công "
Đó là theo đạo lý Tam Tài - Trần Cao Vân
Còn như theo đạo lý Tề gia - Trị quốc
Ức Trai Nguyễn Trãi thì:
- Trong Tề Gia, thực thi nhân đức:
"Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng trông nom,
Thấy người già yếu ốm mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.
Trời nào phụ kẻ có nhân,
Người mà có đức, muôn phần vinh hoa.
( Nguyễn Trãi gia huấn )
- Trong Trị Quốc, thực thi Nhân Nghĩa:
" Đem Đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy Chí Nhân mà thay cường bạo "
( Bình Ngô Đại Cáo )
Đó là nói theo từ chương hoa mỹ.
Còn như nói theo kiểu bình dân
như lời mẹ dạy:
Mẹ tôi là thôn nữ
Chữ nghĩa không bao nhiêu
Chỉ dạy con hai điều:
Một là không được dối trá
Hai là " Sống cho có Nghĩa có Nhân "
Nhân là tình thương ở trong lòng
Nghĩa là Lẽ phải ở đời
Đem tình thương ở trong lòng
Ra đối đãi với người cho phải lẽ
Đó là thực thi nhân nghĩa:
Người với người đối đãi nhau
Bằng Tình thương và Lẽ phải
Xử sự có Lý có Tình
Tình làng - Nghĩa xóm ấm êm
Pháp luật có đó mà không dùng tới
Có pháp luật mà cũng như không
Xã hội Việt tộc sống chan hòa THONG DONG
Thong dong còn hay hơn Tự do
Vì không bị Pháp Luật gò bó
Đó là giấc mơ thực thi đạo lý Nhân - Nghĩa của gã chức việc trẻ Việt Nam Cộng Hòa mà vì ách xâm lăng bạo ngược của hồ tinh bác cụ mà nửa đường đứt gánh!
Còn như ngày nay, giữa lúc chế độ sói lang việt cọng vô pháp vô thiên:
- Bên trong " Tự Thực Dân " áp bức bốc lột người dân " còn cái lai quần cũng ăn " ( chữ của phó chủ tịt cuốc huôi vẹm )
- Bên ngoài " hán ngụy " nhắm mắt để cho chệt khựa thực thi sách lược " Tàm thực " gặm nhắm biển đảo, đất đai, phá hoại văn hóa, ngôn ngữ, biến nước Việt thành đất phụ dung, đồng hóa dân Việt.
Trước họa mất nước, diệt tộc nhản tiền, những ai còn chút lòng thao thức vì vận nước, hãy mạnh dạn kêu lên tiếng báo nguy, hô hào, cổ võ cuộc vận động cách mạng giải trừ chế độ phản nước, hại dân việt cọng để mở đường cho công cuộc phục hồi đạo lý dân tộc, tái thiết xã hội Việt vươn lên giá trị siêu việt của giống nòi Lạc Việt.
Tha thiết ước mong một mùa Xuân mới trên Đất Việt mến yêu.
Nguyễn Nhơn
( Đêm trừ tịch Xuân Mậu Tuất )
2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét