(China, India, Indonesia, Bangladesh, Vietnam, Thailand, Burma, Philippines, Japan – Steph Wright, “Largest Rice-producing Countries,” World Atlas, July 23, 2020.)
Phần ghi chú tiếng Pháp và tiếng Anh để cho rõ nghĩa thêm và cho sinh viên đa ngữ muốn giải thích một tục ngữ Việt cho bạn sinh viên ngoại quốc. Để trong ngoặc vuông brackets là lời bàn vui của người viết về một tục ngữ để bài viết bớt khô khan, tuyệt nhiên không phải để tranh biện.
I. Trâu ta khác trâu Mỹ
Trâu ta gọi là Water Buffalo (trâu nước) khác với Bison (American buffalo) đúng ra là bò rừng Bắc và Nam Mỹ.
Con Bison thường gọi nhầm tên là American buffalo hay American bison.
Con
bison gắn liền với Văn hóa thổ dân da đỏ Native Americans xưa đã sống tại Bắc
Mỹ và Canada trước khi người chuyên săn thú, hoặc những nhà thám hiểm, tới tìm
đất lập nghiệp. Họ săn bắn bisons để lấy da ở miền Tây như Wyoming, Arizona, North
và South Dakota trong thời lập quốc của Hoa Kỳ.
Chủ đề Khai Phá Miền Tây How the West Was Won và Vùng Biên Cương Khi Lập quốc
American frontiers đã được những phim Wild Wild West Miền Tây Hoang Dã tả trong
phim ảnh và văn chương về các thổ dân người da đỏ và việc lập đất mới của người
da trắng và các dân da màu khác. Đây là một đề tài hấp dẫn cho thanh thiếu niên
Hoa Kỳ và ngoại quốc, nhưng cũng là những trang lịch sử di dân của người Mỹ thời
lập quốc, và những trang sử buồn của người thổ dân da đỏ.
(Xem
thêm: American Frontier U.S. History (Britannica.com from the Editors of
Encyclopaedia Britannica)
Trâu rừng Phi Châu (Cape buffalo), sống từng đàn, có tình đoàn kết, thường thì hiền hòa nhưng khi bị tấn công cũng biết chống trả kẻ địch. Còn biết bảo vệ trâu con (nghé). Có thể bị sư tử vồ nếu lạc đàn hay lẻ loi hay bị thương, hay bị nhiều sư tử lừa cho chạy khỏi đàn rồi con thì nhẩy lên ngoạm cổ, hay mông, con thì cắn chân khiến trâu ngã nghiêng xuống. Khi hung dữ, trâu biết bảo vệ bạn hay nghé trong đàn bằng cặp sừng nhọn và với sức mạnh có thể hất tung hay đâm thủng sườn sư tử hay hổ.
Trâu đã thuần có tình, biết nhớ đường về nhà, và chịu khó làm việc. Người nuôi trâu biết rõ trâu cũng có tình thân, như khi con nghé đẻ ra, người chủ phải ôm nó vì nó cứ đòi theo trâu mẹ để đi chung với bầy. Từ ngoài đồng về nhà, trâu biết nhà chủ ở trong xóm, tự biết đường về nên có câu tục ngữ: Lạc nhà nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu.
-Trâu được thuần hóa (domesticated), để làm việc nhà nông, tuy chậm nhưng khỏe và chịu cực nhọc, giúp nhà nông cầy bừa, kéo xe, chở đồ đạc hay nông sản khác.
Hình 1: hình con trâu (buffalo)
-Trâu
còn được coi như vật để tế thần. Đời nhà Lý, vào năm 1117, để bảo vệ và khuyến
khích nghề nông, vua Lý Nhân Tông cấm giết trâu bò bừa bãi: ai mổ trâu bị phạt
80 trượng và người phạm tội phải làm người hầu trong quân đội.
-Trâu nước thuộc loại Trâu bò (Bovidae), loài Nhai lại (Ruminantia), nhóm Sừng rỗng (Cavicornes), thuộc bộ Guốc chẵn (Artiodactyla), Thú có vú (Mammalia), không có răng hàm trên, phần lớn sống ở Nam Á, Đông Nam Á, và miền bắc Úc. Trâu thuần dương, tức trâu nhà, được nuôi ở vùng nhiệt đới Châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi. Có người cho rằng trâu chỉ có một loài Bubalus bubalis với ba phân loài. Trâu châu Phi thuộc loài Syncerus, và trâu châu Á gọi là Bubalus.
Riêng
loại Bubalus bubalis lại chia làm ba loài là: trâu sông “river buffalo” (bubalus bubalis) ở Nam Á; trâu đầm “swamp buffalo” (Bubalus carabanesis)
ở Đông Nam Á, và trâu rừng Á châu (B.
Bubalis arnee).
Châu Á là đất gốc của loài trâu với 95% tổng số trâu trên thế giới. Tính đến 1992 Á châu có 141 triệu con trâu, gần một nửa sống ở Ấn-Độ. Trâu nuôi ít tốn kém vì phần lớn chỉ ăn cỏ và có sức khỏe để cầy ruộng, lấy thịt và sữa (sữa trâu rất nhiều chất béo). Việt Nam tuy nhiên ít ăn thịt trâu vì phải dùng trâu để cầy bừa.
Hình 2: bò rừng bison hay ‘trâu’ Bắc Mỹ
Như đã đề cập, châu Mỹ không có trâu như ta hiểu là water buffalo, nhưng có con “bison” hay American bison, hay còn gọi là “American buffalo” là giống bò rừng xưa sống từng đàn ở Bắc Mỹ, nay không còn nhiều. Bò rừng sừng ngắn, bướu gồ, chạy nhanh thuộc họ bovidae, chi (genus) bison, loài (species) bison. Người đầu tiên gọi tên buffalo là Samuel de Champlain (1567-1635), một nhà thuộc địa, hàng hải, họa đồ, ghi chép sử, và ngoại giao người Pháp, người khám phá ra Québec và New France (Nouvelle-France). Champlain dùng chữ “buffalo” để chỉ những con bò rừng bison mà ông mượn từ chữ Pháp “buffle”. Đây là một sự đặt nhầm tên (misnomer) ban đầu, nên từ 1625 tên bison được đưa vào từ điển của các loài động vật có vú đẻ con và nuôi con bú. Từ đó tên American buffalo dễ bị lộn với trâu Phi Châu và trâu Á châu. Bò bison Châu Mỹ sống lâu vào khoảng 20 năm và khi sinh ra không có sừng hay “bướu,” đặc trưng của chúng. Trưởng thành khi được 2-3 tuổi, con đực lớn nhất có tính thống lĩnh cao trong mùa sinh sản.
Lông
con bison đổi mầu theo mùa: đen vào mùa đông hay nâu nhạt vào mùa hè. Móng guốc
(lừa, bò, trâu, dê, ngựa, cừu, hươu, nai, linh dương, lạc đà, hà mã) tức là
loài dùng móng để duy trì sức nặng cơ thể.
Từ đó có sự dễ nhầm lẫn giữa bò rừng Mỹ bisons và trâu nước Á châu (water buffaloes). (Nguồn: vi.wikipedia.org under “TRÂU”)
Tóm lại, có ba cách phân biệt, 1. Con bison có bướu gồ; trâu không có; 2. Bison lông nhiều, trâu ít lông; 3. Bison sừng rất ngắn; trâu sừng dài và cong hay tà.
II. Trâu nào tên
ấy
Con trâu cái thì gọi là trâu nái (she-buffalo, buffalo cow); con trâu còn bé từ vài tháng đến một hai tuổi thì gọi là nghé (bufallo-calf). Tiếng Pháp, con nghé gọi là bufflon hay buffletin; còn con trâu cái gọi là bufflonne hay bufflesse. Trâu mộng là trâu đã bị thiến (gelded buffalo). Nhóm chữ “trâu ngựa” không phải là “trâu và ngựa” mà nghĩa bóng chỉ “kiếp tôi đòi” phải làm việc nặng nhọc ngày trước: slaves. Trâu ngố: giống trâu lớn; trâu gié: giống trâu nhỏ. Trâu trắng hay trâu cò: trâu lông trắng. (Trâu trắng đi đâu mất mùa đấy- tục ngữ (Việt Nam Tự Điển). Còn chữ “Ông Trâu” là chỉ chức “Hiệu quan binh đời xưa,” (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của (Saigon: Imprimerie Rey, Curio, 1895, Tome II, p. 475.)
“Con tâu tắng buộc bụi te tụi ăn no tòn như cái tống teo.”
(Con trâu trắng buộc bụi tre trụi ăn no tròn như cái trống treo)
Đây là câu dùng làm bài tập luyện phát âm hai âm địa phương dễ đọc nhầm [tr/t] như một tongue twister cho học sinh.
Trâu cổ: trâu đực to con, vai rộng cổ lớn thật mạnh. (Bộ như trâu cổ mà ninh cái áo của người ta cho rách! (Việt Nam Tự Điển Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ); Trâu cui: trâu sừng tà và mọc trở xuống, sức thật mạnh. (Thành ngữ Mạnh như trâu cui, VNTĐ). Cũng phân biệt với loại “trâu nước”: loại “trâu” to con, chân ngắn da dầy, đầu to, sống dưới nước thường hơn trên bờ, thực ra là con hà mã hippopotamus sống ở châu Phi).
Từ chữ “Ngưu” là trâu đến “Sừng trâu” và “Giải nguyên”
Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh giải thích rằng: chữ Hán khi nói đến chữ ngưu ta thường nghĩ đến nghĩa “trâu” nhưng nên phân biệt: ngưu nghĩa là bò và cũng nghĩa là trâu, và để phân biệt:
Chữ Hán có chữ dác chỉ cái sừng thú. Gốc từ tích đó mà người thí sinh đỗ đầu kỳ thi Hương (kỳ thi liên tỉnh) có điểm cao, qua lọt tứ trường, gọi là cử nhân, người chỉ qua ba trường là tú tài. Người thủ khoa trong số cống sĩ gọi là “ngưu dác tiên sinh” hay giải nguyên. (First on the list of the second degree examination, valedictorian). Cụ Đào phân tích: trong chữ giải thì một bên là chữ dác một bên là chữ ngưu.
Trong lịch sử, học vị giải nguyên có người đỗ rất sớm nhưng cũng có người đỗ muộn. Những nhân vật đỗ giải nguyên khi tuổi còn rất trẻ có Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử cố vấn cho vua Quang Trung Nguyễn Huệ), đỗ giải nguyên năm 21 tuổi, Lê Quí Đôn (soạn Bách khoa từ điển, Vân Đài Loại Ngữ, Đại Việt Thông Sử) 18 tuổi, Nguyễn Khuyến 30 tuổi, Nguyễn Công Trứ 42 tuổi, Thủ Khoa Huân 22 tuổi, Phan Bội Châu 24 tuổi… (Nguồn: vi.wikipedia.org under “Giải Nguyên”)
III. Con Trâu Gắn Liền Với Đời Sống Nông gia Việt
Hinh 3: Tranh “trâu đầm” của họa sĩ Văn Đen
Trâu ra ngoài
ruộng trâu cày với ta.
Cày cấy vốn nghiệp
nông gia,
Ta đây trâu đấy ai
mà quản công.
Bao giờ cây lúa
đầy bông,
Thì còn ngọn cỏ
ngoài đồng trâu ăn.
Buffalo, listen to me:
Let’s
go to the field and do some plowing together
Tilling
and rice planting are basically a farmer’s job
I’m
here and you’re there, neither you nor I mind hard work
Once
the paddy buds and blooms
There
will be grass in the field for you to graze your fill.
(Translated by PTL)
-Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã “thi vị hóa” công việc của một em chăn trâu. Ở nhà quê ngày xưa, em bé nhà nghèo được giao cho trách nhiệm vừa săn sóc, cho trâu ăn cỏ và tắm cho trâu trước khi dắt về chuồng.
Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Đầu đôi nón mê như lọng che. Tay cầm cành tre như roi ngựa. Ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ… (Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị)
Hình 4: em bé ngồi trên mình trâu
Hình 4B: ván khắc tranh Đông Hồ mục đồng ngồi trên mình trâu
Sáng
tác nhạc Phạm Duy
Em Bé Quê. Sáng tác của
Phạm Duy.
“Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn
trâu sướng lắm chứ…”
Source: (nhacvangbolero.com)
(Xin
vào Google gõ hàng chữ “Em Bé Quê nhạc Phạm Duy youtube”)
-Phải tậu trâu đã rồi mới lấy vợ làm nhà!
Tậu trâu cưới vợ làm nhà
Ba
công việc ấy lọ là khó thay!
(ca
dao)
Purchase a buffalo, marry a girl, and build a house
These
are three tasks, quite difficult for a man to fulfill.
(Translated by PTL)
Phải có trâu thì mới có con vật cần thiết cho nhà nông trong việc cầy bừa hay chuyên chở vật nặng. Rồi phải làm nhà thì mới có tổ ấm cho vợ chồng mới ở và sinh con đẻ cái, nếu không muốn ở nhờ nhà cha mẹ chồng. “Cưới vợ” xếp sau “tậu trâu” không có ý làm giảm tầm quan trong của việc lấy vợ.
Không trâu, không
hoa quả, đậu mè
Lúa gặt cất lên đà
có trâu xe,
Lúa chất trữ, lại
để dành trâu đạp.
Từ tháng giêng cho
đến tháng chạp,
Kể xuân, hè, nhẫn
đến thu, đông,
Việc cầy bừa, nông
vụ vừa xong,
Lại xe gỗ, dầm
công liên khói,
Bất luận xe rào xe
củi,
Nhẫn đến loài phân
bổi, tranh tre.
Hễ bao nhiêu nhất
thiết của chi,
Thì đã phú mặc
trâu chuyên chở.
(Lục Súc Tranh Công, câu 37-48)
I, Buffalo, give them their grains, their silks--
without me,
Buffalo, no fruits, no nuts!
It’s I who’ll haul
the stalks of rice they’ve cut;
it’s I who’ll
thrash the sheaves they’re piling up.
From the first
moon until the last,
from spring to
winter, all year around,
as soon as farming
work is done,
I cart all things,
enjoying not one break.
Branches for
hedges, wood for fuel,
twigs, thatch, bamboo,
manure—
Take anything that
must be moved:
It falls on me to
carry all.
Chồng
cày vợ cấy con trâu đi bừa
(In the upper field, and in the lower field
The
husband and the buffalo are plowing,
then
harrowing for soil planting
making
the rice bed ready for the wife to transplant seedlings in.
(Translated by PTL)
-Tranh sơn mài tứ thời tả cảnh thanh bình ở đồng quê
Ngư
- Tiều - Canh - Mục
Fishing
- wood cutting & collecting - Rice planting – herdsboys on buffalo flying a
kite
Hình 5: tranh sơn mài “ngư tiều canh mục” (nguồn:www.sỉeuthitranh.net)
Cảnh đàn trâu chiều hôm từ ngoài đồng bước về thôn:
-Đàn Trâu
Ngày đã xế, bóng chiều đi chầm chậm..
Ít nắng tà dừng
lại các cành cây
Mặt trời hôm gần
khuất dưới chân mây
Như một chiếc
chiêng vàng đương bốc lửa
Trong ánh sáng hoàng hôn màu úa đỏ
Đàn trâu về thủng
thỉnh bước trên đê
Những cặp sừng cúi
thấp nặng nề lê
Những chân bước lừ
đừ như quá mỏi
Những chiếc đuôi
hiền lành se sẽ đuổi
Nhưng con ruồi mê
ngủ bám bên hông
Hình sao Hôm trắng
toát hiện trên không
Như giọt nước
trong rơi trên luống cỏ
Hơi sương tím chân
trời tha thướt phủ
Nhưng hình đen lần
lượt kéo vào thôn
Tiếng chuông chùa
gọi với ánh hoàng hôn
Liềm trăng bạc đêm
hè nâng lấp ló
…Đoàn Văn Cừ, 1943 (Nguồn: Thivien.net)
(1) Đồ Sơn Hải Phòng
(còn
gọi là Đấu ngưu, mồng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm)
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng
chín tháng tám chọi trâu thì về.
Dù
ai buôn bán trăm nghề,
Mồng
chín tháng tám nhớ về chọi trâu.
(vi.m.wikipedia.org under “Lễ Hội Chọi Trâu Đồ Sơn)
Hình 6: chọi trâu
(tháng
giêng mười bảy)
Diễn
ra tại xã Hải Lựu huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc, từ 16 đến 17 tháng giêng âm lịch.
Đây được coi là Hội chọi trâu cổ xưa nhất tại Việt Nam, theo truyền thuyết đã có
từ đời nhà Triệu do tể tướng Lữ Gia đặt ra...
Dù ai đi đâu, ở đâu,
Tháng
giêng mười bảy chọi trâu thì về
Dù
ai buôn bản trăm nghề
Tháng
giêng mười bảy nhớ về chọi trâu
(Nguồn: vi.m.wikipedia.org under “Lễ Hội chọi trâu Hải Lựu”)
IV.-Trâu trong văn chương: Lục súc tranh công
(Trâu-chó-ngựa-dê-gà-lợn
(Heo)—Ngưu khuyển mã dương kê thỉ. Tác phẩm được ghi xuất hiện ở thế kỷ 18, tác
giả vô danh.
Quarrel of the six beasts (anonymous)
Trâu kể công khó nhọc đầu tiên:
-Nỗi cực nhọc của trâu: The Buffalo’s hard labor
Lóng canh gà vừa mới gáy tan,
Chủ đã gọi thằng
chăn vội vã.
Dạy rằng: Đuổi
trâu ra thảo-dã,
Cho nó ăn ba miếng
đỡ lòng.
Chưa bao lâu thoắt
đã rạng đông,
Vừa đến buổi cày
bừa bua việc,
Trước cổ đã mang
hai cái niệt, (dây to buộc ở cổ trâu)
Sau đuôi thêm kéo
một cái cày.
Miệng đã dàm, mũi
lại dòng dây,
Trên lưng ruồi bâu
dưới chân đỉa cắn.
(Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, pp. 41-42)
than summoning the
herdboy up,
the Master tells
him, ‘Drive the Buffalo
to pasture now and
let him graze a bit.’
But all too soon
the east glows red—
it’s time to toil,
to labor hard.
In front two ropes
coil round my neck;
behind I have to
pull a plow.
A bridle ties my
mouth, a rope my nose.
Flies swarm my
body, leeches prick my legs.
(Huỳnh
Sanh Thông, The Quarrel of the six
beasts, lines 15-24, from
An
Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twentieth
Centuries.
(New Heaven and London: Yale University Press, 1996), p. 360.
Trâu trách ông chủ quên truyện vua Tề rằng một hôm nhìn người ta dẫn trâu đi giết lấy máu bôi chuông cho chuông được vang, vua thấy trâu có vẻ buồn bã nên động lòng thương ra lệnh thả trâu ra và dùng dê thế vào (xem note 7). Khi về già trâu còn được chủ Điền tử khuyên con giữ lại nuôi cho hưởng tuổi già chứ không bán.
Không nhớ thuở bôi chuông đường hạ.
Ơn Tề vương vô tội
bảo tha,
Tưởng chừng khi
sức mỏi tuổi già,
Cảm Điền tử dạy
con chớ bán.
Lời cổ nhân còn
dặn
Sao ông chủ vội
quên?
The king of Ch’i
reprieved an innocent.
When old and
feeble, I shall bless T’ien-tzu
who bade his
children not to sell their beasts.
(lines
91-84)
They’ll say, ‘The Buffalo was Buddha once. (note 6)
Let’s set the
brute aflame and speed his soul
To Paradise!”
Phát đình liệu cho
hồn thăng thiên giới (lines
72-72)
Translator Huỳnh Sanh Thông’s notes:
Con
Trâu nhà Phật
Note
6:
According to Buddhist lore, there was in India a species of holy oxen (or
buffalo) whose blood was drunk for longevity: They were called Buddha-oxen
(HST, note 6, p. 374.)
Note 7: Bôi chuông đường hạ: (lấy máu trâu bôi vào chuông mới đúc để tiếng chuông được vang). According to a story in the Mencius, a Confucian classic, King Ch’i Hsuan once saw an ox (or buffalo) being led off to be slaughtered for the ritual anointment with blood of a newly cast bell. Taking pity on the beast, he ordered that it be spared and replaced for the sacrifice with a sheep (or goat). (HST, note 7, p. 374.)
Thập mục ngưu đồ: mười bức tranh chăn trâu nổi tiếng trong Thiền tông tương ứng với quá trình đưa tới giác ngộ:
Tìm
trâu - thấy dấu - thấy trâu - bắt trâu - chăn trâu - cưỡi trâu về nhà - quên
trâu còn người - người, trâu đều quên - trở về nguồn cội - thõng tay vào chợ.
Xem
thêm:
vi.wikipedia.org under “Thập mục ngưu đồ”
Mặt mũi trâu bị người dùng làm tiếng chê bai khinh bỉ:
-Đầu Trâu Mặt Ngựa
(Trong
truyện Kiều, khi gia đình Vương viên ngoại vừa đi đám giỗ về thì bỗng nhiên Vương
Ông và Vương Quan bị một bọn quan quân theo lệnh phủ đường tới bắt trói; sau biết
bị một tên bán tơ vu cáo đã chứa đồ bị ăn trộm.)
Cụ Nguyễn Du đã dùng bốn chữ dịch từ chữ Hán để tả cảnh bọn quan quân đột nhập vào nhà khám xét:
Người nách thước kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
(Kiều, verses 577-578)
With cudgels under arms and sword in hands,
Those fiends and
monsters rushed around, berserk.
(Translated by Huỳnh Sanh Thông, The Tale of Kiều, (Yale Univ. Pres, 1983), p. 30.
(Thúy Kiều ngồi một mình hận đã không giữ trọn lời hứa hôn với Kim Trọng và nhờ Thúy Vân thay mình cám ơn chàng đã thương yêu mình và hứa đền bù.)
Tái-sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc-mai
(Kiều, câu 707- 708)
But haunted by troth-incense we once burned,
I’ll be reborn a
beast and make amends.
(HST, The Tale of Kiều, 1983, p. 38.)
Nguồn gốc nhóm chữ “đầu trâu mặt ngựa”: Cụ Nguyễn Du--một dịch giả tuyệt vời--đã dịch thẳng từ chữ Hán “Ngưu Đầu Mã Diện,” literally “Bull-head and Horse-face”. Người Nhật dùng thành ngữ Ngưu Đầu Mã Đầu (Bull-head and Horse-head Gozu Mezu)
Nghĩa
bóng: a thug who treats others violently and roughly, ruffian, hoodlum,
hooligan.
en.wiktionary.org under “đầu trâu mặt ngựa”)
Ngưu đầu mã diện còn chỉ thứ quỉ đầu trâu mặt ngựa dưới âm phủ. (Hell, Hades)
-Ngưu lang Chức nữ: (The buffalo boy and the weaver maid)
Chàng
chăn trâu Ngưu lang và nàng dệt cửi Chức Nữ, cháu Ngọc Hoàng nên duyên chồng vợ
dù giai cấp khác nhau. Nhưng cả hai vì quá đắm đuối yêu nhau, bỏ bê cả phận sự
bị Ngọc hoàng phạt phải xa nhau.
[Cặp vợ chồng nào khi lấy nhau mà không ‘đắm đuối’ yêu nhau? Nếu có khác là ở mức độ và thời gian. Trời có bất công không? Hình phạt có quá nặng và quá lâu so với tội đã phạm không?]
Mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần là đêm mồng 7 tháng 7 âm lịch, gọi là đêm thất tịch; nhờ bầy quạ cắn đuôi nhau làm cầu bắc ngang qua dải Ngân Hà cho vợ chồng xum họp. Gặp nhau, vợ chồng khóc than kể lể, nước mắt chan hòa khiến đêm ấy thường có mưa dầm (gọi là mưa ngâu); quạ bị hai người bước qua rụng lông đầu trong tháng 7, do việc đội cầu mà ra vậy. (VNTĐ, quyển Hạ, p. 258)
Tục truyền tháng bảy mưa ngâu,
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền.
(Nguồn: vi.wikipedia under “mưa ngâu”. Thơ Trần Tế Xương, “Vịnh con Trâu”)
Chinese folk tale: A love story between Zhinu, the weaver girl symbolizing the star Vega and Nulang symbolizing the star Altar. After married they were so infatuated with each other that they neglected their daily duty. Banished to the opposite side of heavenly river (the Milky Way), once a year, on the 7th day of the 7th month of the lunar calendar, they were allowed to see each other. The magpies built a bridge for the couple to walk over to reach each other. They cried a lot so these days were called mưa ngâu.
Nhớ ai như vợ chồng Ngâu,
Một
năm mới gặp mặt nhau một lần.
(ca dao)
V. The Buffalo in proverbs Trâu trong tục ngữ
Le Buffle
(Nguồn: citation-celebre.leparisien.fr/citation/buffle)
-Tiens-toi à sept pas de l’éléphant, à dix du buffle, à vingt d’une femme et à trente d’un homme ivre.
(Proverbe
Indien)
Coi
chừng nên đi cách xa con voi bẩy bước, xa trâu mười bước, xa một bà hai mươi
bước, và xa một ông say rượu 30 bước.
[Trong câu khuyên trên, không hiểu mấy ông Ấn Độ có cách đo mức rủi ro hay sợ chuyện gì sẽ xẩy ra khi khuyên các chàng trai đi cách xa 20 bước một người đẹp Ấn Độ?
Còn mấy chàng trai
Ý hay Pháp ở thế kỷ trước có nghe lời khuyên Ấn Độ này đâu? Không! Các chàng—tuy
không giống như vua Trần Hậu Chủ, xưa dát vàng trên đường cho nàng Phan Phi
bước lên—nhưng huýt sáo, trầm trồ khen đẹp… khi Sophia Loren hay Gina Lollobrigida
hay Grace Kelly ‘bộ bộ sinh liên hoa’ mỗi gót sen bước đi…trên hè phố Rome hay
Paris hay trên thảm đỏ đại hội Cannes…]
-Trâu buộc ghét
trâu ăn
Ghen
tị, cùng một giai cấp hay một hoàn cảnh, người được ưu đãi hay hưởng lợi to bị
người khác ganh ghét.
Le buffle attaché n’aime pas le buffle qui broute.
(Proverbe
Vietnamien) (jalousie, envie)
The chained buffalo does not like the grazing buffalo.
-Trâu chết để da, người ta chết để tiếng.
Le buffle laisse sa peau en mourant, l’homme mort laisse sa
réputation.
(Proverbe
Vietnamien)
(Con trâu sau khi chết để lại bộ da (cho người làm mặt trống), con người sau khi chết còn để tiếng lại cho đời sau (ngụ ý khuyên sống sao cho khỏi mang tiếng.)
The buffalo leaves his skin while dying; the dead man leaves his reputation.
DƯỚI CHỦ ĐỀ “BUFFLE” CÂU PROVERBE TỤC NGỮ VIỆT NAM NÀY ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ “LE PLUS BEAU” (“đẹp nhất”) bởi website Citation Célèbre. Mạng này sưu tầm được 80,000 danh ngôn và 10,000 tục ngữ trên thế giới.
So sánh câu này với câu trong tiếng Anh:
Trong vở kịch Julius Caesar, sau khi Brutus cùng đồng bọn phản loạn đâm chết Caesar, và hùng hồn nói với người dân La-Mã lý do phải giết Caesar vì ngài có tham vọng, và vì Brutus yêu Rome hơn, thì đến lượt Antony bước ra nói:
The evil that men do lives after them
The good is oft interrèd with their
bones.
(Lời
Antony, Julius Caesar, hồi III, cảnh ii, dòng 77-78.)
Tiếng xấu, dẫu chết rồi, người đời nhớ mãi,
Danh
thơm, vừa nằm xuống, thiên hạ quên ngay.
(PTL phỏng dịch)
Le mal que font les hommes vit après eux
Le bien est souvent enterré avec leurs os.
(Jules César par William Shakespeare, traduit par M. Guizot (ebook project Gutenberg #15841, released May 17, 2005.)
Theo nguồn về tục ngữ bằng tiếng Pháp ghi bên trên, Việt Nam vốn xưa là nơi có một nền văn hóa lấy nghề nông làm gốc nên đã chắt lọc tinh tuý từ đời sống nhà nông để có một câu tục ngữ chỉ gồm có năm chữ thôi (Trâu buộc ghét trâu ăn) mà tả được lòng ghen tị của người đời và được mạng về tục ngữ thế giới chọn là “nổi tiếng nhất, và gọn nhất thế giới”:
-Quelle est la citation la plus célèbre sur “buffle”?
=>Le buffle attaché n’aime pas le buffle qui broute.
(citation-célèbre.leparisien.fr/citation/buffle)
(listofproverbs.com)
Của chua ai thấy cũng thèm
Em cho chị mượn
chồng em vài ngày?
Chồng em đâu phải
trâu cày,
Mà cho chị mượn cả
ngày lẫn đêm!
(ca
dao)
[Tình chị em thân thiết, cùng phái, có nhiều sở thích giống nhau, cùng chia sẻ ngọt bùi, nhưng cũng có …giới hạn. Hai chữ “nhà tôi” hay “nhà em” không chỉ có nghĩa ‘ngôi nhà của tôi’ mà còn ngụ ý trìu mến, sở hữu possessiveness, và…độc quyền
exclusiveness vì ‘cái
nhà đó’ là ‘sĩ diện’ của tui, là chồng tui...]
Củi mục bà để trong rương,
Hễ ai hỏi đến,
trầm hương của bà!
(ca
dao)
Ngưu tầm ngưu mã
tầm mã
(Trâu tìm trâu ngựa tìm ngựa; nghĩa bóng: những người cùng sở thích hay chí hướng thường kết bạn với nhau.
Birds
of a feather flock together.
Qui se ressemble s’assemble. (Petit Larousse, Proverbes.)
[Câu
sau đây - xin lỗi - đã ví một nàng con gái với con trâu nái, vì ngày xưa, nhà
nông nuôi trâu để cầy ruộng nhưng con trâu nái mỗi hai năm, có thể sinh con,
nên sau một thời gian, mang lại lợi tức cho người nuôi, nên các cụ ngày xưa, vì
quí cô con gái đầu lòng, đã “xếp hạng” cô cao hơn con trâu nái, dù xếp hạng cao
hơn, nhưng hành động xếp hạng ‘so sánh’ như thế, ngày nay cũng có thể chạm tự
ái các vị nữ lưu.
Thời nay politically correct, các bậc nam nhi chớ nên ‘dại dột’ mà bắt chước ví von như các cụ ngày xưa, kẻo …rước vạ vào thân!].
=>Nhưng mục đích câu tục ngữ này chỉ muốn nói sinh con gái đầu lòng là nhà có phúc, vì có thể nhờ vả nhiều, vì con gái đầu lòng thường được mẹ, cô hay dì dành nhiều thì giờ dạy dỗ cho thành người đảm đang, tháo vát, quán xuyến nhà cửa giúp cha mẹ, rồi khi lập gia đình, biết săn sóc chồng con, bố mẹ chồng và ruộng vườn, nhà cửa, giỗ chạp...
a
multi-tasking wonder woman!
Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng.
-Trâu sống không ai mà-cả, trâu ngã nhiều gã cầm dao: Lúc bình thường chẳng ai đoái hoài; khi có mối lợi thiên hạ xúm nhau tranh giành. (ĐNQÂTV, II, p. 475;VNTĐ, quyển Hạ, p. 352.)
-Trâu tìm cột (cọc) chớ cột không tìm trâu: Muốn nên việc cho mình chính mình phải đến cầu người chớ không phải đợi người đến cầu mình; muốn nên việc vợ chồng, người đàn ông phải lên tiếng trước; phải đến tỏ tình truớc; còn người đàn bà, cần giữ danh giá, phải tỏ ra lãnh đạm (sic) –(VNTĐ, quyển Hạ, p. 352.)
[Chao ôi! Giáo sư Lê Ngọc Trụ, đồng tác giả bộ Việt Nam Từ Điển, vị thầy đáng kính và là người dạy chứng chỉ Ngữ Học Việt Nam của người viết bài, chắc lo đám sinh viên con cháu của ngài ‘chậm hiểu’ nên sau khi giải nghĩa đen của thành ngữ “Trâu tìm cột” này rồi, ngài còn khuyên nam sinh viên phải “lên tiếng trước, phải tỏ tình trước,” còn các vị tiểu thư nữ sinh viên thì ngài khuyên phải “cần giữ danh giá, phải tỏ ra lãnh đạm.” Nhưng cứ ‘lãnh đạm’ mãi rồi thành ‘Trâu chậm uống nước đục’.]
-Cắt tiết gà đâu cần đến dao mổ trâu” (Tài lớn mà dùng vào việc nhỏ): Câu tục ngữ thông thường trong tiếng Việt, thực ra từ tiếng Trung Hoa trong Luận ngữ: Cát kê yên dụng ngưu đao. Mỹ cũng có câu hơi giống: Don’t burn the house to scare the mouse away. Đừng đốt cả ngôi nhà để xua đuổi một con chuột. (Do not use drastic measure when a small action will do) (Spears).
-Sáng tai họ điếc tai cầy
(Quick to respond to the “stop” command; but pretend not to have heard when the “go” command is given.)
Ngay
từ khi trâu còn nhỏ, người ta phải dành ra hơn một năm tập cho trâu đi cày hay
bừa cho thuần thục, biết nghe những lệnh căn-bản của người điều khiển, từ cách dạy
cho trâu đi thành đường thật thẳng cho luống cày khỏi bị vòng vèo tới tập cho
trâu nghe lệnh như “họ” (hay “hò” ở
miền Nam) là “ngừng” (whoa!), và “vắt”
hay “hí-ì” là “đi!”
Cụ Tam nguyên Yên Đổ, nhà thơ Nguyễn Khuyến, qua bài “Anh Giả Điếc,” diễu một ông bạn già, thấy gì có lợi cho mình thì nhanh nhẹn hưởng ứng ngay, nhưng còn điều gì bận đến mình thì vờ giả điếc như không nghe thấy; giống con trâu nghe tiếng “họ” là ngừng kéo cày liền.
Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo
ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng
ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày,
Lối
điếc ấy sau này em muốn học.
Tọa trung đàm
tiếu, nhan như mộc,
Dạ lý phan viên,
nhĩ tự hầu*.
Khi
vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu,
Khi
chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu,
Sáng
một chốc, lâu lâu rồi lại điếc.
Điếc
như thế ai không muốn điếc?
Điếc
như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi
anh, anh cứ ậm à!
(African
proverb)
(Trích) “When the major players embroiled in the trade dispute, the African countries could be hit particularly harder by the punitive tariffs.” Khi các cường quốc lớn bị lôi cuốn vào cuộc tranh luận về thương mại, thì những nước ở Phi Châu đặc biệt chịu thiệt thòi nhiều hơn vì thuế phạt.
American
proverbs/idioms
(source: Spears)/Slang
1.-Awkward as a bull in a china shop=very clumsy creature in a delicate situation.
Ex:
Reaching for an orange, he made several pyramids of fruit tumble down. Anh
chàng thật vụng về với tay lấy một quả cam mà làm đổ cả chồng trái cây xếp cao chót
vót.
(Richard
A. Spears, The McGraw-Hill Dictionary of American Idioms, 2005).
2.-Cock-and-bull story=made-up story that is a lie. Truyện xạo.
4.-Full of bull=full of hot air=full of nonsense. Oh, you can’t believe a word that guy says –he’s full of hot air. (Farlex Dictionary of Idioms). He’s full of beans. (Spears)
Không
tin được một lời anh ta nói, anh ta xạo hết chỗ nói!
5.-Take the bull by the horns=confront the problem head-on and deal with it openly.
Cương
quyết đương đầu với một vấn đề khó khăn.
6.-Throw the bull=to chat, to boast, nói chuyện phiếm, tán gẫu. You’re just thowing the bull. Can it. Lại nói tào lao rồi. Thôi! Đừng nói nữa!
Ít dùng) To buffalo=(động từ) to bully, frighten, intimidate, pressurize, threaten someone, đàn áp, gây áp lực, hăm dọa…
Ex: Don’t be buffaloed in negotiations. Khi thương lượng chuyện gì, đừng để đối phương lấn ép.
VI. Buffalo trong văn hóa bình dân Hoa Kỳ (American popular culture)
The Buffalo in American Indians and American Popular Culture
1.-Buffalo Bill tên thật là William Frederick ‘Buffalo Bill” Cody (1846-1917)
Quân
nhân Hoa Kỳ, hướng đạo viên quân đội, nhà săn bò rừng Mỹ bison, từng tham gia
các trận đánh nhau với thổ dân Da Đỏ, người bảo vệ đoàn chuyên chở thư tốc hành
Pony Express và cũng là một kịch sĩ diễn trò cho dân miền Tây xem, trong các vở
tuồng Buffalo Bill’s Wild West Show, và trong một thời gian ngắn có cả tù
trưởng Sitting Bull tham gia cưỡi ngựa trình diễn với thù lao năm 1885 lúc đó chưa
đến $50.
3.-Buffalo Bills as professional American football team ở Orchard Park, N.Y. tên đội banh bóng bầu dục nổi tiếng.
4. -Sitting Bull: tên vị tù trưởng
Da Đỏ bộ lạc Lakota Tatanka Iyotaka nổi
tiếng, (1831-1890), chỉ huy chừng 640 quân da đỏ đã thắng đoàn kỵ binh của Lieutenant
Colonel Mỹ George Armstrong Custer, và
giết vị tướng can truờng được binh sĩ phục nhưng kiêu và khinh xuất cùng 267 kỵ
binh Mỹ, trong trận đánh Battle of the Little Bighorn trong hai ngày June
25-26, 1876. (Britannica.com và
history.com)
Lời
than của tù trưởng Da Đỏ Sitting Bull, lãnh tụ bộ lạc Sioux: “Only seven years
ago we made a treaty by which we were assumed that the buffalo country should
be left to us forever. Now they threaten to take away from us also.” (Chỉ cách
đây có bẩy năm thôi chúng tôi đã ký một hòa ước theo đó miền đất của những
giống bò rừng sẽ vĩnh viễn dành riêng cho chúng tôi sinh sống. Bây giờ người ta
đe dọa sẽ cướp miền đất ấy của chúng tôi.)
8. -Buffalo wings:
món
chân gà chiên dòn có nước sauce, bọc bột, thêm gia vị cay paprika và ớt cayenne
pepper.
VII. Xin kết thúc câu chuyện vui đầu năm về con Trâu bằng một bức ảnh đẹp kèm theo lời chú thích của nhà nhiếp ảnh nghệ thuật Vũ Công Hiển chụp-- Tắm Trâu:
Hình 8: Tắm Trâu Hình của nhiếp-ảnh-gia Vũ Công Hiển
“Vào mùa nước nổi, khoảng tháng 9 đến tháng 11, bọn trẻ vùng Đồng Tháp Mười, Mộc Hóa thường dẫn trâu lên vùng cao ăn cỏ, chiều lại dẫn về, trước khi về chuồng chúng thường tắm cho trâu…một loài vật rất thích tắm, dù tắm nước hay tắm bùn. Trẻ và trâu rất thân nhau như mấy cô gái thành phố cưng con chó nhỏ. Chúng bảo trâu “Nằm xuống”, thế là trâu ngoan ngoãn nằm xuống…thế là tôi bấm.” (lời chú thích về ảnh của Vũ Công Hiển)
Cùng nên xem phim Mùa Len Trâu lấy cốt truyện trong cuốn tiểu thuyết phong tục của Sơn Nam nhan đề Hương Rừng Cà Mâu, trong đó tả vào mùa nước lụt, cỏ úng, người dân một số vùng ở miền Nam dẫn trâu đi tìm vùng đất cao có cỏ cho trâu ăn thường là về phía Tây.
Eng
: to immigrate, to transmigrate [cattle seasonally]. Fr : en transmigration
saisonnière [bétail] en pâture libre. Nguồn: Nguyễn Hy Vọng, M.D., Từ
Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (Vietnamese Cognatic Dictionary,
Dictionnaire Cognatique Vietnamien, Quyển 2, p. 839 (nxb Đất Việt, 1st ed. 2014)
Hình 9: bìa cuốn Hương Rừng Cà Mâu
Mùa Len Trâu Gardien de Buffles (2014).
Tài
tử: Lê Thế Lữ, Nguyễn Thị Kiều Trinh, Nguyễn Hữu Thanh, Kra Zan Sram
Trương
văn Bé, Nguyễn Anh Hoa, Nguyễn Thị Thâm ...
Music: Tôn Thất Thiết
https://ww.youtube.com/watch?v=edPOj4AFkHc
Hay vào Google gõ hàng chữ “Phim Mùa Len Trâu HD”
Trong những tháng sau hiệp định Genève 1954, khi thủ tướng Ngô Đình Diệm cùng chính phủ Mỹ và chính phủ Pháp và cơ quan viện trợ Mỹ USOM đã đưa nhiều trăm ngàn người di cư từ Bắc vào Nam, một tuần báo Mỹ--theo trí nhớ của người viết-- có lẽ là Time, đã đăng một bức hình một chiếc máy cày John Deere nằm trên cánh đồng trong một đêm sáng trăng tại Cái Sắn (?), một thí điểm của Tổng ủy Di Cư Tỵ Nạn cho người di cư mới lập nghiệp.
Hình ảnh chiếc máy cày của Hoa Kỳ qua Viện Trợ Mỹ như một con vật khổng lồ đối với người nông dân di cư suốt đời chỉ quen kinh nghiệm cày bừa bằng trâu, theo tác giả bài báo, là một biến đổi lớn và một niềm hy vọng vào một tương lai mới.
Và những hình ảnh của một nền văn hóa xưa lấy nông nghiệp làm gốc, dựa và sức trâu, trong tương lai dần dần thay đổi và chỉ tìm thấy trong những trang sử và qua ngôn ngữ truyền khẩu trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ ông cha để lại cho con cháu trong thời đại biến đổi vì kỹ thuật mới “smart technologies.”
PHẠM TRỌNG LỆ
(Viết
xong tại Virginia, November 28, 2020, sửa lại 12/15/2020).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét