Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 24 tháng 2 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 

Tưởng Năng Tiến – Bi Chừ Bên Nớ Ra Răng

https://drive.google.com/file/d/1I4pskErVenyaSC0MacCP4iUK7WybxPvT/view?usp=sharing

Từ lâu, tôi vẫn nghe thiên hạ nói ở đâu có khói ở đó có dân Tầu. Mới đây, tôi mới biết thêm rằng chỗ nào có người Tầu thì cũng có luôn cả người Việt nữa. Hôm rồi, tôi mới gặp một người đồng hương ở Viêng Chăn. Nhìn cái nón lá là biết đúng đồng bào của mình rồi, muốn sáp lại nói chuyện chơi nhưng bà chị ngó bộ không vui (đang “tâm tư” thấy rõ) nên đành thôi vậy.

Rời thủ đô nước Lào, tôi quá giang xe tải xuôi Nam. Tài xế dừng bánh ở Paske – một phố thị đông đúc, nơi giao lưu của sông Xe Don và Mê Kong – và nói tỉnh queo (y như thiệt) rằng “chỉ cần quẹo phải ngay nơi con đường phía trước chút xíu thôi là sẽ thấy khách sạn liền”.

<!>

 

Ts. Phạm Đình Bá  - Góp ý về đổi mới tư duy và sức mạnh để biết những gì bạn không muốn biết

 

23/02/2021

 

https://drive.google.com/file/d/1mFqwmLqXQhcaMgxu9GM24pBS-KapC92e/view?usp=sharing

 

 

Tuy nhiên, không một chế độ độc tài nào có thể loại bỏ được sự đàn áp.(5) Với việc thiếu sự đồng thuận của dân, các chế độ độc tài phải dựa vào công cụ đàn áp từ bộ máy an ninh. Trên thực tế, nhiều nhà độc tài không có nhiều thời gian để quyết định mức độ dựa vào bộ máy an ninh để trấn áp. Trong các chế độ đối mặt với sự chống đối đông đảo, có tổ chức và tiềm ẩn bạo lực, quân đội và an ninh là lực lượng duy nhất có khả năng đánh bại các mối đe dọa như vậy. Đối với các nhà độc tài trong những hoàn cảnh này, sự phụ thuộc chính trị vào quân đội và an ninh là cốt lõi của sự sống còn của lãnh đạo. Ví dụ gần đây nhất là các vụ việc đang xảy ra ở Miến Điện.

Bổ nhiệm tướng quân đội làm tuyên giáo, ông Trọng muốn chiến với ai?

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

24/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1wG4YBl1JY9ygX-EFAs4AaiE0JenBt68k/view?usp=sharing

Về mặt đảng, ông Trọng là tư lệnh cao nhất trong quân đội với chức chủ tịch quân ủy trung ương. Thông thường, chức trưởng ban tuyên giáo là ủy viên Bộ Chính Trị nhưng lần này ông Trọng chọn Thượng tướng quân đội VN ông Nguyễn Trọng Nghĩa thay thế ông Võ Văn Thưởng. Ông này chỉ là ủy viên trung ương đảng không phải ủy viên Bộ Chính trị. Đây là câu hỏi lớn về vấn đề bổ nhiệm bất thường này.

Khả năng rất cao là ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ được cơ cấu bào Bộ Chính Trị một thời gian nữa. Cũng giống như ông Nguyễn Văn Nên đã từng bổ về làm bí thư thành ủy TP. HCM hồi tháng 10 năm ngoái khi lúc ông này đang là ủy viên Trung Ương Đảng. Và sau đó là ông này chính thức vào Bộ Chính Trị, bởi ai cũng biết vị trí Bí thư TP. HCM phải là ủy viên Bộ Chính trị. Nay ông Nguyễn Phú Trọng cũng chơi bài y hệt như vậy với ông Nguyễn Trọng Nghĩa thì khả năng cao ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ được cơ cấu vào Bộ Chính Trị trong những lần hội nghị trung ương tiếp theo mà thôi.

Trần Công Lân - Tự Do Ngôn Luận?

11/2020

 

https://drive.google.com/file/d/1oy9sDr-Lm-ZX0QbUJc3SHrWCTgRW6CKu/view?usp=sharing

Trong hiến pháp của các nước dân chủ trên thế giới ắt hẳn quy định quyền tự do ngôn luận cho mọi người dân. Nhưng tại sao ở Mỹ nó trở nên để tài tranh cãi?

Vậy thì thế nào là tự do ngôn luận?

Hiểu đơn giản là: muốn nói gì thì nói.

Nhưng trong ngôn ngữ Mỹ (American English) thì (Freedom speech) có ý nghĩa gì?

Tại sao không phải là “freedom talk” hay “freedom say” hay “freedom speak”?

"Speech" (thường dịch là diễn văn) nghĩa là một bài nói chuyện ngắn có đầu đuôi, mục đích và ý nghĩa. "Speech" thường xảy ra trong các dịp lễ trao giải thưởng, tốt nghiệp, buổi tiệc thân mật của một tổ chức có sinh hoạt thường lệ hàng năm.

Những người Mỹ  tin rằng quyền nói lên suy nghĩ của họ cần được bảo vệ theo Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp. Nhưng như cố Thẩm phán Tòa án Tối cao Oliver Wendell Holmes đã chỉ ra, bảo vệ quyền tự do ngôn luận có nghĩa là bảo vệ không chỉ “tư tưởng tự do cho những người đồng ý với chúng tôi mà còn tự do cho tư tưởng mà chúng tôi ghét”.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Vaccine có ngăn chận lây nhiễm covid-19?

23/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1m6DJYgTqVuFlivSL6Yi49bfkz_fXU0Z0/view?usp=sharing

 

Nghĩ lại thấy nhiều biện pháp trong quá khứ đều có vấn đề. Vaccine thoạt đầu tưởng là giống như các vaccine truyền thống (tức ngăn ngừa lây lan cho người khác và chận sự xâm nhập của virus) nhưng hoá ra thì không hẳn như vậy.

Vậy mà nhiều nơi đã bàn chuyện ra cái gọi là 'vaccine passport' (vì lúc đó họ nghĩ vaccine sẽ bảo vệ 100% chống lây nhiễm). Thành ra, mới đây khi được hỏi về vấn đề vaccine passport, hiệp hội y khoa Úc (AMA) tuyên bố rằng không ủng hộ ý tưởng vaccine passport. Lí do là cho đến nay chưa có chứng cứ nào cho thấy vaccine có hiệu quả ngăn chận lây nhiễm.

Hi vọng rằng trong tương lai sẽ có thêm chứng cớ tích cực. Tuy nhiên, nghiên cứu để có chứng cớ đó thì lại rất khó, rất lớn, và rất tốn tiền.

 

Bốn công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?

The Economist explains How do different vaccines work?

Nguồn: “How do different vaccines work?”, The Economist, 09/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1SqGrLbLTSeCtPTeVxYH9DT4c7zJ_ICAW/view?usp=sharing

Khi cơ thể bị nhiễm một loại virus mà nó chưa từng gặp trước đây, hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu quá trình sản sinh ra các tế bào tấn công có khả năng tiêu diệt kẻ xâm nhập. Quá trình này cần cả thời gian và năng lượng, vì nó liên quan đến việc “thử – sai” đáng kể. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi trong nhiều ngày sau khi bị nhiễm virus mới. Nếu cơ thể chiến thắng, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ chiến lược thành công của nó, để các “trận chiến” trong tương lai mất ít thời gian hơn và các triệu chứng nhẹ hơn, hoặc thậm chí không tồn tại.

Trên thực tế, vắc-xin là chương trình huấn luyện quân sự cho hệ thống miễn dịch. Thay vì buộc hệ thống miễn dịch phải học cách giải quyết vấn đề trong một cuộc tấn công thực sự, vắc-xin thiết lập một cuộc tấn công giả để cơ thể thực hành. Vắc-xin thường sử dụng bốn kiểu tấn công giả, tất cả đều đang được triển khai để chống lại SARS-CoV-2.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 24 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/16PSqpHLH-bzlHbaR34pIWqpSQVEBLA-Q/view?usp=sharing

Ngô Nhân Dụng  - Tất cả chỉ vì chuyện chính trị

24/02/2021

https://drive.google.com/file/d/19BOMxJKjcnogU5yOFhRpfih_kHNh6hh9/view?usp=sharing

Nước Mỹ được coi là quốc gia tiến bộ nhất thế giới, ít nhất trên các mặt kinh tế, khoa học, nghệ thuật quản trị. Nền y tế với những bác sĩ giỏi nhất, các bệnh viên có dụng cụ mới nhất, phát minh những thứ thuốc hiệu quả cao nhất.

Nhưng trong năm qua hơn 500 ngàn người chết vì bệnh dịch Covid-19, một phần năm số nạn nhân cả thế giới, mặc dù chỉ chiếm 4.5 phần trăm dân số toàn cầu. Sinh viên khắp thế giới tìm đến Mỹ học MBA về quản trị. Quản trị là phải biết tiên liệu, lập kế hoạch đề phòng. Tuần trước, 3, 4 triệu người bị mất điện, ở một tiểu bang 29 triệu dân, rồi sau đó trong nhà không có nước dùng. Phải công nhận đó là những thất bại lớn.

Tại sao lại thất bại như vậy?

Khó khăn của Trung Quốc trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn

China chases semiconductor self-sufficiency

Author: Yvette To, CityU

Nguồn: Yvette To, “China chases semiconductor self-sufficiency”, East Asia Forum, 22/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1mzQ5tdVB2roKm17xN57TuouMiJgx8pBU/view?usp=sharing

Ưu tiên trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021–25) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là tăng cường sự tự chủ của Trung Quốc trong sản xuất chip bán dẫn. Điều này là nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ hạn chế cung cấp chip chứa công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc. Chiến tranh thương mại là một lời nhắc nhở đối với giới lãnh đạo Trung Quốc rằng nước này không thể phụ thuộc vào nhập khẩu nữa mà phải phát triển công nghệ cốt lõi trong nước và theo đuổi các bước nhảy vọt về công nghệ, đặc biệt là trong các ngành thiết yếu như thiết bị bán dẫn.

Nhu cầu của Trung Quốc đối với các công nghệ hiện đại và mới nổi đang gia tăng. Nhập khẩu chip bán dẫn đã tăng lên hơn 300 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019 và là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của nước này. Trung Quốc chỉ cung cấp 30% chip trong nước.

Biden biện hộ cho chế độ dân chủ, xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh ‘khó khăn’

Biden Defends Democracy at Summits With European Allies, Seeing China as ‘Stiff’ Competition

‘We must demonstrate that democracies can still deliver for our people,’ president says

William Mauldin - Anh Khoa dịch

24/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1DoQs2gONFFKQ18LRj0C1QBve5vVqrdwh/view?usp=sharing

 “Chúng ta phải chứng minh rằng các nền dân chủ vẫn có thể mang lại lợi ích cho người dân của chúng ta”, tổng thống Biden nói 

WASHINGTON — Tổng thống Biden nói rằng ông tin tưởng vào khả năng đoàn kết vì lợi ích của công dân của các nền dân chủ hàng đầu khi Trung Quốc độc tài đã phục hồi nhanh chóng hơn từ đại dịch Covid-19 và ngày càng khẳng định sức mạnh kinh tế và quân sự của mình ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Trung Quốc đối thủ khó khăn

“Cạnh tranh với Trung Quốc sẽ trở nên khó khăn“, ông Biden nói hôm thứ Sáu tại một cuộc họp ảo của Hội nghị An ninh Munich. “Chúng ta đang ở vào điểm chuyển hướng giữa những người cho rằng — trước tất cả những thách thức mà chúng ta phải đối mặt từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thông qua một đại dịch toàn cầu — rằng chế độ chuyên quyền là con đường tốt nhất để tiến lên”.

Nguồn bản tin ngày Thư tư 24 tháng 2 năm 2021

https://diemnhan.blogspot.com/2021/02/ban-tin-ngay-thu-tu-24-thang-2-nam-2021.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét