Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

BAO GIỜ KHỞI PHÁT CHIẾN TRANH LẠNH MỚI MONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRUNG CỘNG Ở Á CHÂU - Nguyễn Nhơn

Ba điểm nóng làm cơ sở định hình chiến lược của Biden đối với Trung cọng

Nhiệm kỳ Donald Trump kết thúc nhưng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương có lẽ sẽ không hạ nhiệt. Theo giới quan sát được CNN trích dẫn, ba điểm nóng có thể giúp Mỹ và các đồng minh trong khu vực kềm hãm bớt đà hung hăng của Trung Quốc. Chính quyền mới tại Mỹ chỉ vừa mới yên vị, Bắc Kinh đã đưa ra một chuỗi hành động mang tính thách thức : Điều hơn một chục chiến đấu cơ quần thảo trên không phận gần đảo tự trị Đài Loan, rồi thông qua luật cho phép hải cảnh nã súng hay kiểm soát các tầu nước ngoài. Hoa Kỳ lập tức đáp trả khi gởi một nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm đến Biển Đông.

<!>

Phải chăng đó là một sự khởi đầu cho mối quan hệ không mấy êm thắm ? Có một điều chắc chắn, theo giới quan sát, những hành động trên của Bắc Kinh là nhằm thăm dò ý định và phản ứng của Mỹ.

Mục tiêu của Trung Quốc là vạch ra một « lằn ranh đỏ » với chính quyền Biden, theo như phân tích của ông Carl Schuster, cựu giám đốc Trung Tâm Tình Báo Chung, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương.

Mặt khác, giới quan sát cũng nhận thấy rằng tần suất sách nhiễu của Bắc Kinh hay những hành động dọa dẫm các nước láng giềng về quyền thăm dò khai thác năng lượng tỷ lệ nghịch với số chiến dịch quân sự Mỹ trong  trong khu vực.

Đây chính là một trong những khó khăn lớn nhất cho chính sách Mỹ trong những năm gần đây. Làm thế nào chứng minh được rằng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực không chỉ nhất thời và các lực lượng của Mỹ có thể phản ứng nhanh để hỗ trợ các đồng minh ?

Các nhà phân tích cho rằng trong bối cảnh này, Hoa Kỳ có thể dựa vào ba điểm nóng để vạch ra một chiến lược đối với Trung Quốc trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ nhất, tại Biển Đông. Hoa Kỳ không công nhận các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết diện tích khu vực. Số cuộc tuần tra tự do lưu thông hàng hải (FONOPS), vốn dĩ đã tăng mức kỷ lục (10 chiến dịch trong năm 2020) rất có thể sẽ còn được tăng cường thêm, cho dù Bắc Kinh liên tục đưa ra nhiều xác quyết chủ quyền như gởi chiến đấu cơ đáp xuống các đường băng trên các đảo nhân tạo, hay như tăng tần suất tập trận…

Chính sách này của Mỹ cũng đã từng được Joe Biden đề cập đến trong kỳ vận động tranh cử, khi nhắc lại rằng « quân đội Mỹ không quan tâm đến các vùng nhận dạng phòng không » do Trung Quốc thành lập.

Điểm nóng thứ hai là hồ sơ Đài Loan và eo biển Đài Loan. Kể từ khi Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Trung Quốc năm 1979, theo truyền thống, Washington không bao giờ bày tỏ công khai ủng hộ Đài Bắc mỗi khi Bắc Kinh có hành động đe dọa đảo tự trị.

Nhưng chính quyền Donald Trump đã có những cam kết mạnh mẽ bảo vệ Đài Loan khi thông qua hợp đồng bán thiết bị quân sự tinh vi, bán chiến đấu F-16, tên lửa tân tiến và xe tăng chiến đấu cũng như là gởi phái đoàn cao cấp đến thăm Đài Bắc. Những tuyên bố gần đây của tân chính quyền Biden dường như cho thấy Hoa Kỳ sẽ không lùi bước trong chính sách này.

Điểm nóng thứ ba mà Hoa Kỳ có thể tính đến để kềm hãm Trung Quốc là Nhật Bản, vốn dĩ có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Liên minh Mỹ - Nhật trong khu vực là một mối hợp tác quan trọng nhất.

Thành phố Yokosuka, gần Tokyo là nơi trú đóng hạm đội 7 Hải quân Mỹ, lực lượng chuyên tiến hành các chiến dịch tuần tra vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Còn căn cứ không quân Kadena, trên đảo Okinawa là bãi đáp cho các loại chiến đấu cơ như F-15, và máy bay chống tầu ngầm P-8A.

Trong khuôn khổ hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Nhật, Hoa Kỳ luôn lên tiếng ủng hộ những đòi hỏi chủ quyền Nhật Bản. Sự hậu thuẫn này đã được tân tổng thống Mỹ một lần nữa tái khẳng định trong cuộc điện đàm đầu tiên với thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hôm thứ Tư vừa qua.

Ngoài những điểm nóng trên, giới quan sát còn cho rằng Hoa Kỳ có thể trông cậy vào một số đồng minh, đối tác khác như Philippines, Việt Nam, Indonesia…

Tuy nhiên, ông Carl Schuster cảnh báo: « Các nhà lãnh đạo trong khu vực rất hài lòng về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, vì điều đó cho phép kiểm soát hành vi của Trung Quốc. Nhưng họ không muốn làm bất kỳ điều gì để phải chọn phe giữa hai siêu cường này

MINH ANH RFI

Trích:

“ Tuy nhiên, ông Carl Schuster cảnh báo: « Các nhà lãnh đạo trong khu vực rất hài lòng về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, vì điều đó cho phép kiểm soát hành vi của Trung Quốc. Nhưng họ không muốn làm bất kỳ điều gì để phải chọn phe giữa hai siêu cường này.» “

Cho đến khi tập cận bình chính thức công bố “ Sáng Kiến MỘT VẢNH ĐAI – MỘT CON ĐƯỜNG “ ( BRI – Belt and Road Initiative ), Mỹ và Đồng minh mới giật mình thức tỉnh, vội vả dựng lên SÁCH LƯỢC ẤN ĐỘ – THÁI BÌNH DƯƠNG ( Indo Pacific Strategy ) để đối phó.

Vì thế dằng co – phoi chiến – phi hòa ( Warce – War peace ) như vậy nên các nước Á Châu và cả Đông Nam Á không tin tưởng.

Cho nên các nước trong khu vực mới không chịu “ chọn phe! “

Có một lúc, cuối trào Obama – đầu trào Trump, các nhà chiến lược ồn ào một dạo về toan tính thay đổi chiến lược, từ KẾT GIAO – MỞ RỘNG ( Engagement – Enlargement ) sang GIÁN CHỈ răn đe – BAO VÂY be bờ ( Deterrent – Containment ). Nghĩa là chuyển từ “ khuyến khích thay đổi DÂN CHỦ sang BAO VÂY NGĂN CHẶN.

Bao vây Ngăn chặn là sách lược “ triệt hạ khối cọng sản Liên xô và Đông Âu “ thời CHIẾN TRANH LẠNH.

Cho nên mới nói: Chừng nào khởi phát chiến tranh lạnh thì mới giải quyết được vấn đề nước cọng sản cuối cùng ở Châu Á.


CÓ KHÔNG CHIẾN TRANH LẠNH VỚI TRUNG CỌNG?

Tham vọng của Trung Quốc và thế trận mới ở Châu Á

Trong lúc nước Mỹ rộn ràng chuẩn bị cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra trong một tuần nữa thì đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng rộn ràng thực hiện hội nghị toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng lần thứ năm khóa 19 tại Bắc Kinh.

Hội nghị trung ương lần này, diễn ra trong bốn ngày đầu tuần, dự kiến sẽ thông qua nghị quyết về kế hoạch kinh tế năm năm 2021-2015 và Chủ Tịch Tập Cận Bình sẽ công bố một chiến lược dài hơn, gọi là “Tầm nhìn 2035” đưa Trung Quốc thành cường quốc dẫn đầu thế giới về kinh tế, công nghệ và quốc phòng; thâu tóm Đài Loan và thống nhất lãnh thổ Trung Quốc dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản.

..............

Tham vọng của đảng Cộng Sản là rất lớn, nhưng tình hình bây giờ đã khác xa so với lúc ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012, Trung Quốc không còn có thể tự tung tự tác như trước. Đại dịch COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán, chính sách đàn áp của Bắc Kinh ở Tân Cương và Hồng Kông, chính sách gây hấn với các láng giềng ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và trên núi Hy Mã Lạp Sơn đã làm cho chiếc mặt nạ “trỗi dậy hòa bình” rớt xuống, đảng Cộng Sản và ông Tập Cận Bình hiện nguyên hình là một chế độ chuyên chế phản dân chủ.

Đối ngoại, Trung Quốc không chỉ phải đối phó với sự phản kháng ngày càng mạnh mẽ của Hoa Kỳ trên tất cả các lĩnh vực, sự lạnh nhạt và chống đối của khối Liên Minh Châu Âu mà một thế trận bao vây Trung Quốc cũng đang hình thành ở Châu Á. Đối nội, Bắc Kinh cũng gặp đầy dẫy khó khăn và thách thức, một phần do tình trạng phân hóa sâu sắc và bất bình đẳng giữa các vùng miền, giữa miền duyên hải giàu có do tận dụng được cơ hội kinh tế của toàn cầu hóa với vùng nội địa mênh mông nhưng nghèo khó; phần khác do tư tưởng cực quyền của ông Tập Cận Bình, thâu tóm toàn bộ quyền lực vào tay một cá nhân, đã gây phản ứng chống đối ngấm ngầm trong tầng lớp chính trị tinh hoa của Trung Quốc, nhất là trong giới lãnh đạo các tỉnh thành đạt được thành công về phát triển kinh tế.

Nhìn lại con đường phát triển của Trung Quốc có thể thấy rằng Trung Quốc sẽ không có thành tích ngày nay nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, kể từ khi bộ đôi Nixon-Kissinger khởi sự bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, mở cửa cho Bắc Kinh vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong thập niên 1970 cho đến việc cấp quy chế “tối huệ quốc” (MFN) cho Trung Quốc và kết nạp Trung Quốc vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2001. Người Mỹ ngây thơ tin rằng, kinh tế phát triển sẽ giúp Trung Quốc “dân chủ hóa,” trở thành một “thành viên có trách nhiệm” của cộng đồng các dân tộc trên thế giới.

Nhưng ảo tưởng đó đã bắt đầu tan vỡ từ những năm cuối của nhiệm kỳ Tổng Thống George W. Bush. Cả chính phủ Bush và chính phủ Obama, bị vướng vào những cuộc chiến tranh triền miên ở Trung Đông, bị khủng hoảng tài chính, đã không có đủ “đạn dược” để chiến đấu chống Trung Quốc, một quốc gia đang nhanh chóng trở thành đối tác thương mại hàng đầu và nguồn cung cấp đầu tư tài chính cho Mỹ. Chung quy cả Bush và Obama đều phải tiếp tục duy trì chiến lược “kết giao” (engagement) với Trung Quốc dù ông Obama đã từng đưa ra sáng kiến “xoay trục” (pivot) sang Châu Á để ứng phó với Bắc Kinh.

Hiếu Chân / Người Việt


Đại sứ Mỹ: Chiến lược với châu Á sẽ không đổi sau bầu cử

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của nước này sẽ không thay đổi, bất kể ai là tổng thống tiếp theo.

"Mỹ đã hiện diện ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ và điều đó sẽ không thay đổi, dù mỗi chính quyền và mỗi tổng thống sẽ có những trọng tâm và chính sách riêng", Đại sứ Kritenbrink trả lời về khả năng Mỹ thay đổi chiến lược ở khu vực sau bầu cử tổng thống năm nay trong cuộc trao đổi riêng với VnExpress tại Hà Nội.

..............

Trích:

“ Người Mỹ ngây thơ tin rằng, kinh tế phát triển sẽ giúp Trung Quốc “dân chủ hóa,” trở thành một “thành viên có trách nhiệm” của cộng đồng các dân tộc trên thế giới.

Nhưng ảo tưởng đó đã bắt đầu tan vỡ từ những năm cuối của nhiệm kỳ Tổng Thống George W. Bush. Cả chính phủ Bush và chính phủ Obama, bị vướng vào những cuộc chiến tranh triền miên ở Trung Đông, bị khủng hoảng tài chính, đã không có đủ “đạn dược” để chiến đấu chống Trung Quốc, một quốc gia đang nhanh chóng trở thành đối tác thương mại hàng đầu và nguồn cung cấp đầu tư tài chính cho Mỹ. Chung quy cả Bush và Obama đều phải tiếp tục duy trì chiến lược “kết giao” (engagement) với Trung Quốc dù ông Obama đã từng đưa ra sáng kiến “xoay trục” (pivot) sang Châu Á để ứng phó với Bắc Kinh.”


Sách lược “ kết giao “ là cái gì vậy?

Tên đầy đủ của nó là: Sách Lược KẾT GIAO – MỞ RỘNG ( Engagement – Enlargement Strategy )

Như tên gọi, sách lược gồm 2 vế:

  • KẾT GIAO: Kết ước Giao thương

  • MỞ RỘNG: Mở rộng Tự do – Dân chủ – Nhân quyền

Đó là sách lược do chánh quyền Clinton đưa ra để ứng phó với 5 nước “ cọng sản “ còn sót lại sau chiến tranh lạnh làm Liên xô và khối cọng sản Đông Âu sụp đổ: Trung cọng – Cuba – Triều Tiên - Việt cọng – Cam bốt.


Như tên gọi, sách lược nầy dùng các Thỏa ước Giao thương có lợi như Tối huệ quốc ( Most Fevoured Nation ) - gia nhập WTO ( World Trade Organization ) LÀM ĐÒN BẪY để KHÍCH LỆ CÁC NƯỚC ĐÔI TÁC CẢI THIỆN TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN...


Ý đồ thiệt là NHÂN ĐẠO! Tiếc thay lại đem trao cho bọn cọng sản. Chúng nó có biết ân chủ nhân đạo là cái tích sự gì đâu?!

Công lao mấy mươi năm, nuôi cho hai tên cọng sản Á Châu trung – việt cọng mập ú mạnh mẻ thì có. Cải tiến Tự do Dân chủ trớt lu.


Giờ đây thức ngộ thì chệt tập đã lẫy lừng với SÁNG KIẾN MỘT VÀNH ĐAI – MỘT CON ĐƯỜNG BRI kèm thêm KẾ HOẠCH HAI HÀNH LANG – MỘT VÀNH ĐAI của thằng tà lọt việt cong lót đường tiến tới chinh phục thế gian!


Đáng lẽ phải tiến hành mạnh mẻ Sách lược Ấn Độ – Thái Bình Dương gồm BỘ TỨ ( QUAD ) từ mấy năm nay, nhưng vì chủ tương HÀNH ĐỘNG ĐƠN PHƯƠNG mà khựng lại.

Gần đây, ngoại trưởng Pompeo tận lực vận động phục hoạt là đúng đường.

Cho nên câu nói KHẲNG ĐỊNH của Đại sứ Mỹ là XÁC THẬT:

“ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của nước này sẽ không thay đổi, bất kể ai là tổng thống tiếp theo.”


Bởi vì nó là chủ trương ĐỒNG THUẬN của lưỡng đảng Hoa Kỳ: “ Chung quy cả Bush và Obama đều phải tiếp tục duy trì chiến lược “kết giao” (engagement) với Trung Quốc dù ông Obama đã từng đưa ra sáng kiến “xoay trục” (pivot) sang Châu Á để ứng phó với Bắc Kinh.”


Sau bầu cử, sách lược CHIẾN TRANH LẠNH – Bao vây Cấm vận sẽ khởi động kiên quyết và mạnh mẻ hơn:

Chiến tranh Lạnh của Trâm đưa chệt Tập về đâu?

Lời dẫn Biển Đông sóng vỗ bập bùng Hội nghị Ngọai trưởng ASEAN vừa khai diễn

Biển Đông sẽ là Đề tài Nổi cộm Trước thái độ ngày càng cứng rắn của Hoa Kỳ Có Hy vọng gì Trâm lập lại kỳ tích Chiến Tranh Lạnh Reagan triệt hạ con gấu đỏ chệt tập hay không?


Trích: “Tờ Nhật báo Kinh tế Hồng Kông (HKET) hôm 4/10 đưa tin, từ đầu năm 2018, Mỹ đã liên tiếp đưa ra các biện pháp để kiềm chế chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuy nhiên vẫn thể hiện tư thế sẵn sàng đối thoại. Sau đó, cùng với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra vào tháng Mười Một của Mỹ, thái độ của Mỹ trong 2 tuần qua đã có thay đổi rõ ràng.

Bản tin cho biết, ông Trump dường như đang ghép những mảnh ghép cuối cùng của bức bản đồ“chiến tranh lạnh mới” đối với Trung Quốc, quan hệ Mỹ – Trung cũng vì thế mà nhanh chóng xấu đi.

Bản tin phân tích về lịch sử cuộc đọ sức giữa Mỹ và Nga trong quá khứ, và đã quy nạp lại thành điều kiện xảy ra chiến tranh lạnh: Sự đối kháng về chính trị và ý thức hình thái, ngăn cách về kinh tế và đối đầu quân sự cũng như cuộc đua về trang bị quân sự. Về vấn đề này trong một đến hai tuần qua, hàng loạt những hanh động cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc, từ cô lập ĐCSTQ trong chiến tranh thương mại, đến công khai tuyên bố đối kháng với chủ nghĩa xã hội, và mới đây nhất là tin đồn dự định diễn tập quân sự ở Biển Đông và vùng biển Đài Loan. Phân tích cho rằng, 5 tín hiệu lớn dự đoán ông Trump có lẽ đã đi con đường của cố Tổng thống Ronald Reagan năm xưa triển khai cuộc chiến tranh lạnh nhắm vào ĐCSTQ.

( Huệ Anh – Tín hiệu lớn cho thấy Mỹ có thể khai hỏa toàn diện nhắm vào Trung Quốc – https://trithucvn.net/…/5-tin-hieu-lon-cho-thay-my-co-the-khai-hoa..)


Thế kỷ trước, ” Chiến Tranh Lạnh Reagan ” đẩy Nga xô và khối cọng sản Đông Âu vào chỗ tan rả.

Thế kỷ 21 nầy, xem chừng Ông Trâm Mỹ đang tái lập thành tích cố Reagan.

Chiêu trò chiến tranh lạnh có 2 thứ chủ yếu: Bao vây – Cô lập và Gián chỉ – Răn đe.


BAO VÂY CÔ LẬP HÓA GIAO THƯƠNG

Không chỉ Mỹ, nhiều nước khác đang ‘tẩy chay’ TQ

Trong nhiều tháng gần đây, Đức, Pháp, Anh, Liên minh Châu Âu, Úc và Nhật Bản đều có vẻ cùng hợp lực chống lại sức mạnh đồng tiền Nhân dân tệ, dẫn chứng vì lý do an ninh quốc gia, theo tờ Bưu điện Hoa Nam.

Hồi tháng Tám, chính phủ Đức lần đầu tiên sử dụng quyền “phủ quyết” để không cho hãng Yantai Taihai, một chuyên sản xuất thiết bị hạt nhân của Trung Quốc tiếp quản công ty chuyên về hàng không vũ trụ và hạt nhân của Đức.

Vào tháng Năm, Canada cũng không cho phép một đơn vị của China Communications Construction thâu tóm công ty xây dựng Aecon của nước này

Tất cả chỉ vì một mối lo ngại: an ninh quốc gia.


Đang có một phong trào lan tỏa trên toàn cầu, kêu gọi sự cảnh giác về các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là về công nghệ, theo nhận định của một số chuyên gia. ( BBC News – Tiếng Việt )


Mỹ – Canada đạt được thỏa thuận tự do mậu dịch mới, cô lập ĐCSTQ


Đầu tiên là Mỹ và Canada đạt được thỏa thuận mới về tự do thương mại, điều này có nghĩa là 3 nước Mỹ – Canada – Mexico sẽ ký “Hiệp định Mỹ – Mexico – Canada” (gọi tắt là USMCA), hiệp định này sẽ xóa bỏ khả năng bùng nổ chiến tranh thương mại ở Bắc Mỹ, phục hưng lại ngành chế tạo của Mỹ. Đồng thời hiệp định này cũng hạn chế nước thành viên giao thương với“quốc gia có nền kinh tế phi thị trường”.

Ngày 1/10, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, Canada và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại, điều này đã gửi một thông tin quan trọng cho phía Trung Quốc, cho thấy Bắc Mỹ trong vấn đề thương mại đã cùng đứng về một trận tuyến với Mỹ. Sau khi Mỹ và Canada đạt được thỏa thuận, ông Trump sẽ càng tự tin để gây áp lực cho Trung Quốc. Chỉ cần sau khi đạt được thỏa thuận tự do thương mại với Nhật Bản, sẽ tạo thành môi trường cô lập lớn đối với Trung Quốc.

Do đó, đây được xem như một tín hiệu rõ ràng, trong vấn đề kinh tế, Mỹ muốn thoát khỏi liên hệ với chính quyền Trung Quốc, và tiến thêm một bước nữa để cô lập ĐCSTQ. ( Huệ Anh – Tín hiệu lớn cho thấy Mỹ có thể khai hỏa toàn diện nhắm vào Trung Quốc )


GIÁN CHỈ – NGĂN NGỪA


– Nhật Bản tham gia chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải

Bộ Quốc phòng Nhật Bản loan báo, đã đưa 3 tàu khu trục đến Biển Đông và Ấn Độ Dương từ ngày 26-8-2018 đến tháng 10 năm 2018.

– Tàu chiến của liên minh Mỹ liên tiếp cập bến Việt Nam trong mục đích bảo vệ tự do giao thông hàng hải ở Biển Đông.


Tàu chiến liên minh Mỹ cập cảng Việt Nam

Ngày 30-9-2018, đài VOA loan tin, một loạt các chiến hạm của đồng minh Mỹ tới Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc củng cố chủ quyền ở Biển Đông.

Sau những chiến hạm của Nhật, Hàn Quốc, Anh, New Zealand, chiến hạm HMCS (HMCS=Her Majesty’s Canadian Ship) Calgary của Canada đã cập bến Đà Nẵng trong chuyến viếng thăm 4 ngày, từ 26 đến 30-9-2018.

  • Tàu chiến Mỹ áp sát vào Đá Vành Khăn

Ngày 23-3-2018 chiếc USS Mustin đi vào vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo Đá Vành Khăn (Mischief Reef) do Tàu Cộng kiểm soát. Ngay lập tức, hai tàu chiến của Tàu Cộng ra cảnh báo và yêu cầu rời đi. Tàu Cộng cho rằng đó là hành động khiêu khích của Hoa Kỳ.

Sự việc nầy diễn ra ngay sau một ngày, khi Tổng thống Trump tuyên bố tăng thuế hải quan trị giá 60 tỷ USD đối với các mặt hàng của Tàu Cộng nhập vào Mỹ.

( Trích: CSVN đi đường nào cũng bị lãnh thẹo cả tác giả Trúc Giang )


CÂU VIỆT CỌNG VÀO LIÊN MINH

” Liên minh Kim cương ” Nhật – Mỹ – Ấn – Úc hầu như đã thành hình trên thực tế. Trong cái khung liên minh kim cương cứng hơn sắt thép ấy, việt cọng dù đu dây cách nào cũng kẹt vào gọng kìm giữa kim cương và kim cô chệt.

Cứ như cam kết 16 chữ vàng ” Cùng chung vận mạng ” với ba tàu thì xã nghĩa ta chỉ là tên gát cửa phía Nam cho chệt cọng, nghĩa là lọt thõm vào vòng đai kim cương tứ cường Nhật Mỹ Ấn Úc.

Muốn thoát ra vòng kim cô buộc chết vào chệt khựa, phải lập tức ” hồi đầu thị ngạn “, nghĩa là quay đầu thì thấy ngay bàn tay cứu rỗi … Hoa Kỳ:


Ông Mattis thúc đẩy quan hệ với VN giữa những căng thẳng với TQ

Với việc thực hiện chuyến thăm thứ hai hiếm thấy trong năm nay tới Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đang gửi ra tín hiệu về việc chính quyền của Tổng thống Trump đang cố gắng chống lại hành động quyết đoán về quân sự của Trung Quốc bằng cách làm ấm lên mối quan hệ với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Chuyến thăm bắt đầu hôm 16/10 cũng cho thấy mối quan hệ Mỹ-Việt đã tiến xa ra sao kể từ thời Chiến tranh Việt Nam.

Ông Mattis đã đến Hà Nội hồi tháng 1. Ba tháng sau chuyến thăm, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã ghé thăm cảng Đà Nẵng. Đây là chuyến thăm đầu tiên như vậy kể từ thời chiến tranh và việc này nhắc nhở Trung Quốc rằng Hoa Kỳ có ý định tăng cường quan hệ đối tác trong khu vực và lấy đó như là một đối trọng với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

( VOA Tiếng Việt AP, WECT )


Nếu như việt cọng mà bắt tay với Mỹ thì trở thành một mũi nhọn kim cương thọc vào mặt Nam của chệt.

Như vậy, từ nay trên thế giới chỉ còn chen ngoẻn một trự ” VÔ SẢN CHÍNH CHUYÊN ” chệt tập. Và như vậy, con gấu đỏ cu ki một mình giữa liên minh các nước Tự do thì cũng sẽ như Nga và Đông Âu trong thế kỷ trước.

Bằng như đám cu li con cháu già hồ ngu si kẹt cứng vào bành trướng chệt thì cũng chẳng qua giống như một chư hầu Nga: Tự tan rả trong ô nhục.


ĐÔI HÀNG KẾT THÚC

Trong lịch sử trên bốn ngàn năm, dân tộc Việt chưa bao giờ ngu hèn đến mức đem vận mạng của Đất nước cột chặt vào vận mạng thiên triều chệt khựa.

Chỉ từ khi già hồ cu nghệ ôm chủ nghĩa cọng sản về phủ trùm lên Đất nước, phá hủy mọi truyền thống Dân tộc, tạo ra một xã hội gian ác, đảo điên mới đưa vận nước vào cơn tăm tối.

Bây giờ, bất kể tình hình quốc tế xoay chuyển lẽ nào, nếu muốn thoát ra khỏi vòng trói buộc của chệt bành trướng, nhất thiết phải xóa bỏ đảng nội gian việt cọng thì mới giải trừ được vòng kim cô chệt 16 chữ vàng – 4 tốt, giành lại Chủ Quyền Quốc Gia – Đọc Lập Dân Tộc được.

Nói như lời của Cố vấn Ngô Đình Nhu: ” Thế hệ của chúng ta có bổn phận GIẢI TRỪ NỌC ĐỘC CỌNG SẢN CHO NƯỚC VIỆT NAM, ”

Đó là nhiệm vụ thiên kinh, địa nghĩa của mọi người Việt Nam dù ở nơi đâu cũng phải ghi nhớ.


Nguyễn Nhơn

31/7/2019


Nộc Độc Chủ nghĩa cọng sản


TỔNG THỐNG HOA KỲ KÊU GỌI

” Tôi yêu cầu các quốc gia có mặt ở đây hôm nay hãy chuẩn bị hành động nhiều hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng thực sự này. Chúng tôi kêu gọi khôi phục đầy đủ nền dân chủ và tự do chính trị tại Venezuela.

Vấn đề tại Venezuela không phải nước này đã thực thi chủ nghĩa xã hội một cách yếu kém, mà là chủ nghĩa xã hội đã được thực hành một cách thành thực. Từ Liên bang Xô viết tới Cuba tới Venezuela, nơi nào chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản chân chính được áp dụng, nơi đó đều phải chịu đắng cay, tuyệt vọng và thất bại. Những ai còn rao giảng về giáo lý của thứ chủ nghĩa đầy tai tiếng này thì chỉ góp phần kéo dài đau khổ cho những người phải sống dưới những chế độ độc ác này.

Nước Mỹ sát cánh cùng với mọi người dân sống dưới chế độ tàn bạo. Sự tôn trọng chủ quyền của chúng ta cũng là một lời kêu gọi hành động. Tất cả mọi người dân đều xứng đáng có được một chính phủ biết quan tâm đến sự an toàn, lợi ích và phúc lợi của họ, kể cả sự thịnh vượng của họ. “ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét