Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

Đại Lộ “Tham Nhũng” Của Tất Thành Cang và đồng bọn “Đại Gia Đỏ” - Giáo Già TMX

  

Ngày 22 tháng 1 năm 2021 

Chừng nào bọn Tất Thành Cang

Bị tan thành “cứt” xóm làng mới yên

(Ca dao thời hiện đại)

Tháng trước, tại cuộc họp báo ngày 21/12, Công an TP HCM thông tin về sai phạm của ông Tất Thành Cang, cựu Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM.

Theo thượng tá Phạm Văn Thành, “PC03 đã khởi tố, bắt giam ông Tất Thành Cang và đồng phạm vì ông Cang đã có sai phạm trong việc chấp thuận phương án phát hành 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim không thông qua thẩm định đấu giá, tăng vốn điều lệ cổ phiếu tại IPC và SADECO, gây thiệt hại lớn cho nhà nước”. [Xem hình: Ông Tất Thành Cang (phải) nhận quyết định khởi tố, bắt tạm giam, chiều 16 Tháng 12, 2020. (Hình: A.X/Tuổi Trẻ)]

<!>

Hiện PC03 đang điều tra vụ án để sớm đề nghị truy tố nhằm đưa vụ án ra xét xử trong thời gian tới. Thượng tá Phạm Văn Thành cho biết: "Liên quan vụ án này, PC03 Công an TP HCM đã khởi tố tổng cộng 19 bị can, trong đó hầu hết là lãnh đạo chủ chốt của IPC, SADECO và một số bị can là cán bộ Văn phòng Thành ủy TP HCM".

Theo Công an TP HCM, quá trình điều tra xử lý thận trọng, khách quan, trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Hiện đang tập trung củng cố tài liệu chứng cứ, để đề nghị truy tố theo đúng thời hạn luật định.

Tờ Tuổi Trẻ dẫn kết luận điều tra cho biết ông Tất Thành Cang sai phạm trong việc chấp thuận chủ trương để Văn Phòng Thành Ủy được biểu quyết chấp thuận phương án “phát hành cổ phần” cho cổ đông chiến lược, tăng vốn điều lệ tại công ty Cổ Phần Phát Triển Nam Sài Gòn (SADECO). Với phi vụ bán 9 triệu cổ phần của tại SADECO cho công ty Nguyễn Kim, ông Tất Thành Cang và các đồng phạm đã gây thiệt hại 940 tỷ đồng ($40.71 triệu) cho nhà nước.

Đáng chú ý là trong kết luận điều tra chỉ rõ chỉ một bút phê đồng ý” của ông Tất Thành Cang đã khiến vốn nhà nước tại doanh nghiệp bị thâu tóm, chuyển sang tư nhân, gây thiệt hại tới 157 tỷ đồng ($6.80 triệu).

Theo đó, SADECO là công ty con của công ty Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận (IPC), một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có vốn điều lệ khoảng 2,900 tỷ đồng ($125.71 triệu).

Thế nhưng báo VTC News cho biết vào thời điểm SADECO “đang có lợi nhuận rất cao cũng là lúc tài sản nhà nước tại công ty này bị lũng đoạn, tư nhân thâu tóm, với sự can dự của nhiều cán bộ lãnh đạo của IPC, SADECO và một số cán bộ của Văn Phòng Thành Ủy, trong đó có ông Tất Thành Cang.”

Trên cơ sở đề nghị của bà Hồ Thị Thanh Phúc, tổng giám đốc SADECO (đã bị khởi tố, bắt giam), ngày 24 Tháng Tư, 2017, nhóm đại diện quản lý vốn nhà nước tại SADECO trình lãnh đạo Văn Phòng Thành Ủy phương án “phát hành cổ phần” cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ SADECO.”

Ngày 28 Tháng Tư, 2017, Văn Phòng Thành Ủy có tờ trình xin chủ trương Phó Bí Thư Thường Trực Thành Ủy Tất Thành Cang về phương án “phát hành cổ phần.” Căn cứ bút phê của ông Tất Thành Cang trên tờ trình, Văn Phòng Thành Ủy ban hành Thông Báo số 495 ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang “phát hành cổ phần” cho cổ đông chiến lược là công ty Nguyễn Kim [Xem hình: Ông Phạm Nhật Vinh, tổng giám đốc công ty Nguyễn Kim, đang bị Bộ Công An truy nã quốc tế. (Hình: Đào Hưng/VNEconomy)].

Sau khi “phát hành cổ phần” cho cổ đông chiến lược, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông nhà nước tại SADECO giảm từ 62.8% xuống chỉ còn 41%, trong khi công ty Nguyễn Kim chiếm tỷ lệ chi phối tại SADECO là hơn 54% vốn điều lệ.

Theo Cơ Quan Điều Tra, “quá trình chọn cổ đông chiến lược không được phúc trình đầy đủ, minh bạch, đánh giá không đúng năng lực thực tế của đối tác chiến lược, giá phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược không đúng thực tế giá trị tài sản và tiềm lực công ty, không có căn cứ pháp lý, không đảm bảo lợi ích của SADECO cũng như cổ đông hiện hữu… Do đó, việc phát hành 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược (công ty Nguyễn Kim) với giá rẻ hơn giá thị trường, không thông qua thẩm định đấu giá, đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước.”

Tuy nhiên, theo báo Tuổi Trẻ, khai nhận với cơ quan điều tra, ông Tất Thành Cang cho rằng hai cấp dưới là Huỳnh Phước Long, Hồ Thị Thanh Phúc đã làm giả, hợp thức hóa các tờ trình trước đây để xin chủ trương đồng ý của ông.

Liên quan vụ án, báo VNExpress cho hay Cơ Quan Điều Tra đề nghị truy tố 18 người khác về cùng tội danh, gồm các bị can: Tề Trí Dũng, cựu tổng giám đốc IPC; Trần Công Thiện, cựu Hội Đồng Thành Viên công ty IPC; Phạm Văn Thông, cựu phó chánh Văn Phòng Thành Ủy; Huỳnh Phước Long, cựu chuyên viên Văn phòng Thành Ủy… Riêng bị can Phạm Nhật Vinh hiện đã bỏ trốn ra ngoại quốc, Cơ Quan Điều Tra đã ra quyết định truy nã. [Xem hình: Bà Hồ Thị Thanh Phúc (trái) và ông Tề Trí Dũng hồi năm 2017. (Hình: VNExpress)]

Trước đó, bài viết trên Tuổi Trẻ với tựa đề "Những vi phạm khiến ông Tất Thành Cang bị cách chức Ủy viên trung ương Đảng nói rằng ông Cang cũng từng có nhiều "sai phạm" khác khiến ông bị kỷ luật và cách chức Ủy viên Trung ương đảng từ trước: Ông Tất Thành Cang, với vai trò là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM và giám đốc Sở Giao thông vận tải đã làm sai quy định trong nhiều vụ việc dẫn đến bị cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII, phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố".

Các sai phạm này, mà Tuổi Trẻ trích đăng từ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam, công bố từ cuối tháng 12/2018, cho hay ông Tất Thành Cang có vi phạm "rất nghiêm trọng", đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

Theo đó, trong thời gian nắm các chức vụ, ông bị kết luận là đã phê duyệt dự án 4 tuyến đường 'dát vàng' ở Thủ Thiêm sai quy định, Quyết định sai thẩm quyền gây thất thoát tài sản nhà nước (liên quan vụ việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Phát biểu trong buổi họp báo, thượng tá Phạm Văn Thành nhấn mạnh: "Cơ quan điều tra thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đó là: "Kiên quyết xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền".

Trước đó, hôm 12/12, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhận xét rằng: "Tổng bí thư đã nhiều lần kết luận công khai rằng công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng không dừng, không nghỉ, không chùng xuống mà còn quyết liệt hơn".

Đồng thời, ông Học cũng khẳng định: "Lò ở đầu nhiệm kỳ XII nóng thì tinh thần đấu tranh phòng chống tham nhũng vẫn mãi như thế".

Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, gọi nhiệm kỳ Đại hội khóa XII, là giai đoạn "xoay chuyển tình hình".

Theo ông Hùng, nhiều vụ, việc lâu nay được cho là "vùng cấm, nhạy cảm", kéo dài từ những năm trước, liên quan đến cán bộ cấp cao song đã được các cơ quan tố tụng khởi tố, điều tra, xét xử theo quy định pháp luật. Ông lấy ví dụ vụ án liên quan đến ông Đinh La Thăng; vụ án AVG;...

Còn nhớ, hôm 16/12, từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam bình luận về việc ông Tất Thành Cang bị khởi tố với BBC News Tiếng Việt, ông nói:

"Qua theo dõi, tôi cho rằng không chỉ ông Tất Thành Cang mà cả những người liên quan mà quan trọng hơn nhưng chưa được xử lý đến nơi đến chốn, thì đó cũng là một cái thiếu triệt để.

"Lò đã thắp nóng mà củi lặt vặt, làm chưa đến nơi đến chốn, thì chưa đạt. Đó cũng là một sự chờ đợi của nhân dân. Có những cán bộ, đảng viên lão thành đang cho rằng đã làm thì phải làm triệt đễ."

"Và ở đây còn chưa nói tới những sai phạm lâu dài, kéo dài liên quan tới vụ Thủ Thiêm và rõ ràng là có rất nhiều vấn đề chứ không chỉ một, nhưng đã được xử lý không đến nơi đến chốn, nửa vời.", ông Thuận nhận xét. Đồng thời, ông cũng cho rằng việc tới thời điểm này mới khởi tố ông Tất Thành Cang là "hơi bị trễ".

Câu hỏi được đặt ra là “Ông Tất Thành Cang đã làm gì ở đất Thủ Thiêm?” Theo tin được đăng trên đài BBC ngày 16 tháng 11 2018 thì Ông Tất Thành Cang bị cáo buộc "vi phạm rất nghiêm trọng" trong công tác điều hành ở TPHCM, trong đó có dự án ở Khu đô thị Thủ Thiêm, theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố ngày 15/11.

Thông cáo nêu rõ: "Những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật". Ông Cang bị xác định sai phạm cả khi đương nhiệm lẫn khi còn ở vai trò Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM.

Chỉ mới cách đó vài tuần, hôm 7/11, ông Cang được Thành ủy TP HCM cho kiêm thêm chức Trưởng Ban chỉ đạo của thành phố để thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại trong giải quyết án dân sự, hành chính.

Bốn tuyến đường 'dát vàng' ở Thủ Thiêm.

Một phần kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ông Tất Thành Cang được cho là đã phê duyệt dự án và ký hợp đồng với Công ty CP đầu tư xây dựng Đại Quang Minh để xây bốn tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Bốn tuyến đường này gồm:

 1.       Đại lộ vòng cung dài 3,4 km;

2.       Đường ven hồ trung tâm dài 3km;

3.       Đường ven sông Sài Gòn 3km;

4.       Đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông - khu dân cư dài 2,5 km.

Bốn tuyến đường này được coi là xương sống của Khu đô thị Thủ Thiêm với tổng chiều dài 12 km, tổng đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.

Như vậy, mỗi km đường trong Khu đô thị Thủ Thiêm có giá gần 700 tỷ đồng. Được cho là đắt gấp bốn lần số tiền đầu tư tuyến cao tốc Bắc Nam và đắt gấp ba lần tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Nhiều chuyên gia giao thông đánh giá, suất đầu tư này "đắt khủng khiếp", theo VnExpress.

Ông Cang cũng được cho là "vượt thẩm quyền" khi ký kết với Đại Quang Minh vì thành phố chỉ được phê duyệt các dự án BT (xây dựng - chuyển giao) có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng.

Ông Tất Thành Cang đã dùng 79 ha 'đất vàng' ở trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm để thanh toán hợp đồng 12.000 tỷ đồng của công ty Đại Quang Minh.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn nói Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM đã vi phạm "các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp".

Ông Cang cũng "thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố".

Trước đó, truyền thông Việt Nam đưa tin ông Cang đã để Công ty Tân Thuận (100% vốn của Văn phòng Thành uỷ) chuyển nhượng hơn 320.000 m2 đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với 'giá bèo'.

Đây là khu đất có vị trí đẹp cạnh sông Sài Gòn, được bán giá 1,29 triệu đồng/m2, thu về hơn 419 tỷ đồng, trong khi giá thị trường là hơn 2.000 tỷ đồng. Thử làm một phép so sánh đơn giản thôi cũng đủ thấy cái phi vụ "đổi đất lấy hạ tầng" đã đem lại cho Đại Quang Minh cùng những người âm thầm ký hợp đồng này khoản lãi khủng như thế nào.... Tức là mỗi km đường tại Thủ Thiêm họ đã "nuốt" cả gần 700 tỷ đồng? Tự hỏi, ông Tất Thành Cang, người đặt bút kí hợp đồng, bây giờ đang nghĩ gì về con số 1.023 tỉ đồng để xây dựng 1km đường?

Nhớ lại, vào chiều muộn ngày hôm qua (16/12/2020), các báo đồng loạt đưa tin về việc Tất Thành Cang bị khởi tố và bị bắt giam làm nhiều người ta ngạc nhiên vì với một đống tội lỗi chất cao như núi, vậy mà cho đến nay Tất Thành Cang mới bị tra tay vào còng.

Thời kỳ Cang làm Bí thư kiêm Chủ tịch quận 2, gây bao đau khổ cho Dân Thủ Thiêm, bị dân nguyền rủa, vậy mà vẫn được cất nhắc làm giám đốc sở GTVT, tiếp tục bị kỷ luật, vậy mà vào được trung ương và leo lên phó bí thư thành uỷ tp lớn nhất nước. Trong số vô vàn tội lỗi của Tất Thành Cang gây ra, có thể kể ra những tội nổi cộm nhất như sau:

         Thứ nhất là vụ làm 4 con đường tại Thủ Thiêm, gần 12 km hết 12.000 tỷ đồng. Nhân dân Thủ Thiêm gọi 4 con đường này là “đường giát vàng”, vì giá mỗi km hơn 1 ngàn tỷ. Chưa hết: Tất Thành Cang đã thu hồi 79 ha đất của dân Thủ Thiêm, đền bù 18 triệu/mỗi m2 với lý do đổi đất lấy hạ tầng (làm đường), để giao cho Tập đoàn Đại Quang Minh (là sân sau của Lê Thanh Hải), xây quảng trường, nhà hát, khu vui chơi phục vụ dân. Nhưng sau khi lấy được đất, Đại Quang Minh lại bán cho nhà đầu tư xây biệt thự, vila với giá 350 triệu /m2. Như vậy là từ vụ cướp đất này, Đại Quang Minh đã thu lợi bất chính gần 12 tỷ USD.

 Hai là vụ bán 324.971 m2 đất tại Tân Thuận.

Lợi dụng lúc Bí thư thành Hồ Đinh La Thăng phải điều ra Hà Nội làm Phó ban Kinh tế TƯ để rồi sau đó bị khởi tố. Và lúc Nguyễn Thiện Nhân chưa về làm Bí thư thành Hồ. Tất Thành Cang và đồng bọn đã bán hơn 34,4 ha đất thuộc công thuộc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM), có giá thị trường hơn 2.400 tỷ đồng. Nhưng Cang đã "ưu ái" bán cho Quốc Cường Gia Lai (do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Tổng Giám đốc), với giá rẻ như cho, là 1.290.000 đồng/m2. Trong khi giá thị trường từ 8.5 triệu đến 10 triệu đ/m2, thu về cho ngân sách hơn 419 tỷ đồng. Chỉ thương vụ này, Cang và đồng bọn đã cướp được gần 2.000 tỷ

Ba là: "Giúp" Nguyễn Kim thâu tóm Sadeco.

Thanh tra thành Hồ kết luận, chỉ ra nhiều sai phạm của IPC, trong đó có việc Sadeco phát hành 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim, khiến ngân sách bị thiệt hại hơn trăm tỉ đồng.

Theo báo Tiền Phong, công ty Nguyễn Kim (siêu thị điện máy Nguyễn Kim) nổi tiếng với hàng loạt cửa hàng bán lẻ hàng điện máy tiêu dùng và trung tâm thương mại từ năm 1996 ở Sài Gòn. [Xem hình: Một trong những cửa hàng của công ty Nguyễn Kim]

Từ năm 2015, công ty Nguyễn Kim đã bán 49% cổ phần cho công ty Power Buy thuộc Central Group, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Thái Lan, hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực như bất động sản, khách sạn, bán lẻ… do gia tộc Chirathivat sáng lập và điều hành. Central Group cũng là chủ sở hữu hệ thống siêu thị BigC ở Việt Nam hiện nay. Như vậy từ năm 2015, người Thái đã tham gia điều hành hoạt động của Nguyễn Kim cùng với ông Nguyễn Văn Kim, nắm giữ những vị trí chủ chốt trong Ban Lãnh Đạo công ty.

Hồi năm 2018, công ty Nguyễn Kim đã bị Cục Thuế Thành Phố truy thu và phạt do “kê khai gian dối thuế thu nhập cá nhân bằng cách chuyển từ tiền lương chức danh, tiền thưởng, thành tiền tăng ca, làm thêm giờ để trốn thuế… với tổng số tiền lên đến gần 150 tỷ đồng ($6.50 triệu) trong suốt nhiều năm.”

Liên quan đến vụ án này, Công An Thành Phố đã khởi tố bắt giam nhiều bị can về tội “Tham ô tài sản,” “Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.” Trong số này có ông Tất Thành Cang; Tề Trí Dũng (40 tuổi, ngụ quận 7), cựu tổng giám đốc công ty Tân Thuận (IPC); bà Hồ Thị Thanh Trúc (44 tuổi, quê tỉnh Gia Lai, trú quận 7), tổng giám đốc SADECO…

Câu hỏi đặt ra là: Sai phạm của Cang đã rõ như ban ngày từ nhiều năm nay. Vậy tại sao lại xử lý Cang vào thời điểm cận kề ĐH 13? Có ba luồng ý kiến:

Một là "Động thái mới đến từ lãnh đạo mới" của Bí thư Nguyễn Văn Nên, ông muốn làm điều gì đó cho mạnh hơn con người nhu nhược và sợ đụng chạm của Nguyễn Thiện Nhân, để chứng tỏ quyền lực của mình, để “dạy” những kẻ chưa tuân phục tân bí thư.

Hai là Cang lâu nay tuy cúng kiếng đã nhiều, nhưng chưa là bao nhiêu so với khối tài sản khổng lồ y cướp được từ nhiều năm nay. Nhưng vì Cang không chịu nôn ra nữa nên phải xử lý.

Ba là để dằn mặt phe Ba X rằng, đừng có lợi dụng việc đấu đá nội bộ trước thềm đại hội 13 mà “đục nước béo cò”, đưa người phe mình vào nhằm chiếm ưu thế giành nhiều ghế trong BCHTƯ 13.

Ngoài ra việc đột nhiên bí thư Tây Ninh Trần Lưu Quang được điều về làm Phó bí thư thường trực thành Hồ. Tiếp theo bộ CA bất ngờ công bố quyết định điều động đại tá Lê Hồng Nam, giám đốc Công an tỉnh Long An giữ chức vụ giám đốc Công an thành Hồ. Hai điều này cũng góp phần rất lớn trong việc còng tay Cang.

Không biết trong thời gian giữ vai trò Phó Ban chỉ đạo công trình lịch sử TPHCM, Cang có ghi chép về thành tích cướp đất Thủ Thiêm và đẩy hàng chục ngàn gia đình đang sống yên ổn bao đời trên mảnh đất cha ông để lại, nay bị trắng tay không nhỉ?

Với bảy biệt thự tại những khu đất vàng của Cang, mà dư luận đánh giá là giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng, mặc dù Cang đã lo xa là cho vợ đứng tên, và đã làm động tác giả là ly dị vợ, thì có ai nhắc đến những tài sản này nữa không nhỉ?

Máu và nước mắt người Thủ Thiêm giờ ở nơi nào? Đất của dân, nhà của dân, tổ ấm và hạnh phúc của dân bây giờ có được bù đắp?

Cũng có người nói rằng, đây là món quà Giáng Sinh mà thành Hồ tặng bà con dân oan Thủ Thiêm nói riêng và dân oan cả nước nói chung, vì đã tống một tên mối chúa vào lò.

Đứng trước vấn nạn Tất Thành Cang, Ngàn Hương trên mạng “Dân Làm Báo”

[https://danlambaovn.blogspot.com/] có đăng bài “Nhà thơ Bùi Chí Vinh ‘vịnh’ mấy câu về việc này như sau”:

“Thật không đáng để tao làm thơ về mày

Cái thằng Tất Thành Cang mà người đời rủa là Tan Thành Cứt

Mày thành cứt chắc chắn là thúi hoắc

Mùi thúi của đất đai Thủ Thiêm ăn không tiêu đọng lại ở ruột già

Tao nghe đồn tụi mày chơi gái như mafia

Một đêm mấy chục ngàn đô la hơn thu nhập của một nông dân suốt cả đời trồng lúa

Tao nghe đồn mày và băng “Hải Quân Đua Tài” ho lên là ra lửa

Lửa thiêu sạch nhà cửa bà con cách mạng Thủ Thiêm nuôi bây lớn thành người

Nhưng bây không thành người mà hóa kiếp đười ươi…..”

Từ đó, ca dao thời hiện đại mớicó câu:

 Chừng nào bọn Tất Thành Cang

Bị tan thành “cứt” xóm làng mới yên

(Ca dao thời hiện đại)

 Hẹn con thư sau

Giáo Già

(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét