Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Nữ Kỹ sư phát minh ra loại nhựa mới có thể hòa tan trong nước, cứu nguy cho đại dương


Nữ Kỹ sư Sharon Barak đã phát minh ra một loại nhựa 100% từ vật liệu thân thiện với môi trường và dễ dàng hòa tan trong nước. Thậm chí bạn còn có thể uống được cả dung dịch nước của nó nữa…Chúng ta đều biết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa đã và đang dần trở nên trầm trọng hơn trong nhiều thập kỷ qua. Việc tìm ra hướng giải quyết đã trở thành chủ đề luôn được ưu tiên hàng đầu trên toàn thế giới. Hàng năm, có đến hàng triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn cầu và một nửa trong số đó là những vật phẩm chỉ sử dụng một lần, nhưng lại có thể tồn tại trong tự nhiên đến hàng trăm năm mà vẫn không bị phân hủy.
<!>
Sharon Barak, một Kỹ sư Hóa học đến từ Israel, đã từ bỏ công việc hiện tại trong một Công ty sản xuất nhựa để tìm ra cách chế tạo một sản phẩm thay thế khác có thể cứu nguy cho môi trường.
Cuối cùng cô đã thành công trong việc tìm ra chất thay thế có thể giảm thời gian phân hủy xuống chỉ còn trong vài phút.
Cô đã thành công trong việc tìm ra chất thay thế có thể giảm thời gian phân hủy xuống chỉ còn trong vài phút. (Ảnh qua Bright side).

Đây chính xác là một tin vui cho con người trên toàn thế giới, vì cuối cùng hành tinh của chúng ta sắp thoát khỏi cảnh ô nhiễm bởi chất thải nhựa, và sau đây là cách thức hoạt động đáng kinh ngạc của sáng kiến này.
Sản phẩm nhựa có thể hòa tan trong nước ra đời:

Hầu hết các sản phẩm nhựa đã trở thành những vật dụng quá quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Dù muốn hay không, có lẽ trong chúng ta không ai có thể tưởng tượng nổi một cuộc sống nếu thiếu vắng đồ nhựa sẽ ra sao. Nhưng nhựa thông thường lại không thân thiện với môi trường như vậy. Khi bị vứt đi, chúng có thể tồn tại trong tự nhiên qua nhiều thập kỷ và thậm chí là hàng thế kỷ, từ đó tạo nên mối đe dọa cho cả động vật và con người.


Rác thải nhựa không chỉ đe dọa đến thiên nhiên mà còn gây hại cho cả con người và động vật. (Ảnh qua Bright side).

Theo các Chuyên gia, thời gian trung bình để phân hủy sinh học là 50 năm đối với cốc nhựa, 200 năm đối với ống hút, và 450 năm đối với chai nhựa.
Trước tình hình đó, Kỹ sư Hóa học, cô Sharon Barak đã đặt mục tiêu sẽ tạo ra sản phẩm thay thế có cùng chức năng và trông giống hệt như nhựa, nhưng điểm khác biệt là chúng có khả năng hòa tan trong nước mà lại không gây hại cho tự nhiên.
Điều may mắn là cô đã thật sự làm được điều đó! Sharon và nhóm Nghiên cứu của mình đã dành rất nhiều thời gian để trộn khá nhiều các thành phần khác nhau cho đến khi họ tìm được một công thức phù hợp. Chất nhựa “giả” mà Sharon phát minh được làm từ 100% vật liệu thân thiện với môi trường, dễ dàng hòa tan trong nước, và có thể trở thành một phần của tự nhiên. Thậm chí bạn hoàn toàn có thể uống được cả dung dịch nước của nó.

Nếu một chiếc túi được làm từ sản phẩm này vô tình rơi xuống đại dương thì nó sẽ trở thành một phần của đại dương chỉ sau vài phút, mà hoàn toàn không gây ra bất cứ mối đe dọa nào đến môi trường, động vật, và con người như các túi nhựa thông thường. Ngoài ra, phát minh mới này cũng không cần đến một quy trình tái chế phức tạp. Một khi bạn sử dụng xong và không cần chúng nữa, chỉ cần vứt xuống cống là xong. Như trang web của nhóm Nghiên cứu cho biết: Quy trình sản xuất chất này cũng không quá phức tạp, các máy móc dùng để làm túi nhựa thông thường có thể được điều chỉnh để sản xuất ra sản phẩm sáng tạo, có thể giải nguy cho đại dương này.

Hiện tại, Sharon và nhóm của cô đang nỗ lực phát triển Công ty khởi nghiệp của họ với mục đích vì một tương lai sạch đẹp và an toàn cho tất cả.
Sharon đã nhìn thấy một tiềm năng to lớn trong chất thay thế nhựa có khả năng phân hủy sinh học mà cô đang phát triển. Con người có thể sử dụng chất này để bọc thực phẩm, sản xuất chai và với bất kỳ mục đích nào khác mà nhựa thông thường được sử dụng.
Cô và đồng đội của mình vẫn đang làm việc rất hăng say để giới thiệu phát minh của họ đến với thế giới, và họ tin rằng: Việc sản xuất hàng loạt chất “nhựa giả” thân thiện với môi trường này sẽ làm cho thế giới trở nên đáng sống hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét