Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 28 tháng 12 năm 2020 - Hà Trung Liêm

 Chuẩn bị bắt Lê Thanh Hải – cái cớ để Nguyễn Phú Trọng bám ghế?

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/10geXFH8kuZcIQIEnLNqyeJXCrvI9LoR7/view?usp=sharing

Đây là kịch bản cũng có khả năng, đặc biệt nếu ông Trọng hứa sẽ bàn giao vị trí chủ tịch nước sớm để dập tắt những chỉ trích rằng sức khoẻ yếu sẽ khiến ông không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Sau khi ở lại thành công, ông có thể giúp tổng bí thư mới củng cố quyền lực trong khi chuẩn bị một người khác có thể hợp tác suôn sẻ với tổng bí thư mới để tiếp quản chức chủ tịch nước của mình.

Việc tính người kế nhiệm đến nay vẫn còn đang trong bí mật. Liệu các tính toán của ông Trọng như thế nào cũng cần phải chờ xem.

<!>

Trần Văn Chánh - Hiện Trạng Dân Trí, Quan Trí Và Dân Khí Của Người Việt

28/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1AIBhD0o3cRrOU4Xs9A__af8FFS_y0Klc/view?usp=sharing

Với sự phân tích khách quan về dân trí, quan trí và dân khí cùng vài gợi ý đề nghị sơ lược như trên, các nhà đương cuộc có trách nhiệm hiện nay tất yếu đang phải đứng trước một trong hai lựa chọn quyết định mang tính lịch sử: Hoặc quý vị cứ tiếp tục ngu dân và làm thui chột dân khí bằng tất cả những gì cũ kỹ đã làm từ trước tới nay (như trấn áp dân chủ…) để tiếp tục giữ được chính quyền nhưng dân tộc thì bị lụn bại; hoặc quyết tâm chuyển hướng sang phương châm “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, mà trong tình hình hiện nay, “chấn dân khí” là vô cùng quan trọng, để đất nước Việt Nam trở nên hùng cường có thể sánh vai cùng các bè bạn năm châu trên thế giới.

Từ Thức - Seadrift, Một Bi Kịch Việt Mỹ

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1YMHR6torcOwZdBK9KUJFZ5n-GC3fhvBV/view?usp=sharing

Đã đến lúc, muộn còn hơn không, phải có một cuốn phim giải thích, cho những người không theo dõi thời sự hiểu: nếu không có Cộng sản, người Việt Nam, vốn gắn liền với ruộng vườn, làng xóm, không bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ làng lên tỉnh, chưa nói chuyện hy sinh tính mạng, trèo lên thuyền, vượt biển tìm đất sống, nơi xứ lạ quê người.

Chúng ta cần, khẩn cấp, một cuốn phim để nói với thế giới chúng tôi là ai, tại sao chúng tôi phải trôi giạt chân trời, góc biển. Chỉ có ngôn ngữ điện ảnh làm được chuyện đó, nhưng phải có một cuốn phim đáng gọi là một tác phẩm điện ảnh. Không phải là những phim tài liệu, tuyên truyền ngây ngô, chắp vá.

Ngày nay, lớp trẻ Việt Nam đã có nhiều người theo học nghề phim ảnh, không lẽ không có ai đủ khả năng? Và nhiều người Việt thành công, trở thành triệu phú ở nước ngoài, nên nghĩ tới chuyện tài trợ một dự án nghệ thuật có ý nghĩa, có tầm vóc, hơn là bỏ tiền làm những chuyện đồng bóng, vụn vặt, vớ vẩn.

Huy Phương - Văn hóa… phong bì!

28/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1kbAShQwEZahrBhcgU2cqhW79qGSDOjAl/view?usp=sharing

Chuyện kể một bác sĩ trước giờ mổ bệnh nhân, đã muối mặt làm lơ không nhìn giáo sư y khoa cũ của mình là thân nhân đi theo người bệnh để nhận phong bì mấy triệu bạc. Ngày hôm sau, ông bác sĩ giải phẫu này tìm đến nhà người thầy cũ, trả lại phong bì, và xin lỗi, chua xót nói với thầy: “Xin thầy tha lỗi cho con. Hôm qua nếu họ biết con là người quen của thầy, không nhận phong bì của thầy thì thân nhân của thầy sẽ bị nguy hiểm. Trong một ca mổ con không thể làm gì khác hơn, phải chi cho chuyên viên gây mê, y tá, y công… để cho họ làm tốt cho người nhà của thầy!”

Đối với  các cơ quan nhà nước như quan thuế, công an và cả tòa án thì “ngày” của họ là tất cả mọi ngày trong năm. Điều ơn nghĩa trong văn hóa Việt Nam trở thành thứ “văn hóa phong bì” hối lội trắng trợn ngày nay.

Trần Tái Phùng  - Mỹ "triệt hạ" tham vọng siêu cường công nghệ của Trung Quốc Việt Nam hưởng lợi

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1ZxzOgN3vvPj6HWYvG38cXseeL7N9z3A3/view?usp=sharing

Một số ý kiến cho rằng Việt Nam đang là điểm đến của nhiều công ty trên thế giới vì chi phí thấp, nhưng không hẳn là như vậy. Chi phí sản xuất ở Việt Nam không thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Việt Nam được chọn vì ngành sản xuất và công nghiệp đang dịch chuyển sang sản xuất cấp cao. Điều đó được thể hiện qua việc Việt Nam đang có nhiều công ty công nghệ cao đến từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.

Ngoài ra, không nên quên rằng các công ty lớn trên thế giới đã đến Việt Nam. Google và Microsoft đều tìm cách chuyển nhà máy đến Việt Nam hoặc ít nhất là ra khỏi Trung Quốc. Tháng 4/2020, Google đã bắt đầu sản xuất điện thoại mới Pixel 4A tại Việt Nam. Điện thoại Pixel 4A có ý nghĩa rất lớn vì đây là sản phẩm bán chạy thứ 6 ở thị trường Mỹ. Microsoft cũng có những động thái đầu tiên hướng tới sản xuất dòng máy tính Surface mới tại Việt Nam trong quý 2/2020. Vì vậy, rất có thể Việt Nam sẽ trở một công xưởng sản xuất toàn cầu mới.

Thủy điện hay di sản: Lào sẽ mất Luang Prabang?

27/12/2020

 (Hydropower vs Heritage: Will Laos Lose Luang Prabang?)

Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch

The Diplomat – December 23, 2020

https://mekong-cuulong.blogspot.com/2020/12/thuy-ien-hay-di-san-lao-se-mat-luang.html

Dự án đập Mekong khác đe dọa cố đô hoàng gia đinh mất tình trạng Di sản Thế giới UNESCO.

Kế hoạch đầy rủi ro của chánh phủ Lào để xây một đập khổng lồ trên sông Mekong, gần một cách nguy hiểm với khu Di sản Thế giới UNESCO nổi tiếng ở Luang Prabang, cho thấy việc xem thường trách nhiệm pháp lý của họ để bảo vệ khu nổi tiếng, theo các chuyên viên bảo tồn.

Minja Yang, nguyên phó giám đốc của Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO, nói với The Diplomat, “Tôi không thể hiểu vì sao chánh phủ không suy nghĩ 1 giây để cỗ vũ một đập như thế, nó sẽ biến khu Di sản Thế giới thành một cái hồ hay hồ chứa.  Ảnh hưởng sẽ tàn khốc.”

Liệu đại dịch Covid-19 sớm kết thúc sau chủng ngừa?

Joaquin Nguyễn Hòa

27-12-2020

https://drive.google.com/file/d/1EZOZrqOh-tQL8LGyeaHJUFb8z8-qAXXr/view?usp=sharing

Như vậy hai khối dân cư thịnh vượng nhất thế giới là Bắc Mỹ và châu Âu đã bắt đầu một tiến trình để kết thúc đại dịch mà người ta hy vọng là toàn bộ dân chúng trong hai khối này sẽ được chủng ngừa trong năm 2021.

Nhưng một số người quan tâm đến việc tiêm chủng như tỷ phú Bill Gates, lo ngại rằng đại dịch sẽ không chấm dứt khi chỉ có những nước giàu mạnh được tiêm chủng. Hiện vẫn chưa có kế hoạch hay phương tiện tài chính nào rõ ràng để tiêm chủng cho người dân ở những nước nghèo trên thế giới.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 28 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/12d9W_o5lNdEGRnYdnYKkDbQ985ZJZoVx/view?usp=sharing

Chiến tranh Tình báo Trung - Mỹ: ĐCS Trung Quốc phân tích tài liệu đánh cắp được để xác định các điệp viên Mỹ

Đông Phương

28/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1KY7FBQ4ABh0sFGWF9lQB-_3X9_fdTlDI/view?usp=sharing

Ông Douglas Wise, cựu Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và thúc giục toàn bộ cộng đồng tình báo phải tiến hành đánh giá thiệt hại xung quanh vụ OPM và các vụ tấn công mạng khác. Một số người lo lắng rằng vì ĐCSTQ đã nắm rõ các yêu cầu và quy trình của chính phủ Hoa Kỳ khi tuyển dụng các vị trí nhạy cảm, ĐCSTQ có thể lọc dữ liệu OPM, điều chỉnh các hồ sơ cá nhân lý tưởng và chèn gián điệp của ĐCSTQ vào chính phủ Hoa Kỳ.

Việc nghiên cứu dữ liệu OPM đã mang lại cho ĐCSTQ cơ hội chưa từng có để quan sát kỹ cách hoạt động của hệ thống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đồng thời do mạng lưới điệp viên ở Trung Quốc mà CIA dày công thiết lập đã bị phá hủy hoàn toàn, nên Hoa Kỳ đã mắt nhắm mắt mở khi giao dịch với ĐCSTQ, khiến những tranh cãi về vấn đề làm thế nào để đối phó với Trung Quốc (ĐCSTQ) trong chính phủ Hoa Kỳ ngày càng gay gắt.

2021 - Kịch bản nào cho Biển Đông ?

Thùy Dương  RFI

28/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1VmoGaiLe1Fjcm_1N-jS77u6GP0J5xIjs/view?usp=sharing

Năm 2021 là năm chính quyền Mỹ có thay đổi lớn, rất nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại đã đưa ra các đề xuất và dự đoán chính sách của chính quyền Biden tới đây, trong đó có một chủ đề nổi bật là chính sách Mỹ-Trung, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang gia tăng.

Nhà phân tích chính sách hàng hải, Mark J Valencia, một nhà bình luận và tư vấn chính trị, trên trang mạng châu Á, Asia Times, ngày 23/12/2020 đưa ra “Một vài kịch bản ở Biển Đông vào năm 2021” từ tệ hại nhất đến tích cực nhất, từ ít khả năng xảy ra nhất đến dễ thành hiện thực nhất.

Liệu có khả năng xảy ra chiến tranh do xung đột ở Biển Đông?

Nguồn Bản tin ngày Thứ hai 28 tháng 12 năm 2020

https://diemnhan.blogspot.com/2020/12/ban-tin-ngay-thu-hai-28-thang-12-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét