Tháng 4 năm nay kỷ niệm đúng 36 năm ngày tôi rời SàiGòn. Ngày 29-4-1975 gia đình tôi bứng gốc, bứng rễ bỏ hết tất cả để thoát khỏi Việt
<!>
Mất gốc là gì? Tự điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Trung Tâm Từ Điển Học ấn bản năm 1994, (xuất bản ở Hà Nội) và Từ Điển Tiếng Việt, Vietlex, 2009 của một nhóm biên soạn, nhà xuất bản Đà Nẵng (cũng xuất bản ở Hà Nội), cả hai cùng định nghĩa:
Mất gốc: Không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình do nguồn gốc dân tộc, giai cấp.
Theo tự điển tiếng Việt 1997-2004 The Free Vietnamese Dictionary Project, http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/ , và http://vdict.com/ , cả hai in cùng một giải thích:
Mất gốc: Cắt đứt quan hệ với tổ tiên, nòi giống, cơ sở. Thí dụ: Mấy tên mất gốc sống nhờ vào đế quốc Mỹ.
Cùng một chữ “mất gốc” mà tự điển xuất bản ở Hà Nội định nghĩa khác hẳn với tự điển trên Internet ở hải ngoại. Tôi bảo đảm nếu trưng cầu dân ý hay đến những ông bợm nhậu hỏi “mất gốc” là gì thì sẽ có thêm nhiều định nghĩa khác nhau. Nếu tôi nói định nghĩa này đúng, định nghĩa kia sai thì thể nào tôi cũng chết, không vì đạn bên này thì cũng vì lưỡi dao bên kia nên tôi để cho tùy mọi người xét xử “mất gốc” có nghĩa là gì.
Để xem tôi có mất gốc hay không, trước nhất tôi phải tìm hiểu tôi là người gốc gì trước đã. Tôi đang sống ở
-Tôi sinh ở nhà thương Đức Chính, trên đường Cao Thắng. Lần cuối cùng tôi xem trên bản đồ, đường Cao Thắng chưa bị động đất chạy sang Mỹ mà vẫn còn cắt ngang con đường Nguyễn Đình Chiểu và Điện Biên Phủ (Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản cũ).
-Tên trong căn cước, giấy hôn thú bên Mỹ của tôi vẫn là tên Việt Nam Nguyễn Tài Ngọc (Ngay cả con của tôi, dù rằng sinh ở Mỹ, tôi vẫn đặt chúng nó tên Việt
- Nhiều người Hoa ở SàiGòn nói tiếng Việt có sõi đến đâu nhưng khi mình nghe biết ngay họ không phải là người Việt vì họ nói tiếng Việt lơ lớ. Ngày xưa khi vừa mới qua Mỹ, tôi nhủ thầm trong mười năm tôi sẽ nói tiếng Anh như gió. Ấy thế mà 36 năm sau, tôi nói tiếng Anh với giọng… Việt
Qua ba lý do trình bày trên, cho dù tôi sống ở Mỹ đến hơn trăm tuổi, gốc nòi giống của tôi là Việt
Tôi không chối cãi gốc của tôi, thế nhưng tôi sống ở Mỹ 36 năm, hơn gấp đôi thời gian sống ở SàiGòn. Như thế thì tôi có mất gốc hay không?
Trước khi nói đến tôi, tôi muốn nói về con cái của tôi trước. Bạn bè khuyên tôi nên dậy chúng nó tiếng Việt để khỏi bị mất gốc. Lời khuyên dậy chúng nó tiếng Việt thì tôi đồng ý, nhưng lý do thì tôi không đồng ý. Lý do để mai sau nó về Việt
Giờ thì đến phiên tôi. Tôi có mất gốc hay không? Nếu theo định nghĩa mất gốc là cắt đứt quan hệ với cơ sở, tôi đã mất gốc. Cơ sở, nhà cửa của tôi bây giờ là ở Mỹ. Căn nhà số 16/38/25 Nguyễn Thiện Thuật vĩnh viễn không còn là của gia đình tôi nữa. Nó đã có chủ mới. Gia đình tôi không bao giờ lấy nó lại được vì không ai điên dại nhận thức mình phạm lỗi tước đoạt tài sản người khác rồi trả lại cho chúng tôi. Lần đầu tiên trở lại SàiGòn vào xem nhà, tôi công nhận có bùi ngùi và có cảm tưởng mình đã trở về nhà cũ. Nhưng rồi lần thứ hai, thứ ba, thứ tư, càng ngày tôi càng cảm thấy xa lạ, nhất là lần cuối cùng người chủ hiện thời đã phá xập hoàn toàn, xây lại một căn nhà mới. Đứng nhìn căn nhà hình dạng không còn như xưa, ngay cả bảng số nhà cũng thay đổi, tôi không còn cảm thấy liên hệ với nơi tôi khôn lớn nữa. Ngược lại khi trở về Mỹ, máy bay đáp xuống phi trường LAX, lái xe về nhà thấy bóng dáng căn nhà ở
Nếu nói mất gốc là cắt không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình thì tôi xin phân tích bản chất tốt đẹp hay không của người Việt Nam mà tôi đã chứng kiến, có kinh nghiệm tiếp xúc, trong ba giai đọan:
1. Thời gian tôi ở SàiGòn từ lúc sinh đẻ cho đến ngày 30-4-1975.
2. Thời gian tôi sống và sinh hoạt chung với người Việt tỵ nạn từ ngày 30-4-1075 đến ngày 11-7-1975, khi tôi rời trại tỵ nạn ra sống trong xã hội Mỹ.
3. 36 năm tôi sống ở Hoa Kỳ , từ ngày 11-7-1975 cho đến ngày hôm nay.
1.Thời gian tôi ở SàiGòn từ lúc sinh đẻ cho đến ngày 30-4-1975: Tôi rời SàiGòn năm lên 17 tuổi. Ở Mỹ, 17 tuổi vẫn còn là con nít, vẫn còn dưới tuổi trưởng thành. Hai người 18 tuổi trở lên liên hệ tình dục không luật pháp nào ngăn cấm, nhưng nếu người trên 18 tuổi liên hệ tình dục với người dưới 18 tuổi thì sẽ bị ghép vào tội dụ dỗ trai/gái dưới tuổi vị thành niên, dù rằng người dưới 18 tuổi thỏa thuận. Dưới 18 tuổi chưa được đi bầu. Dưới 18 tuổi chưa được phép uống bia rượu. Tóm lại, dưới 18 tuổi đầu óc vẫn còn non nớt. Ấy thế mà tôi đã mục kích bao nhiêu sự xấu xa ở quê hương tôi:
- Một anh lính tài xế trong xóm tôi mang xe Jeep về nhà hút xăng trong xe ra rồi bán lại cho người trong xóm với giá rẻ.
- Gia đình nào có con cái đến tuổi quân dịch chạy tiền thì sẽ được miễn dịch. Trong khi người Mỹ đổ máu cho tự do của miền
- Tôi đi gác nhân dân tự vệ phải gác thế cho người đóng tiền trong khi các cấp chỉ huy hệ thống Nhân Dân Tự Vệ lấy tiền thu.
- Tổng Thống và Phó Tổng Thống VNCH đều là những bậc tướng lãnh. Khi trận chiến Cộng Sản thôn tính miền Nam đến mức quyết liệt, Tổng Thống lên trước quốc dân tuyên bố sẽ chiến đấu sát cánh bên dân, Phó Tổng Thống lên tuyên bố trước quân đội VNCH và cả thế giới là “Tôi thích ăn nước mắm, tôi quyết sẽ ở lại với quê hương tôi tử thủ đến mức cuối cùng”. Ấy thế mà trước khi xe tăng Cộng Sản phá vỡ cửa sắt Dinh Độc Lập, Tổng Thống và đại gia đình đã yên lặng đi ngoại quốc mang theo cả một máy bay đầy của cải, Phó Tổng Thống cũng rời khỏi SàiGòn bay đến một chiến hạm Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ. Một quốc gia với dân tình tham nhũng là một lối sống. Một quân đội cá tính từ Binh Nhì đến Trung Tướng chỉ lo cho cá nhân của mình thì cái tốt đẹp vốn có của mình do nguồn gốc dân tộc không còn hiện hữu.
- Miền Bắc dùng võ lực thôn tính miền
2. Thời gian tôi di tản từ 30-4-1075 đến ngày 11-7-1975: Bài “Chí
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ.
(Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh có nghĩa là Từ xưa đến nay hỏi có ai không chết? Hãy để lòng son chiếu sử xanh. Hai câu thơ tiếng Hán này là của Văn Thiên Tường, một tướng lãnh của Trung Hoa). Hai câu thơ sau, ý của tác giả là người ta chỉ biết anh hùng sau khi thời thế xẩy ra. Tôi kém may mắn tìm hiểu được bản chất của người đồng hương trong cơn ly loạn:
-Hỗn loạn dành đường sống cho riêng mình.
-Ăn cắp chai tương ớt, xì dầu ở nhà ăn trong trại tỵ nạn đem về phòng ngủ barrack của mình dù rằng người Mỹ nói như van lậy thức ăn không thiếu thốn.
-Lấy hết chăn trên máy bay, khi vào trại mang chăn ra cắt may thành áo lạnh, đến nỗi người Mỹ không mang chăn trên những chuyến máy bay sau nữa.
-Những người muốn trở lại Việt
-Orote Point: dân tỵ nạn ở trong lều quân đội, đôi lúc phải giặt quần áo rồi phơi ở bên ngoài lều. Phơi mà không có người nhà canh chừng thì bao nhiêu quần áo cũng bị mất cắp.
-Cũng ở Orote Point, người Mỹ họ cắt nửa thùng phi làm thùng giữ phân và nước tiểu ở những toilette gỗ, xây dã chiến. Lính G.I. là người đi đổ và lau rửa toilette. Không hiểu tại sao mà người Việt tỵ nạn không đi tiêu vào thùng phi mà tiêu tiện đầy lên chỗ phản ngồi bằng gỗ. Cuối cùng, họ bắt người tỵ nạn chia phiên nhau lau rửa và đổ thùng phân vì họ nói mãi nhưng chẳng ai nghe.
-Người gạt người, thân hay lạ, trong việc đóng tiền vượt biên.
-Và sau cùng, một cảnh gia đình tôi mãi không bao giờ quên. Bên cạnh chỗ ngồi của gia đình tôi trên chiếc tầu chiến Mỹ đi từ Vũng Tầu đến
3. 36 năm tôi sống ở Hoa Kỳ, từ ngày 11-7-1975 cho đến ngày hôm nay:
Vào năm 1994, khi trận động đất ở Northridge gây thiệt hại trầm trọng cho nhiều thành phố, kể cả Simi Valley, FEMA (Federal Emergency Management Agency- Cơ Quan Quản Lý Khẩn Cấp Liên Bang) đến Simi Valley thiết lập trụ sở cứu giúp. Vợ tôi làm cho County, tình nguyện làm giúp FEMA. Một trong những sự trợ giúp khẩn cấp là thức ăn. Động đất gây ra cúp điện, thức ăn trong tủ lạnh do đó sẽ bị hư. Nhà ai thức ăn bị hư thối đến điền giấy tờ (chỉ có một vài chi tiết: tên tuổi và địa chỉ) thì FEMA sẽ phát cho một thẻ phiếu trị giá $120 dollars. Cầm thẻ phiếu này đến bất cứ siêu thị nào mua sắm thức ăn dùng nó để trả tiền, siêu thị sẽ lấy vì họ sẽ tính tiền lại với chính phủ. Vợ tôi thấy một người đàn bà Việt
Ai có đọc báo Mỹ thỉnh thoảng sẽ thấy người Việt
Cách đây vài tháng, tôi có viết một bài phê bình “Xem Paris By Night 99 : Tôi là người Việt Nam” , đăng trong Saigonocean.com http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm .Paris By Night hay ASIA là những chương trình nhạc được người Việt hải ngoại ưa chuộng, và như thế ít ra cũng phản ảnh một phần nào dư luận của người Việt. Chủ đề của DVD này là hãnh diện vì tôi là người Việt
1. Hầu hết những người Việt
2. Ông “vua nail” Quý Tôn tuyên bố là ông ta ước ao những người làm nail đoàn kết để nâng cao giá cả. Tôi ngồi nghe há hốc miệng kinh hoàng trong khi cả hí viện vỗ tay ầm ầm, kể cả người hướng dẫn chương trình. Chỉ có chính thể Cộng Sản xưa cũ mới ấn định giá cả hàng hóa. Giá cả do nhà nước ấn định như trong các nước Cộng Sản ngày xưa (và cả Việt
3. Paris By Night là một cơ cấu thương mại, tổ chức ca nhạc thu tiền bán vé, bán DVD để lấy lời. PBN tạo ra một chủ đề kích thích dân tộc tính để thu hút khán giả, bán DVD. Khi bắt đầu DVD phần 2, Nguyễn Ngọc Ngạn còn nhân cơ hội để quảng cáo bán sách viết mới nhất của mình. Dùng một niềm tự hào chung -hãnh diện tôi là người Việt Nam- để làm tiền gây lợi riêng mà không một ai thấy ngứa tai gai mắt?
Theo tự điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, “mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt
Nguyễn Tài Ngọc
April 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét