Ông Kimura và "Trái táo Diệu kỳ"
Hiện nay
trái táo của ông không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản mà còn được người dân
rất nhiều nước khác mơ ước được một lần thưởng thức nó. Trái táo của ông
đem bổ làm 2 nửa để trong vòng 2 năm thì cũng không có chuyện bị thối,
biến dạng màu sắc như các loại táo khác mà nó chỉ héo, teo nhỏ đi và màu
đỏ của vỏ táo chỉ hơi nhạt đi một chút còn vẫn giữ được mùi thơm ngọt
tựa như kẹo nên được gọi là “Trái táo phép màu”.
Trái táo
đó cũng không được bán thông dụng như các loại táo khác thì nhu cầu mua
quá lớn so với lượng thu hoạch được. Và ông Kimura cũng được mời tới rất
nhiều quốc gia để dạy về nông nghiệp.
<!>
Cuốn sách " Trái táo thần kỳ của Kimura"
Ông Kimura đã dùng đủ mọi thứ có tác dụng diệt sâu bệnh thay cho thuốc
bảo vệ thực vật như dấm, tỏi, rượu trắng..nhưng đều không đem lại kết
quả như mong muốn. Các vườn táo của hàng xóm đều tươi tốt chỉ riêng vườn
táo nhà ông là tiêu điều, không có sức sống. Kết cục là năm ấy ngay một
quả táo ông cũng không được thu hoạch. Rồi ông nghĩ thử cố gắng thêm
một năm nữa xem sao.
Nhưng rồi 2 năm, 3 năm qua đi, vườn táo
nhà ông Kimura cũng không khởi sắc, không cho ra một quả táo nào. Kinh
tế gia đình cạn kiệt, ông phải bán cả xe tải và xe riêng của nhà đi. Con
gái của ông phải đi giày rách tới trường, chỉ được dùng các dụng cụ học
tập cũ. Hàng xóm dè bịu, khích bác, nói ông không bình thường, là kẻ
ngốc, phá gia tri tử. Năm thứ 4 qua đi rồi đến năm thứ 5, vườn táo nhà ông vẫn trong tình trạng tồi tệ như thế.
Tới năm thứ 6, những cây táo của ông Kimura đã yếu đến mức chỉ cần ấn
vào thân cây thì cây sẽ bị rung lắc đung đưa. Lúc này, ông đã cúi đầu
trước từng cây táo và nói chuyện với nó “Tao xin lỗi đã bắt mày phải làm
cái việc không tưởng như thế. Không cho hoa cũng được, không cho quả
cũng được chỉ xin mày đừng chết”. Và khi đã cảm thấy mình không thể cứu
vớt được gì nữa, tháng 7 năm đó, ông trèo lên núi Iwaki, quyết tâm tìm
đến cái chết. Tuy nhiên trong lúc đó tình cờ ông đã phát hiện ra bên
sườn núi có một cái cây sồi mọc rất tươi tốt, xung quanh cây có rất
nhiều côn trùng, sâu bệnh, nấm gây hại…và lúc đó ông Kimura đã chợt nhận
ra yếu tố quyết định chính là đất của nơi này. Quá kích động, ông đào
đất lên, cảm nhận được đất tơi xốp trong lòng bàn tay, ngoài ra ông còn
ngửi thấy mùi hương đặc trưng của đất trên núi. Không nghĩ ngợi nhiều,
ông bỏ cả đất vào trong miệng, khi vị thơm của đất lan tỏa trong miệng
ông đã thốt lên “Đúng rồi, phải tạo ra loại đất như thế này thôi”.
Từ khi bắt đầu ngưng dùng thuốc bảo vệ thực vật, gần nửa số cây táo
trong 800 cây táo nhà ông bị chết chỉ còn lại khoảng 400 cây. Và năm
nay, trong 400 cây đó chỉ duy nhất có 1 cây nở 7 bông hoa. Đến tận năm
thứ 8, ông Kimura mới được nhìn thấy táo nhà mình nở hoa. 7 bông hoa đó
chỉ đậu được 2 quả táo. Sau khi thắp hương, ông đã chia cho cả nhà cùng
ăn. Và hết sức kinh ngạc, dù họ sinh ra và lớn lên trong gia đình có
truyền thống trồng táo đã ăn không biết bao nhiêu quả táo nhưng lần đầu
tiên được ăn loại táo ngon đến như vậy.
Sang năm thứ 9, lần đầu tiên gia đình nhà ông Kimura được chiêm ngưỡng
cảnh tượng cả vườn táo nhà mình nở hoa, cả nhà không ai kìm chế được
nước mắt. Ngày hôm đó, ông đã đi ngắm hoa không biết bao nhiêu lần và để
chúc mừng ông đã mang rượu đến, cúi đầu trước từng gốc cây táo và nói
“Cảm ơn mày, mày đã nở hoa rất đẹp đó”. Sau này, khi được mọi người
khen, ông đã nói lúc đầu ông nghĩ mình sẽ tạo ra cây táo nhưng việc ông
làm được chỉ là giúp đỡ nó thôi, còn chính bản thân cây táo đã phải nỗ
lực rất nhiều. Sau bao nhiêu thất bại ông mới nhận ra được chân lý đó.
Tuy nhiên, những trái táo năm đó thu hoạch được chỉ có kích thước bằng
quả bóng bàn. Để đạt được kích thước như trái táo bình thường ông lại
phải mất thêm vài năm nữa. Trái táo của ông tuy rằng không phải quá lớn,
hình dạng chưa được đẹp hơn nữa đôi chỗ còn bị sâu nhưng đã ăn một lần
là không thể quên được. Trái táo của ông đem bổ làm 2 nửa để trong vòng 2
năm thì cũng không có chuyện bị thối, biến dạng màu sắc như các loại
táo khác mà nó chỉ héo, teo nhỏ đi và màu đỏ của vỏ táo chỉ hơi nhạt đi
một chút còn vẫn giữ được mùi thơm ngọt tựa như kẹo nên được gọi là
“Trái táo phép màu”.
Năm 1991, do tác động của cơn bão nên
không chỉ hơn nửa số táo của tỉnh Aomori vị rụng mất mà vô số những cây
táo bị quật đổ. Vậy mà vườn táo nhà ông Kimura không những không có một
cây nào bị đổ mà hơn 80% số quả táo vẫn còn đậu lại trên cành. Thông
thường chiều dài rễ của các cây táo khác chỉ tầm vài mét nhưng rễ của
cây táo nhà ông Kimura lại dài hơn 20m, vì thế nó sẽ giúp giữ chắc cho
cây táo và giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, trở thành sức mạnh
để đánh bật bệnh do sâu hại gây ra.
Nguồn Isenpai
Mỹ Toàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét