Ngứa ngáy, chảy nước mắt, hắt hơi, chảy mũi và đau họng… là một số triệu chứng của dị ứng theo mùa. Nhiều người dùng thuốc kháng histamin nhưng nó khiến họ cảm thấy buồn ngủ và rất mệt mỏi. May thay, có một số liệu pháp nhiên, công hiệu tương tự thuốc kháng histamin mà lại an toàn.
1.Gừng
Gừng từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc kháng viêm và hạ sốt tự nhiên. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm xem nó có hiệu quả chống lại triệu chứng dị ứng phấn hoa (viêm mũi dị ứng) hay không.
Một thí nghiệm cho thấy những con chuột bạch ăn gừng ít hắt hơi và cọ mũi hơn. Gừng có thể ức chế sự xâm nhập của các tế bào mast (dưỡng bào) trong niêm mạc mũi cũng như sản sinh ra các kháng thể IgE đặc hiệu. Qua đó đưa ra kết luận: các đặc tính chống viêm của gừng có thể ức chế sự hoạt động của các tế bào mast, từ đó có tác dụng phòng ngừa hoặc làm thuyên giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
2. Vi khuẩn có lợi
Các bệnh dị ứng đều có liên quan đến các thành phần đường ruột. Hơn 70% hệ thống miễn dịch của con người nằm ở ruột, vì vậy đường ruột không khỏe mạnh có thể khiến các triệu chứng dị ứng trở nên trầm trọng hơn. Đây có thể là lý do tại sao lợi khuẩn rất hữu ích trong việc giảm bớt dị ứng theo mùa.
Một nghiên cứu cho thấy 40 bệnh nhân dị ứng phấn hoa Tuyết Tùng Nhật Bản đã uống sữa chua có chứa lợi khuẩn “Bifidobacterium longum BB536”, trong khi một nhóm khác dùng giả dược (placebo). Kết quả là những người tham gia uống sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi, có các triệu chứng về mắt và mũi (như ngứa, sổ mũi, nghẹt mũi) đều thuyên giảm rõ rệt, tình trạng viêm họng cũng được cải thiện.
Một thử nghiệm lâm sàng khác gồm 49 bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng mãn tính. Các nhà nghiên cứu lần lượt yêu cầu một nhóm uống 100ml sữa chua đã qua xử lý nhiệt có chứa vi khuẩn “Lactobacillus acidophilus L-92” và nhóm còn lại uống giả dược.
Kết quả cho thấy các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, viêm niêm mạc mũi, sưng đỏ mắt và chảy nước mắt của bệnh nhân uống sữa chua chứa lợi khuẩn đã giảm rõ rệt. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng mãn tính nên dùng sữa chua chứa chủng Lactobacillus acidophilus L-92.
Nghiên cứu thứ ba gồm 20 người bị viêm mũi dị ứng theo mùa. Một nhóm dùng lợi khuẩn “Lactobacillus casei Shirota” và nhóm khác dùng giả dược. Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu máu của bệnh nhân ở giai đoạn đầu, cao điểm và cuối mùa phấn hoa để xác định các chỉ số IgE toàn phần, IgG đặc tính phấn hoa và IgE, cũng như chỉ số của các protein cytokine gây viêm. Kết quả cho thấy chủng lợi khuẩn Lactobacillus casei Shirota có tác dụng ức chế đáng kể các cytokine gây viêm và làm giảm các chỉ số của kháng thể IgG và IgE.
Kết luận là việc bổ sung vi khuẩn có lợi có thể điều tiết cơ chế miễn dịch của bệnh nhân viêm mũi dị ứng và làm giảm các triệu chứng liên quan.
3. Vitamin D
Nghiên cứu cho thấy bệnh hen suyễn và các bệnh dị ứng có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin D. Trong một nghiên cứu với 483 trẻ em, người ta thấy rằng trong số những trẻ bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, mề đay cấp tính và dị ứng thức ăn thì thường thấy đa phần ở những trẻ thiếu vitamin D. Ngoài ra, các chỉ số IgE của những bệnh nhi này cũng liên quan nhiều đến tình trạng thiếu hụt vitamin D.
Một nghiên cứu khác kéo dài 5 tháng đã tiến hành liệu pháp miễn dịch với 100 trẻ em bị nhạy cảm với phấn hoa hoặc viêm mũi dị ứng, đã cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn và vitamin D cùng lúc có thể cải thiện phản ứng miễn dịch của trẻ.
4. Pycnogenol
Các gốc tự do oxy khiến các tế bào mast giải phóng histamin, là thủ phạm của tất cả các chứng dị ứng gây khó chịu. Pycnogenol là một chất chiết xuất từ vỏ cây thông của Pháp có chứa bioflavonoid, có thể loại bỏ các gốc tự do một cách mạnh mẽ.
Một nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của nó với chất ức chế giải phóng histamin của tế bào mast “Sodium cromoglicate” và phát hiện ra rằng Pycnogenol có hiệu quả tương tự như Sodium cromoglicate.
Một nghiên cứu khác tìm hiểu tác dụng của Pycnogenol đối với bệnh viêm mũi dị ứng phấn hoa bạch dương. 39 được điều trị Pycnogenol từ 5 đến 8 tuần trước khi bắt đầu mùa dị ứng bạch dương có các triệu chứng mắt và mũi nhẹ hơn nhiều so với nhóm dùng giả dược. Ngoài ra, chỉ số IgE đặc hiệu với bạch dương ở nhóm dùng giả dược tăng 31,9%, trong khi nhóm dùng Pycnogenol chỉ tăng 19,4%.
Phân tích chi tiết cũng cho thấy những người tham gia trước khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, nếu bắt đầu dùng Pycnogenol càng sớm thì khả năng giảm các triệu chứng càng tốt. Những bệnh nhân bắt đầu dùng Pycnogenol từ 7 đến 8 tuần trước khi mùa dị ứng đến, đã nhận được kết quả tốt nhất.
5. Sản phẩm từ ong
Người ta đã sử dụng phấn ong, keo ong, mật ong và các sản phẩm từ ong khác để điều trị dị ứng trong nhiều thế kỷ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang phát triển các loại thuốc chống dị ứng dựa trên cơ sở này. Các con chuột bạch bị viêm mũi dị ứng sau khi được điều trị bằng keo ong cho thấy các triệu chứng chảy nước mũi và cọ mũi đã thuyên giảm nhiều, đồng thời ức chế đáng kể việc giải phóng histamin từ các tế bào mast. Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy Bioflavonoids “myricetin” trong phấn hoa ong có tác dụng chống dị ứng phấn hoa.
Nhờ các biện pháp tự nhiên này, bệnh nhân bị dị ứng theo mùa không cần dùng nhiều thuốc để chống lại các triệu chứng khó chịu trong các mùa xuân, hạ, thu. Chỉ cần kết hợp các biện pháp tự nhiên này vào cuộc sống hàng ngày, thì các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm.
Tara Thorne
Chủng ngừa cúm năm 2020 có gì khác Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Nguồn: Dr. Vi Hồ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét