Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Điểm tin Thế giới ngày 01/10/2020 - Hoa Tự Do

Đài Loan sẽ tăng cường triệu tập quân dự bịQuân đội Đài Loan đang xem xét tăng tần suất gọi quân dự bị để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng này, một nguồn tin nói với Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan CNA hôm thứ Tư (30/9), theo Taiwan News.Theo đề xuất ban đầu, việc triệu tập quân dự bị sẽ diễn ra hàng năm và việc huấn luyện sẽ diễn ra trong vòng hai tuần, thay vì tần suất hai năm một lần và thời gian huấn luyện chỉ từ 5 đến 7 ngày như hiện tại, nguồn tin cho biết.

<!>

Thông tin này được nguồn tin tiết lộ sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Nghiêm Đức Phát nói với truyền thông một ngày trước đó rằng, Bộ của ông đang thực hiện các biện pháp để biến lực lượng dự bị quân sự của Đài Loan thành lực lượng dự phòng đáng tin cậy hơn, có thể giúp lực lượng chính quy thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự xung quanh hòn đảo này.

Kim hứa luôn sát cánh cùng Tập

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tái khẳng định sự ủng hộ “bất biến” của chính quyền ông đối với chính quyền Trung Quốc trong thông điệp gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hãng truyền thông KCNA của Bắc Hàn đưa tin hôm thứ Năm (30/9), theo Yonhap.

“Nhà lãnh đạo tối cao [Kim] cũng nhấn mạnh trong thông điệp rằng ông, đảng và nhân dân CHDCND Triều Tiên sẽ luôn đứng về phía Tổng bí thư [Tập], Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và nhân dân Trung Quốc trong hành trình tranh đấu để hoàn thành sự nghiệp chung là bảo vệ và làm rạng danh chủ nghĩa xã hội vốn đã phải trả giá bằng xương máu”, KCNA đưa tin.

Thông điệp đề ngày 1/10 được gửi đi để chúc mừng nhà lãnh đạo Trung Quốc nhân kỷ niệm 71 năm ngày quốc khánh Đảng Cộng sản Trung Quốc, và trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng.

Hạ viện Mỹ tiếp tục thông qua luật về Tân Cương

Các nghị sĩ Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư (30/9) đã thông qua dự luật yêu cầu các công ty niêm yết tại Mỹ khai báo các liên kết thương mại nếu có với Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại Bắc Kinh dung túng việc sử dụng lao động cưỡng bức tại khu vực này, theo SCMP.

Nếu được ban hành, dự luật sẽ buộc các công ty niêm yết tại Mỹ phải kê khai trong báo cáo hàng năm rằng hàng hóa nhập khẩu của họ, hoặc thực thể liên kết với họ, có xuất xứ ở Tân Cương hay chứa nguyên liệu có nguồn gốc ở đó hay không. Đặc biệt phải khai báo rõ hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ các “trại lao động cưỡng bức” hay không và nếu có thì doanh thu mà các sản phẩm đó tạo ra là bao nhiêu.

Việc nhập khẩu hàng hóa sản xuất bằng lao động cưỡng bức là trái phép ở Mỹ, những người ủng hộ dự luật hy vọng rằng việc tăng cường tính minh bạch về sự tham gia của các thực thể Mỹ trong chuỗi cung ứng có liên kết với Tân Cương sẽ nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề này và buộc các công ty phải cân nhắc lại chuỗi cung ứng của họ.

TikTok phải ra đi nếu không đạt thỏa thuận với Oracle

SCMP hôm nay đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết nếu thỏa thuận của TikTok với Oracle không thể đáp ứng các yêu cầu an ninh của Mỹ, ứng dụng chia sẻ video do Trung Quốc sở hữu sẽ bị cấm hoạt động tại đây.

“Nếu thỏa thuận có thể được chốt theo các điều khoản của chúng tôi, chúng tôi sẽ cho phép nó tiếp tục hoạt động. Nếu không, nó sẽ bị đóng cửa”, ông Mnuchin cho biết tại một hội nghị nhà đầu tư do CNBC tổ chức hôm thứ Tư (30/9).

“Tổng thống nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề an ninh quốc gia. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ [phải] đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí an ninh quốc gia của chúng tôi ”, ông Mnuchin nói.

“Tất cả mã code sẽ phải được chuyển cho Hoa Kỳ. Oracle sẽ chịu trách nhiệm xây dựng lại mã, làm sạch mã, đảm bảo mã an toàn trong dữ liệu đám mây của họ”, ông Mnuchin nói thêm.

Tình báo Mỹ cần chuyển trọng tâm vào các mối đe dọa từ Trung Quốc, theo Hạ viện

Các nhóm khủng bố al Qaeda, ISIS và khu vực Trung Đông không còn là trọng tâm hàng đầu!

Mỹ đang đối diện nguy cơ đánh mất vai trò dẫn đầu trên trường quốc tế cho Trung Quốc, trừ khi chính phủ và cộng đồng tình báo Mỹ chuyển hướng tập trung và nguồn lực đã bị đặt sai chỗ bấy lâu này nhằm giải quyết mối đe dọa thâm hiểm, chưa được coi trọng đúng mức từ Bắc Kinh, Ủy ban Tình báo Hạ viện cảnh báo trong một báo cáo mới, theo tờ The Epoch Times hôm thứ Tư (30/9).

“Nếu thiếu mất sự tái phân bổ đáng kể các nguồn lực, chính phủ Mỹ sẽ không đạt được các kết quả cần thiết để cho phép Mỹ tiếp tục cạnh tranh với Trung Quốc trên trường quốc tế”, Ủy ban Tình báo Hạ Viện, đứng đầu là Dân biểu Adam Schiff, viết trong báo cáo.

Báo cáo hôm thứ Tư, chắt lọc từ hàng trăm giờ đồng hồ phỏng vấn với các sĩ quan tình báo và hàng nghìn đánh giá phân tích, kết luận việc cộng đồng tình báo Mỹ trong một thời gian rất dài chỉ tập trung vào công cuộc chống khủng bố và các vấn đề Trung Đông sau vụ tấn công 11/9, đã khiến nhiều năng lực tình báo khác của Mỹ bị “teo tóp” lại, nhất là trong bối cảnh ĐCSTQ đang đặt ra một “thách thức chiến lược độc nhất và ngày càng gia tăng” đối với an ninh quốc gia.

“Trong khi Mỹ đang bận rộn với al Qaeda, ISIS và các chi nhánh lớn nhỏ của chúng, thì sự thống trị không có địch thủ của Washington trên trường quốc tế trước đây đã biến mất tăm”, báo cáo cho biết, nói thêm rằng Trung Quốc đã “tận dụng hai thập kỷ qua để chuyển mình thành một quốc gia có khả năng thay thế Mỹ, từ đó trở thành cường quốc hàng đầu thế giới”.

Bản tóm tắt báo cáo dài 37 trang cho biết các cơ quan tình báo đã không chú trọng đúng mức vào các mối đe dọa “mềm” và lâu dài từ Trung Quốc, xoay quanh vấn đề các bệnh truyền nhiễm và biến đổi khí hậu, cũng như các tác động tàn phá và bất ổn tiềm tàng của nó đối với cuộc sống người dân Mỹ.

Theo báo cáo, đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) đã phơi bày sự thiếu hiểu biết của Washington về hệ thống ra quyết định của Bắc Kinh, đặc biệt là động lực nội tại ở hàng ngũ lãnh đạo cấp trung ương và cấp tỉnh của ĐCSTQ. Ngược lại, Bắc Kinh đã có những nỗ lực nhất quán để củng cố mối quan hệ với chính quyền cấp bang và cấp thành phố ở Hoa Kỳ, thâm nhập sâu vào hệ thống chính quyền quốc gia.

Báo cáo cho biết: “Rủi ro là rất lớn. Nếu cộng đồng tình báo (IC) không nhận diện chính xác và hiểu được bối cảnh rộng các ý đồ của Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ không hiểu được các yếu tố thúc đẩy việc ra quyết sách của Trung Quốc. Nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ không hiểu cách thức và động cơ Bắc Kinh ra quyết định, sẽ rất khó để phát triển các chính sách mang đến kết quả có lợi cho nước Mỹ nói riêng và an ninh toàn cầu nói chung”.

Báo cáo không quy trách nhiệm rõ ràng cho cộng đồng tình báo hay chính quyền Trump đối với những thiếu sót được trình bày, mà thay vào đó chỉ ra rằng, nước Mỹ, trong suốt giai đoạn hậu 11/9, đã hành động chậm chạp trong quá trình chuyển đổi từ chống khủng bố sang giải quyết các mối đe dọa từ Trung Quốc.

“Sau vụ 11/9, chúng tôi đã tái định hướng vào sứ mệnh bảo vệ quê hương và đã rất thành công. Nhưng sau hai thập kỷ, năng lực của IC trong việc giải quyết các mục tiêu khó diệt như Trung Quốc lại đang suy yếu dần. Nếu không ngay lập tức tái định vị và sắp xếp lại các nguồn lực một cách sâu rộng, thì chúng ta sẽ thiếu mất năng lực sẵn sàng cạnh tranh với Trung Quốc – về mặt ngoại giao, kinh tế và quân sự – trên trường quốc tế trong nhiều thập kỷ tiếp theo”, Dân biểu Schiff nói trong một thông cáo báo chí.

Khó khăn, làn sóng biểu tình ở Venezuela dâng cao

Làn sóng biểu tình đã nổ ra trên khắp Venezuela khi người dân bất bình với tình trạng ngày càng thiếu hụt những thứ thiết yếu, từ điện, nước đến nhiên liệu và đồ gia dụng, The Guardian.

Kể từ hôm Chủ nhật (27/9), hơn 100 cuộc biểu tình đã nổ ra ở ít nhất 17 trong số 23 bang của Venezuela, đôi lúc dẫn đến các cuộc giao tranh với cảnh sát chống bạo động.

Không giống làn sóng biểu tình trước đây do phe đối lập tổ chức nhắm vào việc lật đổ Tổng thống Nicolás Maduro, tình trạng bất ổn hiện tại phần lớn diễn ra bên ngoài Caracas và những người biểu tình không chủ đích kêu gọi thay đổi chính phủ một cách rõ ràng.

Tuy nhiên, cảnh sát và các nhóm dân quân đô thị, gọi là các nhóm colectivos vốn bao gồm những thành phần thiên tả, đã được chính quyền triển khai để trấn áp các cuộc biểu tình. Nhiều người đã bị bắt giữ

Hoàng Chi Phong: Đàn áp và ngoại giao sói chiến sẽ không có lối thoát

NTD đưa tin, cựu Tổng thư ký Đảng dân chủ Demosistō Hoàng Chi Phong và nhà hoạt động xã hội Cổ Tư Nghiêu đã ra hầu toà hôm 30/9 vì tham gia biểu tình trái phép hôm 5/10 năm ngoái. Ngoài ra, Hoàng Chi Phong còn bị cáo buộc vi phạm lệnh cấm che mặt.

Hoàng Chi Phong nói: “Gia đình của 12 người biểu tình đã đến trụ sở Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hồng Kông đề đạt yêu cầu. Tôi hy vọng mọi người sẽ không đánh mất sự chú ý này. Chúng tôi muốn gửi một thông điệp rõ ràng đến thế giới rằng, ngay cả khi ĐCSTQ cố gắng dẫn độ, bức hại, thậm chí là tống giam chúng tôi, chúng tôi cũng không có lý do để đầu hàng”. 

“Ngày 1/10 là Quốc khánh Trung Quốc, cho dù hôm nay hay ngày mai, cũng giống như một ngày có ý nghĩa tượng trưng, tôi tin rằng cộng đồng quốc tế sẽ gửi tín hiệu rõ ràng đến Bắc Kinh rằng: Đàn áp và Ngoại giao sói chiến sẽ không có lối thoát”.

Cổ Tư Nghiêu nói với các phóng viên rằng, hiện anh đang bị ung thư giai đoạn 4. Tế bào ung thư đã di căn và anh cần phải làm phẫu thuật. Cổ Tư Nghiêu cũng cho biết anh đã 9 lần vào tù vì phong trào dân chủ, nhưng ngay cả khi bị bệnh nặng, anh cũng vẫn tìm cơ hội thích hợp để chiến đấu.

Hoàng Chi Phong và Cổ Tư Nghiêu đã bị tuyên án, nhưng đã được tại ngoại sau khi nộp 1.000 đô la Hồng Kông bảo lãnh. Ngoài ra, Hoàng Chi Phong cũng bị cấm rời khỏi thành phố. 

Ông Pompeo thúc giục Vatican lên án lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc

Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 30/9 thúc giục Tòa Thánh Vatican tham gia cùng Hoa Kỳ tố cáo những vi phạm tự do tôn giáo ở Trung Quốc. Ông Pompeo nói rằng Giáo hội Công giáo nên đi đầu trong cuộc chiến đòi hỏi các quyền cơ bản của con người.

Theo AP, Ngoại trưởng Pompeo đưa ra lời kêu gọi này tại một hội nghị về tự do tôn giáo do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh tổ chức, với sự tham dự của các quan chức hàng đầu Vatican. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Vatican đang đàm phán với Bắc Kinh về việc gia hạn thỏa thuận gây tranh cãi về việc đề cử giám mục tại Trung Quốc.

Đầu tháng này, ông Pompeo đã chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận trong một bài viết trên tạp chí tôn giáo First Things. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho rằng Vatican đã xâm phạm quyền hạn đạo đức khi ký kết thỏa thuận.

Du học sinh Trung Quốc sát hại cha mẹ để trở lại Anh

Theo báo Daily Mail, Hoàng Mỗ Dương, 22 tuổi, sinh viên Trung Quốc du học ở Anh, có nguy cơ bị kết án tử hình với cáo buộc giết cha mẹ ruột của mình.

Theo thông tin ban đầu, do dịch viêm phổi Vũ Hán, Hoàng Mỗ Dương tạm dừng việc học ở Anh để trở về quê nhà vào đầu tháng 8. Sau đó, cha mẹ nghi phạm được cho là đã ngăn cản Mỗ Dương trở lại Anh do lo ngại dịch bệnh. Bất đồng này đã khiến Hoàng Mỗ Dương ra tay sát hại cha mẹ. Tuy nhiên, có nguồn tin cho biết nghi phạm có mâu thuẫn với cha mẹ về vấn đề tài chính.

Mỗ Dương bị bắt vào ngày 17/8 khi đang lẩn trốn tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia.

Theo truyền thông địa phương, gia đình nghi phạm thuộc tầng lớp khá giả ở Trung Quốc, mẹ là giáo sư Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây còn cha là luật sư.

Giao tranh Armenia – Azerbaijan: Nga yêu cầu rút lính đánh thuê nước ngoài

Theo trang RT của Nga, Moscow ngày 30/9 lên án việc sử dụng lính đánh thuê trong cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia tại vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh, gọi đây là mối đe dọa đối với toàn bộ khu vực và cần phải bị “rút lui” ngay lập tức.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Các chiến binh của các nhóm vũ trang bất hợp pháp, đặc biệt là từ Syria và Libya đã được chuyển đến khu vực xung đột để tham gia trực tiếp vào cuộc chiến. Nga quan ngại rằng, điều này sẽ tạo ra mối đe dọa lâu dài đối với an ninh của tất cả các quốc gia trong khu vực”.

Theo đánh giá của RT, dù không nêu cụ thể quốc gia nào, đây rõ ràng là thông điệp gửi tới Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan.

Theo báo Guardian, có khoảng 1.000 lính đánh thuê Syria đã được đưa tới Azerbaijan từ giữa tháng 9 với mức lương khoảng 1.000 USD/người/tháng. Cũng theo Guardian, có ít nhất 3 chiến binh Syria thiệt mạng ở vùng Nagorno-Karabakh vào ngày 30/9.

Xung đột Armenia – Azerbaijan đang diễn biến theo chiều hướng ngày một phức tạp. Hôm 29/9, Armenia cho biết quân đội Azerbaijan đang sử dụng pháo binh tầm xa và có sức công phá mạnh hơn trong cuộc chiến và Armenia dọa sẽ triển khai vũ khí hạng nặng để đáp trả.

Quan hệ Úc-Trung rạn nứt, Canberra có ‘quân át chủ bài’ chống Bắc Kinh

Úc nắm trong tay một lợi thế lớn chống lại các hạn chế của Bắc Kinh, nhưng giống như bất kỳ lựa chọn hạt nhân nào khác, đây là loại vũ khí mà Úc tốt nhất không nên mang ra sử dụng.

Khi quan hệ Trung Quốc – Úc đang trên bờ vực xấu đi, Bắc Kinh đã lựa chọn hành động trả đũa đối với các sản phẩm nông nghiệp của Úc, nhưng vẫn luôn không dám động đến quặng sắt của đối phương. 

Phân tích của giới truyền thông Mỹ cho rằng, quặng sắt của Úc chính là “lựa chọn hạt nhân” mà Úc đang nắm giữ trong chính sách ngoại giao đối với Trung Quốc, điều này mang lại cho Canberra (thủ đô nước Úc) một lợi thế lớn chống lại các hạn chế của Bắc Kinh.

Ngày 12/9, trang Bloomberg đã đăng tải bài viết với tiêu đề “ Úc có ‘lựa chọn hạt nhân ngoại giao’ đối với Trung Quốc“, bài viết nhìn nhận rằng thông qua việc kiểm soát xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc, hiện Úc đang chiếm ưu thế trong quyền phát ngôn với Bắc Kinh.

Kể từ đầu năm tới nay, mối quan hệ Trung-Úc đã xấu đi nhanh chóng. Đầu tháng 9, hai nhà báo Úc thường trú tại Trung Quốc đã phải mau chóng đào thoát khỏi đại lục, nhưng đã bị các nhân viên an ninh quốc gia bắt giữ và thẩm vấn vào lúc nửa đêm khi đang chạy trốn. Trước đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt giữ Thành Lôi (Cheng Lei), nữ MC có quốc tịch Úc dẫn chương trình kênh CGTV (Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc) mà không giải thích lý do với chính phủ Úc, khiến Canberra khá bất bình.

Tháng 4 năm nay, chính phủ Úc đã yêu cầu mở cuộc điều tra độc lập mang tính toàn cầu đối với nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán, còn gọi là Covid-19. ĐCSTQ ngay lập tức tỏ thái độ bất mãn và đe dọa chế tài kinh tế đối với Úc. Đáp lại, Úc cho biết họ sẽ không nhượng bộ. 

Những căng thẳng về ngoại giao đã lan rộng sang lĩnh vực kinh tế. ĐCSTQ đã cấm nhập khẩu thịt bò, rượu vang và lúa mạch của Úc như các đòn trả đũa thương mại. Đáp trả, hồi tháng trước, chính phủ Úc đã chặn thương vụ mua lại doanh nghiệp sữa Lion Dairy và Drinks của Úc của tập đoàn sữa Trung Quốc Mengniu Dairy từ công ty Kirin Holdings của Nhật.

Mặc dù quan hệ Trung – Úc rạn nứt, nhưng cho đến nay cả hai bên vẫn chưa đụng đến giao dịch quặng sắt.

“Vũ khí cốt lõi” của Úc nhắm trúng hạch tâm quản lý kinh tế của Bắc Kinh

Trang Bloomberg cho rằng, quặng sắt chắc chắn là sản phẩm cốt lõi trong việc lèo lái nền kinh tế Trung Quốc của Bắc Kinh. Trong một năm qua, Trung Quốc đã nhập khẩu 700 triệu tấn quặng sắt từ Úc, cao gấp đôi so với đầu những năm 2010 khi mối quan hệ giữa hai nước còn bền chặt. 

Đối với Bắc Kinh mà nói, việc phụ thuộc vào quặng sắt của Úc là một điểm yếu chí tử. Nhưng khác với bất kỳ lựa chọn hạt nhân nào khác, đây là loại vũ khí mà Úc tốt nhất không nên mang ra sử dụng. 

Bài báo chỉ ra rằng, một khi nhấn phải “cái nút hạt nhân” này, lực sát thương đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ là rất lớn. Các ngành sản xuất và ngành bán lẻ do các công ty tư nhân làm chủ đạo vẫn đang gặp khó khăn trước tác động của đại dịch viêm phổi Vũ Hán và hầu hết các khoản đầu tư vào tài sản cố định thậm chí còn đang thấp hơn mức trì trệ vào năm ngoái. 

Các ngành xây dựng và kỹ thuật do nhà nước lãnh đạo đã trở thành nguồn lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này lại đòi hỏi một lượng lớn gang thép, quặng sắt và than cốc để xây dựng và thi công. Nói cách khác, bộ máy kinh tế Trung Quốc phu thuộc rất lớn vào nguồn cung sắt thép để vận hành. 

Trung Quốc là nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới và Úc đóng vai trò hết sức quan trọng trong nguồn cung sắt thép cho Trung Quốc. Các mỏ sắt của Úc cung cấp 2/3 lượng quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng nhập khẩu một lượng lớn than cốc từ Úc để sản xuất thép.

Trong xung đột ngoại giao với Trung Quốc, nếu Úc biến chuỗi cung ứng này thành một vũ khí sắc nhọn, điều này sẽ đánh trúng vào hạch tâm quản lý kinh tế của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Úc cũng sẽ không dễ dàng nhấn nút “lựa chọn hạt nhân” này, vì nó cũng sẽ tác động mạnh đến kinh tế Úc vốn phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu.

Quặng sắt Úc là mặt hàng khó thay thế

Hồi tháng 6 trang tin tài chính CNBC cũng đăng một bài phân tích đưa ra những kết luận tương tự. Bài báo cho rằng, mặc dù Bắc Kinh đã có các hành động trả đũa đối với một số sản phẩm nông nghiệp Úc, nhưng điều này vẫn không gây tổn hại lớn đến thương mại song phương. ĐCSTQ chưa hề đụng đến quặng sắt vốn là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Úc, bao gồm cả than cốc, thực tế là bởi ĐCSTQ hiện có rất ít nguồn cung thay thế khác để lựa chọn.

Hồi tháng 5 năm nay, một giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Gang thép Trung Quốc cho biết tuy rằng Trung Quốc có thể thay thế quặng sắt của Úc bằng quặng sắt châu Phi, nhưng muốn khai thác tài nguyên khoáng sản châu Phi thì phải sau 4 đến 5 năm nữa mới thực hiện được.

Theo số liệu của ngân hàng UBS, trong năm 2019, 21% lượng quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Brazil. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của Brazil đang chịu ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, cộng thêm thời tiết ẩm ướt cùng hậu quả do một vụ tai nạn lớn gần đây, tờ Wood Mackenzie dự đoán xuất khẩu quặng sắt của Brazil sẽ giảm 4% vào năm 2020.

Tạp chí Tài chính Australia (AFR) cũng cho rằng, ĐCSTQ không thể thay thế quặng sắt của Úc bằng quặng sắt của Brazil, chính vấn đề này đã làm suy yếu khả năng đe dọa của ĐCSTQ đối với Úc. Theo AFR, các sản phẩm cốt lõi được dùng để sản xuất thép căn bản không thể thỏa mãn được nhu cầu của Trung Quốc.

“Thị trường này rất eo hẹp… bởi bạn không thể tìm thấy thêm tấn quặng sắt nào dư thừa trên thị trường”, nhà phân tích Glyn Lawcock từ tập đoàn UBS cho biết.

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét