Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho 'Chiến tranh bất thường' với Trung Quốc và Nga


 Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, toàn bộ quân đội phải cải thiện hơn nữa trong "chiến tranh bất thường", không phải chỉ để chống lại sự gia tăng của các nhóm khủng bố và những kẻ tấn công mạng, mà còn để ngăn chặn Nga và Trung Quốc, theo Asia Times đưa tin hôm 4/10.Theo bài viết trên Tạp chí Không quân, Chiến lược Quốc phòng của Lầu Năm Góc đang tập trung vào cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ với Nga, Trung Quốc hay các quân đội được trang bị công nghệ tiên tiến khác, thay vì những quân đội với công nghệ thấp ở Trung Đông và châu Phi."Chiến tranh bất thường" không chỉ dành cho các lực lượng hoạt động đặc biệt.
<!>

Bài viết đề cập đến một bản tóm tắt được công bố vào ngày 2/10 về Chiến lược Quốc phòng Quốc gia 2018. Bản tóm tắt chỉ ra rằng, Lầu Năm Góc vẫn chưa chuẩn bị đủ cho tình huống chiến đấu, trong đó kẻ thù đã khai thác điểm yếu trong công nghệ và chiến thuật của Hoa Kỳ. 

Bản tóm tắt cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc, Nga và Iran là “những quốc gia sẵn sàng thực hiện các chiến dịch bóp méo thông tin, lừa dối, phá hoại và cưỡng bức kinh tế, cũng như các hoạt động ngụy trang, du kích và bí mật”.

Bài viết nhấn mạnh rằng, những kiểu chiến đấu này không phù hợp với “cuộc cạnh tranh sức mạnh vĩ đại” trực diện mà Hoa Kỳ dự tính, và cũng không phù hợp với những loại máy bay chiến đấu mới phức tạp, vũ khí siêu thanh hay các thiết bị công nghệ cao, tiên tiến khác.

Bản tóm tắt nêu rõ: "Sự chuyển hướng của bộ phận chúng ta sang cạnh tranh quyền lực lớn không phải là sự từ bỏ các năng lực quan trọng mà chúng ta đã phát triển để chống lại chiến tranh bất thường".

“Thay vào đó, sự thay đổi này mang đến cho chúng ta một cơ hội quan trọng để cập nhật cách tiếp cận của chúng ta đối với chiến tranh bất thường, và giải quyết hoàn toàn các thách thức mà các đối thủ của chúng ta đặt ra ngày nay”.

Chiến tranh bất thường đề cập đến các xung đột với những kẻ thù không phải là một phần của quân đội nhà nước chính thức. Những nhóm này gieo rắc thông tin và tuyên truyền sai lệch để đạt được mục tiêu của chúng, theo Asian Times.

Thay vì dựa vào hành động quân sự truyền thống như đối đầu trực diện bằng không kích và xâm nhập mặt đất, chiến tranh bất thường chủ yếu dựa vào những trò lừa đảo trên nền tảng kỹ thuật số và khai thác những điểm yếu trong khả năng của kẻ thù.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, quân đội cần xem xét lại cách thức sử dụng các lực lượng cho các nhiệm vụ chống khủng bố và chống nổi dậy, chiến tranh mạng và thông tin.

Để giải quyết vấn đề này, Lầu Năm Góc đã đề xuất các khoản đầu tư nhất quán hơn vào các chiến lược tác chiến bất thường vốn có thể dễ dàng nâng cấp và tiết kiệm chi phí, để chuẩn bị cho cuộc xung đột "khu vực xám" trong không gian mạng leo thang sang lĩnh vực vật lý. Đồng thời, cần có nỗ lực thống nhất giữa Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên bang khác cũng như các quốc gia đồng minh và đối tác.

Các binh sĩ phải có “hiểu biết rộng rãi và đủ kiến ​​thức chuyên môn về IW,” bản tóm tắt cho biết.

Theo trang tin Real Clear Defense, mô hình của Nga dường như là một sự thoái trào của Chiến tranh Lạnh với việc nhấn mạnh vào tiến hành chiến tranh bất thường dựa vào các lực lượng nổi dậy.

Việc Nga kích động cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine đã tạo cơ hội cho Nga chiếm Crimea, đồng thời khiến Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu và NATO.

Trong khi đó, Trung Quốc đã áp dụng lại mô hình của Nga nhưng kết hợp với tư duy chiến lược của Trung Quốc để tạo ra một “chiến dịch thâm nhập bền bỉ”.

Bài viết trên Tạp chí Không quân cho biết, mô hình của Trung Quốc thuộc các hoạt động của "Vùng Xám". "Vùng xám" được thiết lập dựa trên sự mơ hồ trong luật pháp quốc tế và tránh mức độ bạo lực liên quan đến các chiến thuật chiến tranh bất thường.

Trung Quốc không sử dụng lực lượng hoạt động đặc biệt, mà sử dụng lực lượng ít công khai hơn như lực lượng cảnh sát biển và tuần duyên, để giành lấy lãnh thổ thực địa theo cách không chính thức. 

Mô hình Trung Quốc cũng kết hợp với chiến tranh thông tin và truyền thông chiến lược, để thuyết phục người dân trong nước về tính đúng đắn trong các hoạt động bành trướng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời chống lại những chỉ trích của quốc tế về việc chế độ này không tuân thủ các công ước, chuẩn mực và phán quyết trên các vùng lãnh thổ tranh chấp.

Trong khi nước Nga dựa vào lực lượng nổi dậy để lật đổ các mục tiêu của mình, thì Trung Quốc sử dụng chiến thuật chia rẽ giữa các đối thủ đồng minh tiềm năng. Ví dụ, việc Trung Quốc tán thành Tổng thống Duterte có một phần nguyên nhân nhằm khiến quan hệ Mỹ - Philippines trở nên nguội lạnh, theo Asia Times.

Trung Quốc cũng đang tích hợp các hoạt động ngoại giao, kinh tế và quân sự để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình. Ví dụ, các nỗ lực ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm dịu các nỗ lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã xây dựng chuỗi các sân bay, bến cảng và đặc khu kinh tế trên khắp Nam Á và Đông Phi, cung cấp cho Trung Quốc những “điểm mạnh chiến lược” để xây dựng cơ sở và tiếp tế, đồng thời hạn chế các lựa chọn của đối thủ cạnh tranh.

Các dự án phát triển này thường dẫn đến việc Trung Quốc trở thành chủ nợ của các quốc gia, từ đó cho phép nước này giám sát các hoạt động tại các quốc gia "con nợ".

Nguyễn Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét