Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Diểm Tin Thế Giới Chiều 27 và Sáng 28/10/2020 - Hoa Tự Do


Mỹ ký hiệp ước quân sự với Ấn Độ chống Trung Quốc

Mỹ và Ấn Độ đã ký kết một hiệp ước chia sẻ dữ liệu vệ tinh và bản đồ nhạy cảm hôm thứ Ba khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo về mối đe dọa từ một Trung Quốc ngày càng hung hăng, theo Reuters. Cũng góp mặt trong chuyến thăm Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết hiệp ước quốc phòng mới – Hiệp định Trao đổi và Hợp tác Cơ bản về Hợp tác Không gian Địa lý – là một “cột mốc quan trọng” nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa quân đội hai nước.Ông Esper nói thêm, Mỹ có kế hoạch bán thêm máy bay chiến đấu và máy bay không người lái cho Ấn Độ. Hiệp định này sẽ cho phép Ấn Độ tiếp cận với một loạt dữ liệu địa hình, hàng hải và hàng không quan trọng giúp tên lửa và máy bay không người lái được trang bị vũ trang nhắm trúng mục tiêu. 

<!>

Theo một nguồn tin quốc phòng Ấn Độ, hiệp ước cũng sẽ cho phép Mỹ cung cấp các thiết bị hỗ trợ định vị và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến trên các máy bay do Mỹ bán cho Ấn Độ.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tham dự một cuộc họp báo chung tại New Delhi, Ấn Độ, hôm thứ Ba (27/10).

Thủ tướng Thái thề không từ chức bất chấp biểu tình

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm thứ Ba đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của các đảng phái đối lập tại một phiên họp quốc hội mà ông đã thiết lập để thảo luận về các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng yêu cầu ông từ chức và cải cách chế độ quân chủ, theo Reuters.

“Tôi sẽ không trốn chạy khỏi các vấn đề. Tôi sẽ không rời bỏ nhiệm vụ của mình bằng cách từ chức vào thời điểm đất nước đang gặp khó khăn”, ông tuyên bố.

Các cuộc biểu tình đã khiến hàng chục nghìn người xuống đường kể từ giữa tháng 7 và đã trở thành thách thức lớn nhất trong nhiều năm nay đối với một chính quyền bấy lâu nay nằm trong sự thống trị của quân đội. 

Cung điện của Vua Maha Vajiralongkorn không đưa ra bình luận nào kể từ thời điểm bắt đầu các cuộc biểu tình chỉ trích chế độ quân chủ.

Các thành viên đối lập trong quốc hội Thái Lan đã yêu cầu Thủ tướng Prayuth ngừng trốn tránh sau những lời tuyên bố trung thành với chế độ quân chủ và hãy từ chức. Những người chỉ trích ông cho biết ông đã thiết kế các cuộc bầu cử năm ngoái nhằm duy trì quyền lực ông đã có được từ năm 2014. Ông phản bác rằng các lá phiếu bầu là công bằng.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tham dự một phiên họp quốc hội đặc biệt để thảo luận về tình hình chính trị hiện tại và các cuộc biểu tình chống chính phủ đang diễn ra ở Bangkok, Thái Lan hôm thứ Hai (26/10).

Bỉ trở thành quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus Vũ Hán cao nhất Châu Âu

Chính phủ Bỉ sẽ triệu tập vào thứ Sáu tới để quyết định triển khai đợt đóng cửa quốc gia tiềm năng lần thứ hai, sau khi tỷ lệ nhiễm virus Vũ Hán đạt mức kỷ lục mỗi ca trên 100.000 công dân, theo Reuters.

Quốc gia có 11 triệu dân này ghi nhận 1.390 ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán trên 100.000 cư dân trong vòng hai tuần trở lại đây, theo dữ liệu ngày hôm qua từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu.

Các ca lây nhiễm mới hàng ngày ở Bỉ, nơi đặt trụ sở chính của Liên minh châu  Âu và NATO, đạt mức cao nhất với hơn 18.000 ca vào ngày 20/10, gần gấp 10 lần so với mức cao nhất của làn sóng đại dịch thứ nhất vào mùa xuân.

Số lượng bệnh nhân trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) đang gia tăng gấp đôi cứ sau 8 ngày, tiềm ẩn nguy cơ hết giường bệnh.

Cảnh sát tuần tra Quảng trường Grand ở thủ đô Brussels của Bỉ trong thời gian diễn ra lệnh giới nghiêm ban đêm do chính phủ Bỉ áp đặt khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán vẫn tiếp diễn hôm 20/10.

Nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa kêu gọi chỉ định luật sư đặc biệt điều tra con trai Biden

Một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đang kêu gọi chỉ định một luật sư đặc biệt để điều tra con trai ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden – Hunter Biden – về những cáo buộc xung quanh các giao dịch mờ ám của gia đình vị cựu phó tổng thống này ở nước ngoài, theo The Epoch Times.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley cho biết cần chỉ định một luật sư đặc biệt để điều tra  vụ việc bất kể Tổng thống Trump có tái đắc cử hay không. 

Trao đổi với tờ Washington Examiner, ông Hawley nói:

“Tôi khẳng định rằng vụ việc nên được điều tra, và tôi nghĩ rằng cần chỉ định một luật sư đặc biệt. Điểm mấu chốt của là tôi nghĩ rằng cuộc điều tra cần được tiếp tục không bị gián đoạn. Nếu cần một luật sư để làm điều đó, thì hãy làm như vậy”.

Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Chuck Grassley, một dân biểu Đảng Cộng hòa, cho rằng Bộ Tư pháp Mỹ cần vào cuộc. Ông cho hay:

“Tôi nghĩ rằng chúng ta đã có đủ bằng chứng về mọi thứ tồi tệ mà họ đã làm, và tôi nghĩ những gì chúng ta cần là FBI và Bộ Tư pháp thực hiện công việc của họ. Tôi đã nghiên cứu vụ này đủ lâu. Không cần đến một luật sư đặc biệt đâu. Chỉ cần tiến hành theo quy trình bình thường là đủ”.

Microsoft và các hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ đóng góp tài chính lớn cho chiến dịch Biden

OpenSecrets, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên theo dõi dòng luân chuyển tài chính trong hồ sơ chính trị và chiến dịch của các  ứng viên tổng thống, đã công bố số liệu cho thấy các tập đoàn công nghệ lớn nhất nước Mỹ đã đóng góp tài chính khổng lồ cho chiến dịch Biden trong kỳ bầu cử này, theo The Epoch Times.

Năm hãng công nghệ đóng góp hàng đầu cho ủy ban ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden gồm Alphabet (công ty mẹ của Google) đứng thứ nhất, tiếp đến là Microsoft, đứng thứ tư; rồi đến Amazon đứng thứ năm. Alphabet đóng góp lên đến 1,9 triệu đô la cho ủy ban, Microsoft đóng góp gần 1 triệu đô la và Amazon đóng góp hơn 900.000 đô la.

Các công ty công nghệ lớn khác lọt danh sách các nhà tài trợ hàng đầu cho kỳ bầu cử 2020 gồm hai gã khổng lồ Facebook và Apple. Đặc biệt, so với các công ty khác, Microsoft đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ chiến dịch của Biden. 

Các giám đốc điều hành cấp cao của Microsoft đã quyên góp cho chiến dịch Biden trong thời gian bầu cử sơ bộ nhiều hơn bất kỳ công ty công nghệ lớn nào khác, theo dữ liệu từ Dự án Revolving Door, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách Mỹ (CERP).

Lượng lớn cử tri không thuộc đảng Cộng hòa, mới đi bầu lần đầu tiên xuất hiện tại cuộc vận động tranh cử của TT Trump

Chủ tịch Đảng Cộng hòa Ronna McDaniel cho biết, dữ liệu bầu cử cho thấy số cử tri ủng hộ Tổng thống Trump đang mở rộng và không chỉ giới hạn ở các cử tri Đảng Cộng hòa hoặc những người đã bỏ phiếu cho ông vào năm 2016, theo The Epoch Times.

Tại cuộc vận động tranh cử hôm thứ ba của TT Trump ở Martinsburg, bang Pennsylvania hôm thứ Hai, có 11.593 người tham dự, 14,1% trong số đó không phải cử tri Đảng Cộng hòa và 21,6% trong số đó không bỏ phiếu vào năm 2016. 

Tại một cuộc vận động tranh cử khác ở Lititz, Pennsylvania cũng vào hôm thứ Hai, có 18.894 người tham dự, 22,2 phần trăm trong số đó không phải là cử tri Đảng Cộng hòa đã đăng ký tham gia trước đó và 20,8 phần trăm trong số đó không bỏ phiếu vào năm 2016. 

Đầu hôm thứ Hai, tại cuộc vận động đầu tiên của TT Trump ở Allentown, bang Pennsylvania, có 13.331 người tham dự, 23,8 phần trăm trong số đó không phải là cử tri Đảng Cộng hòa và 21,9 phần trăm trong số đó đã không bỏ phiếu vào năm 2016, theo thông tin thu thập được từ những người đăng ký tham gia sự kiện.

Được biết, TT Trump sẽ tổ chức các sự kiện vận động cử tri liên tiếp tại các bang Ohio, Michigan, Wisconsin, Nebraska, Arizona và Florida.

(Ảnh: Reuters)

Đài Loan cám ơn Mỹ vì hỗ trợ quốc đảo gói vũ khí mới

Đài Bắc hôm thứ Ba (27/10) đã cảm ơn Washington về đề xuất bán gói vũ khí mới cho Đài Loan giúp quốc đảo tăng cường khả năng quốc phòng, theo Taipei Times.

“Chính phủ Đài Loan cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ đã một lần nữa cung cấp các vũ khí phòng thủ quan trọng sau thông báo về gói vũ khí gồm ba phần bán [cho Đài Loan] vào tuần trước”, phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Đài Loan Trương Đôn Hàm cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba.

“Việc mua bán này một lần nữa cho thấy hành động cụ thể của chính phủ Hoa Kỳ nhằm thực hiện các cam kết an ninh theo ‘sáu đảm bảo’ và Đạo luật Quan hệ Đài Loan, đồng thời chứng tỏ rằng chính phủ Hoa Kỳ coi việc hỗ trợ Đài Loan tăng cường năng lực tự vệ của chúng tôi là một vấn đề rất quan trọng”, ông Trương nói.

Đối mặt với chủ nghĩa bành trướng và khiêu khích quân sự của chính quyền Trung Quốc, Đài Loan sẽ hiện đại hóa hơn nữa khả năng quốc phòng và nâng cấp khả năng tác chiến phi đối xứng, nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, Tuyên bố cho biết.

Gói vũ khí mới nhất mà Mỹ muốn bán cho Đài Loan bao gồm tới 100 Hệ thống Phòng thủ Bờ biển Harpoon và các thiết bị liên quan với chi phí ước tính là 2,37 tỷ USD, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Lầu Năm Góc cho biết trong một thông cáo báo chí.

Ngoài ra gói vũ khí mới còn có 400 tên lửa phóng từ bề mặt RGM-84L-4 Harpoon Block II, bốn tên lửa tập trận RTM-84L-4 Harpoon Block II, 411 container, 100 đơn vị vận chuyển bệ phóng Hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon, 25 xe tải radar và các dịch vụ hậu cần liên quan và hỗ trợ khác, tuyên bố cho hay.

Gói vũ khí mà chính phủ Mỹ đề xuất lên Nghị viện xem xét sẽ cải thiện khả năng của bên nhận qua đó gia tăng khả năng đối phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai, khi nó cung cấp một giải pháp linh hoạt để tăng cường khả năng phòng thủ trên mặt đất và trên không cho Đài Loan, tuyên bố cho biết thêm.

Mỹ đã bình thường hóa việc bán vũ khí của mình cho Đài Loan và đã xem xét các yêu cầu mua vũ khí của Đài Loan, thay vì giữ lại và phê duyệt các đề xuất tích lũy cùng một lúc, Nghị sĩ đảng Dân Tiến Vương Định Vũ viết trên Facebook.

Ông Vương cho biết thêm, vũ khí mà Mỹ cung cấp có khả năng tác chiến tầm xa và chính xác, có thể được tích hợp với các hệ thống vũ khí hiện có của Đài Loan.

Sau khi Washington vào tuần trước thông báo về đề xuất bán thêm vũ khí cho Đài Loan, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm thứ Hai tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhà sản xuất vũ khí Lockheed Martin Corp, Raytheon Technologies Corp và các công ty khác của Mỹ có liên quan đến hợp đồng mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan.

Trong khi đó, Uông Văn Bân, một phát ngôn viên khác Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đe dọa rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện “các biện pháp cần thiết” để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia nếu Mỹ không từ bỏ kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan.

Thủ tướng Đài Loan: Tập Cận Bình chớ mong lấy ‘chiến tranh’ dọa người Đài Loan

Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương (giữa) (ảnh chụp màn hình YouTube / 自由時報電子報).

Trước những lời lẽ mang tính đe dọa của ông Tập Cận Bình, Thủ tướng Đài Loan nói, người dân Đài Loan không bao giờ muốn phát sinh mâu thuẫn với nước khác, chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi cũng không muốn người khác mang “chiến tranh” ra đe dọa chúng tôi, theo SOH.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình tại Lễ kỷ niệm 70 năm ” Kháng Mỹ viện Triều” (Kháng chiến chống Mỹ, viện trợ Triều Tiên) cử hành vài ngày trước đã đặc biệt nhấn mạnh, rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ thế lực nào xâm phạm và chia cắt lãnh thổ của tổ quốc, nếu không sẽ “đánh phủ đầu” thế lực đó.

Trong bối cảnh tình hình căng thẳng của Bắc Kinh với xã hội quốc tế ngày càng leo thang, những lời lẽ này của ông Tập được cho là đang ám chỉ Hoa Kỳ, Hồng Kông và Đài Loan.

Trước những lời lẽ mang tính đe dọa của ông Tập Cận Bình, Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương hôm Chủ nhật (ngày 25/10) đã trả lời truyền thông rằng: “Chúng tôi không bao giờ xung đột với mọi người, nhưng quyết tâm bảo vệ quê hương của chúng tôi cũng nhất định vô cùng kiên định. Chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng cũng đừng vì vậy mà nghĩ rằng có thể mang ‘chiến tranh’ ra để đe dọa người dân Đài Loan chúng tôi”.

Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương nói rằng Tổng thống Thái Anh Văn khi đọc diễn văn trong ngày Quốc khánh 10/10 năm nay đã đặc biệt trích dẫn một đoạn trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Liên Hợp Quốc: “Trung Quốc không bao giờ muốn làm bá chủ thế giới. Trung Quốc sẽ không mở rộng, không mưu cầu phạm vi ảnh hưởng”. Tổng thống Thái đã hy vọng rằng ông Tập Cận Bình sẽ có thể nói được làm được.

Ông Tô Trinh Xương cũng cho biết vào hôm 25/10 khi đến địa khu Tam Hiệp ở Đài Bắc để kỷ niệm 120 năm thành lập Nông hội: “Trong 120 năm kể từ khi Nông hội thành lập đến nay, chính phủ đã sát cánh cùng nông dân, mưu cầu phúc lợi cho những người nông dân; để phát triển vùng đất này, mọi người có thể tưởng tượng chúng tôi đã vất vả đến thế nào”. 

“Người dân Đài Loan đã bao đời nay luôn kiên định trong việc gìn giữ quê hương, giữ vững tự do dân chủ, làm chủ vùng đất này. Người dân Đài Loan không bao giờ muốn phát sinh mâu thuẫn với người khác, chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi cũng không muốn người khác lấy chiến tranh ra để đe dọa người dân Đài Loan chúng tôi”.

Có kênh truyền thông hỏi về việc cựu Tổng thống Mã Anh Cửu chỉ trích Đảng Dân Tiến, ông Mã muốn gộp ngày Tái Độc Lập 25/10 của Đài Loan với “Nguyên tắc Một Trung Quốc” của ĐCSTQ lại với nhau và yêu cầu mọi người phải đọc nhiều hơn lịch sử cận đại để có tiêu chuẩn so sánh. Ông Tô Trinh Xương trả lời rằng trước nhiều ý kiến khác nhau của xã hội Đài Loan, trong một đất nước dân chủ như Đài Loan, mọi người đều có thể tự do bày tỏ các ý kiến khác nhau. Nhưng với tư cách là cựu Tổng thống Đài Loan, khi nói bất cứ điều gì thì tốt nhất nên lấy lợi ích của Đài Loan để cân nhắc trước tiên.

Ông Tô Trinh Xương chỉ ra rằng khi dịch bệnh mới bùng phát ở Đài Loan, khẩu trang trong nước rõ ràng là không đủ, nhưng ông Mã Anh Cửu lại lớn tiếng chê trách chính phủ bất tài, trong khi chủ trương gửi khẩu trang đến Trung Quốc. Ông Tô Trinh Xương hy vọng rằng ông Mã Anh Cửu lắng nghe dân ý của đại đa số người dân Đài Loan và quan tâm hơn đến lịch sử cũng như tình cảm của người dân dành cho mảnh đất này.

Trump – Biden trái ngược khi nói về mối đe doạ với Mỹ

New York Post cho biết, Tổng thống Trump và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tối 25/10 (giờ Mỹ) đã trình bày những quan điểm trái ngược khi được hỏi quốc gia nào là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn 60 Minutes của đài CBS, phóng viên Lesley Stahl đã hỏi Tổng thống Trump đâu là kẻ thù lớn nhất của Mỹ, ông Trump chỉ đích danh Trung Quốc, đổ lỗi cho quốc gia dưới sự cai trị của ĐCS đã xử lý yếu kém dịch viêm phổi Vũ Hán, khiến thế giới gặp nguy hiểm.

“Họ là kẻ thù ở nhiều lĩnh vực, nhưng họ chính là kẻ thù. Tôi nghĩ những gì đã xảy ra thật đáng hổ thẹn, đáng lẽ chúng không nên xảy ra. Lẽ ra, họ không bao giờ được phép để bệnh dịch này vượt ra khỏi Trung Quốc và lan ra khắp thế giới. Một trăm tám mươi tám quốc gia. Đáng lẽ điều đó không bao giờ nên xảy ra”, Tổng thống Trump nói.

Trong khi đó, phóng viên Norah O’Donnell đã chất vấn ông Joe Biden rằng quốc gia nào gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.

“Tôi nghĩ mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ lúc này về việc phá vỡ nền an ninh và các liên minh của chúng tôi là Nga. Thứ hai, tôi cho rằng đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc. Và tùy thuộc vào cách chúng ta xử lý, điều đó sẽ xác định liệu Mỹ – Trung là đối thủ cạnh tranh hay chúng ta sẽ kết thúc trong một cuộc cạnh tranh nghiêm trọng hơn liên quan đến vũ lực”, ông Biden nói.

Cảnh sát Canada bắt Mạnh Vãn Châu ra làm chứng

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, Winston Yep, sĩ quan của Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Canada, ngày 26/10 đã ra làm chứng trong phiên tranh tụng tại tòa về vụ việc bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu.

Bà Mạnh bị giới chức Canada bắt giữ ngay tại sân bay Vancouver cuối năm 2018 theo đề nghị của Mỹ. Ông Yep cho biết, ông đã nhận được trát bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu “ngay lập tức” vào đầu tháng 12/2018. Tại tòa, ông Yep bị chất vấn về việc tại sao không bắt giữ bà Mạnh ngay khi bà đáp chuyến bay từ Hong Kong đến Vancouver mà để giới chức hải quan thẩm vấn trước trong nhiều giờ đồng hồ.

“Chúng tôi không biết chắc bà ấy đi cùng với ai và bà ấy có thể làm điều gì”, ông Yep đáp. Ông nói thêm rằng, vì trên chuyến bay còn có những hành khách khác và cảnh sát chưa bắt giữ bà Mạnh do lo ngại đe dọa đến sự an toàn của họ. “Chúng tôi không thể ập vào. Đó là một tình huống tiềm ẩn rủi ro”, ông Yep nói thêm để lý giải việc cảnh sát để cơ quan hải quan kiểm tra đồ đạc và thẩm vấn bà Mạnh trước.

Sĩ quan cảnh sát này cho biết, phía Mỹ đã yêu cầu thu giữ thiết bị điện tử của bà Mạnh và cho vào một túi chuyên dụng nhằm tránh nguy cơ nội dung trong thiết bị đó bị xóa từ xa. Ông Yep cho rằng, đề nghị của Mỹ là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, luật sư của bà Mạnh, ông Richard Peck, cho rằng việc giới chức hải quan Canada bắt giữ, thẩm vấn và tịch thu thiết bị điện tử và dữ liệu cá nhân của bà Mạnh Vãn Châu là một phần trong một cuộc điều tra hình sự không minh bạch có sự phối hợp giữa Mỹ và Canada. Nhóm luật sư của bà Mạnh cáo buộc, động thái đó nhằm thu thập bằng chứng theo đề nghị của phía Mỹ.

Bà Harris nhiều lần cười lớn, TT Trump nói bà có vấn đề

Theo New York Post, Tổng thống Trump hôm thứ Hai (26/10) cho biết Thượng nghị sĩ Kamala Harris thường xuyên bật cười trước những câu hỏi nghiêm túc và điều này cho thấy “có điều gì đó không ổn” với ứng viên phó tổng thống của đảng Dân chủ.

Ông Trump đã mỉa mai cuộc phỏng vấn của bà Harris trong chương trình 60 Minutes được phát sóng hôm 25/10.

“Mọi người có xem màn trình diễn của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ trong chương trình đó không? Điều gần như tệ hại nhất là tiếng cười của bà Kamala. ‘Haha, thật là nực cười. Hahaha’ Bà ấy tiếp tục cười. Tôi nói, “Có vấn đề gì với bà ấy không?”, ông Trump nói.

“Bà ấy sẽ không thể là nữ tổng thống đầu tiên, mọi người không thể để điều đó xảy ra. Tôi nói, “Có vấn đề gì với bà ấy không?” Bà ấy tiếp tục cười với những câu hỏi nghiêm túc”.

Bà Harris đã bật cười khi phóng viên Norah O’Donnell trong cuộc phỏng vấn “60 Minutes” nói về việc bà được đánh giá là thượng nghị sĩ “cấp tiến nhất”. “Cấp tiến” là từ được dùng để ám chỉ những người của đảng Dân chủ có tư tưởng tự do thái quá hoặc thiên tả. Bà ấy lại cười khi tự nhận mình là người thích hip-hop. Khi được hỏi bà có ủng hộ “quan điểm xã hội chủ nghĩa hay cấp tiến” không nếu trúng cử, phó tướng của ông Biden lại bật cười.

Mike Pompeo: Mỹ – Ấn phải tập trung vào mối đe dọa từ Trung Quốc

Reuters cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay 27/10 cho biết Washington và New Delhi cần phối hợp với nhau để đối đầu với mối đe dọa từ Trung Quốc.

“Hôm nay là cơ hội mới để hai nền dân chủ lớn như chúng ta xích lại gần nhau hơn”, ông Pompeo nói trước cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh.

“Chắc chắn còn nhiều việc phải làm. Chúng ta có rất nhiều điều để thảo luận hôm nay: Sự hợp tác của chúng ta đối với đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán, để đối đầu với các mối đe dọa của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với an ninh và tự do nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong toàn khu vực”.

Bắc Kinh đánh tiếng: Mỹ – Nhật tập trận là ‘tín hiệu nguy hiểm’ đối với Trung Quốc

Hoa Kỳ và Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện cuộc tập trận quân sự chung “Thanh gươm sắc bén” vào ngày 26/10, với sự tham gia của 46.000 quân nhân diễn ra trên các đảo cách thành phố Kagoshima của Nhật Bản 200 km và kéo dài tới ngày 5/11.

Từ Trân Châu Cảng, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương PACOM phát đi thông báo rằng, các lực lượng Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và các đơn vị từ Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã bắt đầu cuộc tập trận Thanh gươm sắc bén (Keen Sword) vào ngày 26/10 trên các căn cứ quân sự trên khắp lục địa Nhật Bản, tỉnh Okinawa và vùng lãnh hải xung quanh các căn cứ này.

Tập trận Thanh gươm sắc bén diễn ra 2 năm một lần, được thiết kế để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và khả năng tương tác giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, đồng thời củng cố mối quan hệ song phương và thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ lợi ích an ninh của các đồng minh và đối tác trong khu vực.

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc dẫn lời chuyên gia trong nước cho biết hôm 25/10 rằng, kế hoạch tập trận này cho thấy Mỹ và Nhật Bản đang tìm kiếm sự hợp tác mới trong bối cảnh cảnh giác cao độ với hoạt động hàng hải của Bắc Kinh.

Hoàn Cầu nói rằng, cuộc tập trận của Mỹ – Nhật gửi đến Bắc Kinh một “tín hiệu nguy hiểm”.

Tờ báo Trung Quốc dẫn tin từ truyền thông Nhật Bản Kyodo News cho biết, địa lý của khu vực tập trận tương tự như trên quần đảo Điếu Ngư [phía Nhật Bản gọi đảo này là Senkaku].

Hoàn Cầu dẫn lời Li Haidong, giáo sư của Học viện Ngoại giao Trung Quốc nhận định rằng: “Hoa Kỳ và Nhật Bản cho thấy họ đang nhắm vào Trung Quốc rõ ràng và công khai hơn trước”.

Giáo sư Li nói: “Washington muốn sử dụng Tokyo như một quân cờ để kiềm chế Bắc Kinh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong khi Tokyo lại muốn mượn sức mạnh của Washington để dễ dàng đàm phán với Bắc Kinh về vấn đề ở đảo Điếu Ngư”.

Hoàn Cầu trích bản tin của Kyodo dẫn lời một quan chức quốc phòng Nhật Bản giấu tên cho biết “cuộc tập trận sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới các nước xung quanh”.

Hoàn Cầu dẫn lời giáo sư Li cảnh báo rằng “nhận xét trên có vẻ rất nguy hiểm” khi Nhật Bản có ý định kêu gọi các nước xung quanh có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự tương tự, đưa Trung Quốc vào một tình trạng phải đối mặt với một liên minh các nước láng giềng.

Giáo sư Li cũng nhìn nhận rằng: “Với sự ủng hộ của Mỹ, Nhật Bản có thể sẽ ngày càng cứng rắn hơn trong các tranh chấp biên giới với Trung Quốc trên biển”.

Philippines tăng cường đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông

Ông Jay Batongbacal – giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và Luật biển, Đại học Philippines, hôm 26/10 cho biết các lực lượng phi quân sự nước này sẽ được sử dụng để tăng cường giám sát và đối phó sự hiện diện áp đảo của Trung Quốc tại Biển Đông.

“Việc triển khai lực lượng dân quân là phản ứng của Philippines trước sự hiện diện đông đảo của lực lượng dân quân biển Trung Quốc. Nhu cầu thực sự cấp bách đối với Philippines là có quân số nhiều hơn trên thực địa nhằm giám sát Biển Đông”, ông Batongbacal nói trong chương trình “Matters of Fact” của ABS-CBN News.

Theo chuyên gia Batongbacal, việc Trung Quốc triển khai lực lượng dân quân, tàu nghiên cứu và thăm dò dầu khí là một phần của chiến thuật vùng xám được Bắc Kinh sử dụng nhằm giành lợi thế trong tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Biển Đông.

Ông Batongbacal nhận định: “Đây là những cách mà họ có thể tối đa hóa các yêu sách của mình mà không cần dùng đến các lực lượng vũ trang”.

Dân Thái Lan biểu tình kêu gọi chính phủ Đức điều tra hành vi của vua Thái

Hôm thứ Hai (ngày 26/10), các nhóm biểu tình phản đối chính phủ Thái Lan kêu gọi người dân tuần hành đến Đại sứ quán Đức tại Thái Lan để đệ đơn, kêu gọi Đức hỗ trợ điều tra xem Quốc vương Thái Lan có xử lý công việc của Thái Lan khi ở Đức hay không, theo RTI.

Thái Lan đã dấy lên làn sóng biểu tình phản đối chính phủ kể từ tháng 7 đến nay. Người biểu tình yêu cầu Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức, sửa đổi hiến pháp và cải tổ hoàng gia. Các cuộc biểu tình tiếp tục nóng lên kể từ ngày 14/10, từ đó đến nay, mỗi ngày đều có những cuộc biểu tình đường phố với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau ở Bangkok.

Để xoa dịu tâm trạng của những người biểu tình, chính phủ Thái Lan ngày 22/10 đã thông báo hủy bỏ tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng ở thủ đô Bangkok. Tuy nhiên, vào tối ngày 25/10, hàng nghìn người vẫn tập trung tại Giao lộ Ratchaprasong ở khu vực trung tâm thành phố Bangkok, hô vang khẩu hiệu rằng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha phải từ chức.

Do Vua Vajiralongkorn phần nhiều thời gian là sống ở Đức, nên Phong trào Nhân dân (People’s Movement) do nhiều nhóm sinh viên biểu tình tổ thành đã kêu gọi quần chúng tuần hành từ Giao lộ Sam Yan đến trước Đại sứ quán Đức đóng trụ sở ở Thái Lan đệ đơn thỉnh nguyện.

Video: Đoàn người biểu tình tuần hành từ ngã tư Sam Yan đến Đại sứ quán Đức!

Cảnh sát Thái Lan đã triển khai một lượng lớn xe cảnh sát và lực lượng cảnh sát bên ngoài đại sứ quán Đức để ngăn chặn xung đột. Ba đại diện sinh viên đi vào đại sứ quán để nộp đơn, sinh viên còn lại đọc nội dung bản kiến nghị bằng tiếng Thái, tiếng Anh và tiếng Đức ngay trước cổng đại sứ quán, và giương cao biểu ngữ “Cải tổ Hoàng gia” ở trước cổng.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Mass vài ngày trước đó từng phát biểu tại quốc hội Đức: “Nếu có người khách giải quyết công việc của nước khác ở nước chúng tôi, chúng tôi sẽ tẩy chay họ”.

Ông cũng nói: “Các hành vi chính trị liên quan đến Thái Lan không nên được thực hiện trên lãnh thổ nước Đức”.

Do đó, đơn thỉnh nguyện do nhóm biểu tình đệ trình yêu cầu chính phủ Đức công bố hành trình nhập cảnh và rời khỏi nước Đức của Vua Vajiralongkorn, để đối chiếu xem thời điểm ban hành lệnh hoàng gia và việc ký dự luật tài chính, xác định nhà vua có xử lý các vấn đề của Thái Lan ngay trên lãnh thổ nước Đức hay không.

Đoàn biểu tình khoảng 9 giờ 30 tối tuyên bố giải tán.

Một nhóm nhân sĩ theo chủ nghĩa bảo hoàng (Royalism) chiều ngày hôm đó (26/10) cũng tuần hành trước Đại sứ quán Đức tại Thái Lan, hô vang khẩu hiệu ủng hộ hoàng gia, và yêu cầu sinh viên biểu tình hãy nghiên cứu lịch sử. Nếu muốn cải cách hoàng gia, trước hết hãy hỏi ý kiến của đa số người dân Thái Lan.

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ

Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét