Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Đồ Sơn ! - Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng

Đi cho để biết Đồ Sơn,
Đến nơi mới biết không hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là đồ thật không là Đồ Sơn
Một hôm có người bạn dẫn đi ăn nhà hàng Đồ Sơn; lúc về người con anh ta đọc cho tôi nghe một bài thơ về nhà hàng Đồ Sơn.  Cố ghi nhớ nhưng tới nhà lại quên mất béng.  Gặp lúc anh Xuân Bích, một nhà giáo mà cũng là một thi sĩ từ một tiểu bang khác ghé nhà chơi tôi có nói lại chuyện ấy thì anh ta hề hề cười nói: “Thôi để tớ đọc lại cho mà nghe.”. Rồi anh ta đọc. 
<!> 
Có lẽ bài thơ này là do một tác giả người Việt gốc miền bắc cho nên ông ta khoái cái chữ “Đồ,” bởi vì “đồ” ám chỉ cái “lá đa”(vagin/vagina/pussy) của người phụ nữ.  Danh từ “lá đa”xuất phát từ một bài vè như sau:
 Đêm qua nhân lúc tối trời
Em ngồi em để cái “sự đời” em ra
“Sự đời” bằng cái “lá đa”
Đen như mõm chó chém cha “sự đời”.
Cũng là “cái ấy”nhưng người Việt Nam còn gọi nó bằng nhiều tên khác nhau, tùy từng địa phương.  Ở miền Bắc trước 1954, người ta gọi cái ấy của phụ nữ bằng cái “hĩm”, cái “đồ”, cái “lìn”, cái “ đa” và người miền bắc khi di cư vào miền nam thì lại sản sinh ra thêm vài danh từ nữa là cái “be”, cái “bim”hay cái “chim.” Các tay sồn sồn ở vùng quê miền bắc thì lại gọi “cái ấy” là “cái số ta”.  Nhìn thấy những chị ăn nói ỏn ẻn, mắt liếc đưa tình, hai mông to tròn, đôi gò bồng đảo vun cao như khêu gợi sự “hừng hực” của người khác phái thì các ông mỉm cười nói nhỏ với nhau: “Nhìn cứ ngồn ngộn như thế chắc “cái số ta” cũng “khớ” lắm đấy nhé.  Người miền Nam vốn ít mồm mép hơn người miền Bắc thì thường gọi “cái ấy” bằng một danh từ trần trụi không thèm dấu diếm là cái “lồn”.  Bởi vậy mới có câu vè rất ư là “trăm phần trăm” như sau:
Gái Mỹ Tho “lồn” to tầy[1] trách
Trai Biên Hòa nhóc nhách đòi ăn.
 Người Thượng Jarai ở Pleiku thì gọi “cái ấy” bằng “liên” (xin cứ đọc theo âm Việt là đúng). Người Pháp có danh từ vulve hay vagin.  Người Anh gọi “cái ấy” là vulva, hay vagina, hay pussy,“cunt”vân vân.  Tự điển Oxford của Anh có ghi câu:”You stupid cunt!” tương đương với câu mắng của người Việt là “Cái đồ mặt lồn!” Người Mỹ có câu chửi tục là “Your mother’s cunt!” y chang câu của người Việt là “Cái lồn mẹ mày!” Rudyard Kipling, một văn sĩ Anh sinh tại Ấn Độ nói rằng Đông là Đông, Tây là Tây nhưng ở đây “những tư tưởng tục” đã gặp nhau. Bà Xã về Việt Nam chơi cả hai tháng, ông Xã ở lại Mỹ “túng quá” đi bậy bạ thì sợ bệnh AIDs cho nên đành chịu nhịn “thèm”.  Trường hợp này thì người Anh đã có thành ngữ để dịch câu “Hai tháng nay ông ta không có lẹo tẹo được” là “He has cut pussy off for two months”.  Thành ngữ to cut pussy off nghĩa là như thế đó. Đôi khi gọi “cái ấy” là crotch, mặc dù crotch nghĩa thực của nó không hẳn là “cái ấy”. Thực ra thì crotch là cái háng. Tự điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary của Anh trang 286 xuất bản năm 1991 định nghĩa danh từ crotch như sau: “crotch, (n), also crutch, place where a person’s legs, or trouser legs, join at the top”.  Và trong cuốn chuyện Heaven and Earth (Trời và Đất) tác giả Lệ Lý Hayslip, một con mụ nhà quê gốc ở Thừa Thiên, một con mụ thân Cộng, đã kể cái quãng đời cay đắng của buổi đầu đời của mình bằng việc bị một anh du kích Việt Cộng “dùng free”cái “nhất thốn thổ”của mụ và cái anh Mỹ nào đó viết dùm cho mụ đã tả là cái “chầy đâm tiêu” của anh “răng đen mã tấu” đã “..rammed into my crotch”.  Tiếng Việt phải dịch thật rõ từng chữ một là  thoọc vào cái nhất thốn thổ” của mụ. (...rammed into my crotch.” )Xin nhớ là sở hữu tĩnh từ (possessive adjective “my” ở đây là của mụ Lệ Lý chứ không phải của kẻ viết đấy nhé bởi vì kẻ viết “hổng” có chỗ nào để có thể “ram dzô” được.  Trong ca dao tục của dân gian Việt Nam có bài như sau:

Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em van nó cũng chẳng tha
Nó nhè nó “nhét” (cái) đầu cha nó vào

Túc từ ẩn của động từ “nhét” là “cái ấy”, cái “nhất thốn thổ” cái pussy, cái vagina của cô gái hái chè. 

Dùng động từ “to ram (into) của tiếng Anh mà dịch động từ “nhét”của bài thơ ở trên thì quả là hay hết chỗ nói.  Nó “ram (into)” “cái ấy” bởi vì hành động do “thằng phải gió” làm là hoàn toàn có tính cách chiếm đoạt, cưỡng chiếm, và nhất là không được cô gái thuận tình.  Còn nếu bình thường hay có sự đồng ý của phái nữ thì người Anh dùng động từ enter.  “I entered her..”, thế là xong.  Danh từ bác học thời xưa các cụ nhà nho gọi “cái ấy” là “cái nhất thốn thổ”(“một tấc đất”), và tấc theo hệ thống đo lường An Nam nhà mình hồi xưa chứ không phải tấc (décimètre) của Pháp đâu. 

Cũng xin nói thêm về giai thoại giữa bà Đoàn Thị Điểm và viên sứ Tầu (Royal Chinese Ambassador) xoay quanh chuyện “cái ấy.” Chuyện kể rằng bà Đoàn Thị Điểm đóng vai cô bán quán ngủ trưa cố ý tốc váy lên để cho sứ Tầu (Royal Chinese Ambassador) nhìn thấy “cái ngàn vàng” của cô gái Việt một chút.   Ông ta bước vào quán, hai mắt hấp háy nhưng nhìn thấy hết ráo.  Mới chạm chân trên đất Việt đã được rửa mắt.  Khoái quá nhưng cũng vẫn có cái tính cao ngạo của một “đại quan nước lớn” hắn tỏ vẻ khinh mạn phụ nữ Việt và xem bà này như một hạng gái điếm.  Cho nên hắn đã tuôn ra một câu: “An nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” có nghĩa là một tấc đất An Nam mà không biết bao nhiêu người cày.  Nói tục một chút là“một cái lá đa ấy” mà không biết bao nhiêu anh đã “nhét” vào rồi.”  Bà cũng không kém, vùng dậy mắng liền: “Bắc quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất” nghĩa là “các người tai to mặt lớn ở bên nước các ông thì cũng từ cái lá đa ấy mà chui ra thôi.)

Bà Hồ Xuân Hương, trong một bài thơ tả cái quạt mà cũng là tả “cái ấy” như sau:

Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
Thân em dính dáng tự bao xưa
Phành ra ba góc da còn méo
Khép lại hai bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi vắng gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phành phạch trong lòng đã sướng chưa?
Chúng ta hãy chú ý đến hai chữ “xâu xâu”.  Xâu xâu ở đây không thể viết là sâu sâu với mẫu tự S ở đầu vốn mang nghĩa là sâu (deep) mà phải viết với mẫu tự X ở đầu.  “Xâu” đây có nghĩa là xỏ, là đút, là nhét, là enter, là ram into “cái ấy”, và “mấy cũng vừa” là để chỉ “cái ấy” có thể tiếp nhận đủ loại “chầy đâm tiêu” dù là Việt Nam, Tầu, Tây, Mỹ đen hay Mỹ trắng!

Cuốn tiểu thuyết Peyton Place của Mỹ, một best seller viết về sinh hoạt của một thị trấn nhỏ mang tên là Peyton ở miền đông bắc Hoa Kỳ thì nhà văn Grace Metalious còn gọi “cái ấy” của cô gái dậy thì Selena Cross là “đóa hoa anh đào của nàng” (the cherry of hers”).  Selena Cross bị người cha ghẻ Luca Cross dùng cường lực “rammed into the cherry of hers

Chỉ một “cái ấy” của phụ nữ đã khiến tốn biết bao nhiêu bút mực thì đủ biết nó phong phú đến như thế nào, phức tạp ra làm sao.  Và cũng vì “cái ấy” mà các hàng danh gia vọng tộc như Anh Hoàng Edwards đã hy sinh ngôi vua để chọn người tình là một thiếu phụ Mỹ xinh đẹp tên là Wallis Simpson.  Nhưng buồn thay “cái ấy” của nàng đã bị kẻ khác “dùng”nhiều rồi. 

Bên Trung quốc cũng có nhiều chuyện về “cái ấy” đại khái như Lã Bố cũng vì “cái ấy” của Điêu Thuyền mà đã giết Đổng Trác. Tào Tháo cũng vì “cái ấy” của người thiếp Trương Tú mà suýt mất mạng.  Chỉ tội cho viên đại tướng là Điển Vi sức địch muôn người mà vì có bổn phận phải đứng “trấn” ở cửa phòng canh gác để cho chủ soái của mình là Tào Tháo yên ổn để có thể entered vợ Trương Tú mà rồi mất mạng.

Lưu Bị cũng nhờ “cái ấy” của Tôn phu Nhân mới thoát chết dù rằng người anh vợ là Tôn Quyền đã sai tướng đuổi theo với cái lệnh “giết không tha” cái thằng bán dép ấy.  Rồi cũng trong cuốn chuyện Tam Quốc có nói đến cái đền Đồng Tước của Tào Tháo có liên quan đến “cái ấy” do Khổng Minh bịa ra để khích Chu Du, một Đô Đốc Tham Mưu của Tôn Quyền.  Câu chuyện như sau:

“Ở ngoài thành Hứa Xương có một điềm lạ.  Hàng đêm nhất là những đêm tối trời người ta thấy có một luồng ánh sáng từ đất chiếu thẳng lên trời.  Chuyện ấy đến tai Tào Thừa Tướng.  Thừa tướng ra lệnh cứ chỗ đất ấy mà đào xuống thật sâu.  Bỗng phát hiện ra một con chim sẻ bằng đồng.  Quân sĩ nhặt lấy rửa sạch dâng lên cho Thừa Tướng.  Tào Thừa Tướng không biết đấy là điềm gì.  Mưu sĩ Quách Gia, Giả Hủ đoán rằng đấy là điềm lành, và xin Thừa Tướng cho xây một cái đền gọi là Đồng Tước. (Tước là con chim sẻ) ở ngay trên cái chỗ đào được chim sẻ.  Và cái đền ấy, phần nọ nối phần kia bằng hai chiếc cầu cạn gọi là Nhị Kiều.  Tào Thực là con trai thứ của Tào Tháo, một người có tài văn chương có làm bài thơ nói về cái đền ấy. 

Khổng Minh Gia cát Lượng lợi dụng hai chữ “Nhị Kiều” của Tào Thực chỉ hai cây cầu thành Nhị Kiều ám chỉ hai nàng Kiều rất xinh đẹp của Đông Ngô, một người là Đại Kiều, vợ của Tôn Sách, anh của Tôn Quyền, và một người là Tiểu Kiều, vợ của Đô Đốc Chu Du, một Nguyên Soái tài ba của Đông Ngô.  Khổng Minh muốn xúi cho Tào Tháo và Tôn Quyền giết nhau cho nên mới đem chuyện Tào Tháo xây đền Đồng Tước và nói hai chữ Nhị Kiều trong bài thơ của Tào Thực làm chính là để nói lên cái ý định của Tào Tháo muốn bắt hai nàng Kiều bên Đông Ngô về làm tì thiếp hú hí ở trong đền Đồng Tước. Khổng Minh biết thừa là câu chuyện đâu phải như thế nhưng ông ta bóp méo sự thật.  Tức giận cành hông vì chuyện ấy cho nên hai bên đã xẩy ra trận Xích Bích khiến cho tám trăm ngàn quân Tào bị Đông Ngô đánh tan trong một trận đánh hỏa công lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.  Người ta nói rằng lửa mà quân Đông Ngô dùng để đánh hỏa công đã nung bờ sông Xích Bích thành sành.  Chu Du giận vì Tào Tháo dám tính cướp “cái ấy” của mình. “Cái ấy” của người phụ nữ quả thật là ghê gớm.  Sự “hồ đồ” của Chu Du đã viết nên một trang sử oai hùng cho nước Ngô.

Bên Tây Phương thì “cái ấy” của nữ hoàng Catherine Legrand nước Nga cũng thật là kinh khủng, vì những chàng thanh niên trẻ tuổi được đưa vào hoàng cung để phục vụ tình dục cho nữ hoàng, anh nào anh nấy chỉ trong ba tháng là “xụm bà chè.”  Có sách nói bà lâm chung ở tuổi 60 trong vòng tay người tình trẻ hơn bà đến cả mấy chục tuổi!

“Cái ấy” của vua bà Võ Tắc Thiên cũng lạ lùng.  Ai entered vào bà, bà cũng không thích.  Chỉ có Lao Ái mới làm bà khoái mà thôi.  Tương truyền rằng bà gian dâm với Lao Ái, đẻ mấy con với y, và cho nuôi kín dưới hầm đất.  Lao Ái là một anh chàng du thủ du thực, chẳng có nghề ngỗng gì cho ra hồn.  Cái nghề của anh ta kiếm ăn hàng ngày là sáng sáng ra chợ biểu diễn cái màn có một không hai trong lịch sử nước Tầu thời trung cổ là “vuốt” cho cái “cần câu” của y ngỏng lên rồi xỏ vào trục bánh xe gỗ.  Mặc dù bánh xe nặng nhưng “cần câu” của Lao Ái cũng ngoan cường không kém, cương cứng như một khúc gỗ, và dù bánh xe có quay tít thì cái “trục bánh xe bằng thịt người” ấy cũng cứ trơ trơ.  Bàn dân thiên hạ kéo tới chứng kiến cái màn biểu diễn lạ đời này và đã không ngần ngại móc hết tiền ra thưởng cho y. (Chuyện nầy anh Hùng, tác giả bài viết có thể lầm: Lao Ái thời TẦN, chứ không phải đời ĐƯỜNG Võ Tắc Thiên)

Tin lành đồn xa, tin dữ đồn xa “vua bà” bèn cho người bí mật rước Lao Ái vào cung làm thái giám hầu hạ nhưng mục “hoạn” thì để cho con lừa lãnh.  Chặt dương vật của con vật xong, theo lệnh của vua bà, người thân tín trong cung mang ra nói với mọi người “của nợ” ấy là của Lao Ái.  Và “cái ấy” của vua bà cũng là một “kỳ công” của tạo hóa, bởi vì ngoại sử của Trung Quốc nói rằng sợi lông lồn của bà xoăn tít như lò xo, kéo ra dài cả mấy thước!

Triết lý cổ xưa của An Độ đã cho người phụ nữ là một cái gì phức tạp nhất.  Và họ nói rằng Thượng đế đã lấy tất cả mọi thứ trên thế gian, mỗi thứ một cái: một cái lá, một cánh hoa, một giọt sương, một nhụy hoa, một áng mây, một tiếng ca, một tiếng khóc, một cọng cỏ..rồi tổng hợp lại và tạo thành người phụ nữ.  Bởi thế người đàn bà là một tổng thể của những phức tạp gom lại trên thế gian.  Trong một bài hát do một nhạc sĩ Việt nào đó sáng tác đã có câu là “con gái nói “không” là “có”vậy.  Và cũng vì người đàn bà có nhiều phức tạp như vậy cho nên “cái ấy” cũng phức tạp theo.   Có người nói với kẻ hèn này là“Cái ấy” của phụ nữ Trung Quốc cứ như treo lên cao trong khi “cái ấy” của phụ nữ Việt thì thấp hơn một chút và có vẻ “nên thơ” hơn, không hiểu có đúng không?

Tùy theo phong thổ và địa phương mà người thì có “cái ấy” giống như cái lá tre, có kẻ giống cái lá vông, hay lá đa.  Hay cũng có kẻ quá tả chân cho nên mới nói “cái ấy” giống như cái bánh dầy, hay giống như một ổ bánh mì tròn của Pháp.  Rồi trên cái mặt của “cái ấy” cũng có người thì “lơ thơ vài cọng” vì thế cho nên mấy cái anh thi sĩ nửa mùa mới cười ngất mà rằng: “Lơ thơ tơ liễu buông mành”, và người ta tin rằng anh nào mà đụng vào cái mu rùa nhẵn thín ấy thì xui lắm, xui tận mạng, đi đánh bạc thì thua bạc, đi chơi thì bị xì lốp xe, đi đến nhà ai thăm thì người chủ vắng nhà, tóm lại là xui tận mạng.  Người ta tin là vậy, nhưng nếu lỡ trúng phu nhân của mình “như dzậy” thì bộ xui cả đời sao?  Nếu như thế thì cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt mà thôi, để cho cái nhức nhối đau thương ấy chìm lãng, tàn phai với thời gian mà thôi.

Lại cũng có địa phương có những người vác“cái ấy” vừa to, vừa dầy, và vừa rậm rạp như cái rừng U-Minh, và nếu có “ram” vào thì cũng phải “ra tay vén cửa động đào” trước cái đã.  Rồi  lại còn cái mục “đóng cao”, “đóng thấp” thành thử ra có muôn vàn, muôn vẻ, muôn chuyện nhỏ to để nói về “cái ấy.” Trúng vào mấy “cái ấy” của người mũi lõ mắt xanh thì nó cứ to phèn phẹt như cái đống cứt trâu.  Và “cái ấy” của mấy chị “cột nhà cháy” thì nó hôi cái kiểu khen khét.  Gặp những nàng nào mà hai đùi thật to bành trướng thì “cái ấy” tự nhiên bị thoái hóa và chỉ còn bề dầy mà thôi chứ còn diện tích thì quả là rất “khiêm nhượng”.

Chả thế mà các cụ nhà ta ngày xưa hay có câu: “Sờ lìn béo, đéo lìn gầy” là vậy.  Nhân chuyện cái tên Đồ Sơn mà người thi sĩ nọ lại liên tưởng đến “cái ấy” là “cái đồ” thiết tưởng kẻ hèn này cũng xin làm thêm mấy bài thơ sau, có lúc thì khen, có lúc thì chê, đó là thể theo ý kiến góp lại của mấy người bạn trong lúc trà dư tửu hậu mà thôi.

Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét