“Giải sách hay là giải chứ không có thưởng, không có hiện vật, không có hiện kim. Trải qua hành trình 10 năm và vẫn có thể trao giải, mà lại thu hút sự chú ý của công chúng, các bạn trẻ đến kín hết cả khán phòng thế này, chúng tôi rất xúc động” – Nhà giáo dục Giản Tư Trung nói.
Nhà giáo dục Giản Tư Trung tự sự: “Trước kia, người Việt mình không đọc sách vì thiếu sách còn ngày nay thì không đọc sách vì quá nhiều sách nên không biết đọc sách gì. Chính vì thế giải Sách hay ra đời có tác dụng thiết thực là khuyến khích độc giả đọcnhững cuốn sách hay”.
<!>
“Ví dụ cuốn “Khuyến học” của tác giả người Nhật Fukizawa Yukichi, hồi chưa đoạt giải chỉ in có 1.000 cuốn mà bán mãi không hết, nhưng sau khi được vinh danh ở Giải Sách hay năm 2011 thì “Khuyến học” đã tái bản tới mấy chục lần, với con số ấn bản đáng tự hào” – Nhà giáo dục Giản Tư Trung chia sẻ - “Tầm nhìn 10 năm tới của giải Sách hay, chúng tôi sẽ khuyến đọc sách hay để bớt đi sách dở và khuyến đọc sách thật để bớt đi sách giả”.
Nhà văn Trần Thùy Mai được vinh danh
Hạng mục sách Văn học vinh danh bộ tiểu thuyết Thái hậu Từ Dụ của nhà văn Trần Thùy Mai, NXB Phụ Nữ ấn hành năm 2019. Bộ tiểu thuyết lịch sử dày dặn gần 600 trang (Quyển Thượng và Quyển Hạ) viết về người phụ nữ đặc sắc bậc nhất trong lịch sử chế độ quân chủ ở nước ta.
Nhà Văn Phan Nhật Chiêu công bố Hạng mục Văn Học |
Bằng một lối viết trân trọng và khoan thai(?), nhẹ nhàng mà sâu sắc, thận trọng tỉ mỉ mà không rối rắm, tác giả dựng lại chân dung của một người đàn bà, vừa dân dã vừa quý tộc, quê đất Gò Công nay thuộc Long An, tên thật là Phạm Thị Hằng, xuất thân gia đình danh giá bậc nhất, từ cao tổ, tằng tổ, tổ phụ đều nho học và quý phái, thân phụ là thượng thư Bộ Lễ Phạm Đăng Hưng, gia phong vừa nghiêm khắc vừa giản dị, 14 tuổi đã được tuyển làm phủ thiếp cho cháu đích tôn Nguyễn Phúc Miên Tông của vua Gia Long, người sau này là vua Thiệu Trị, từ đó sống giữa một triều đình tiếp mấy đời vua, một nội cung đầy mưu mô hiểm nguy mà người phụ nữ Nam Bộ này dần từng bước làm chủ bằng chính tình thương người chân thật và cách sống cứ đơn sơ, thanh bạch giữa vàng son nhung lụa.
Một người phụ nữ kỳ lạ, có thể kết hợp cái trang trọng phù hoa của một triều đại lớn vừa đang lên đã rối rắm dấu hiệu lúng túng, suy đồi trước áp lực xâm lăng hung hãn của phương Tây, với cái chân chất hiền hòa dân dã, thậm chí có màu sắc đôi chút quê mùa tự nhiên của phương Nam, hóa giải thành hài hòa ổn định nhẹ nhõm, rất Việt, rất Huế, ngay giữa một thời hỗn loạn của đất nước.
Khán phòng không còn một ghế trống |
“Dưới ngòi bút đã thật chín muồi của Trần Thùy Mai, chúng ta không chỉ có được chân dung đậm nét về một người đàn bà đặc sắc và hết sức độc đáo của lịch sử, mà còn cả một bức tranh triều chính và chừng nào đó cả xã hội thật sinh động” – Đại diện Hội đồng trao giải Sách hay 2020 nói về bộ sách của nhà văn Trần Thùy Mai được trao giải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét