Truyền thông Nhà nước Việt Nam tỏ ra không thua kém so với các hãng thông tấn quốc tế về tốc độ cập nhật thông tin liên quan những cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người dân và giới trẻ Thái Lan, diễn ra trong suốt hai tháng vừa qua. Hồi trung tuần tháng 8, Báo Tuổi Trẻ Online chạy tít “Biểu tình ở Thái Lan kêu gọi chính phủ từ chức, lớn nhất kể từ sau đảo chính 2014”. Vào hạ tuần tháng 9, Báo mạng VnExpress đăng tải thông tin tổng hợp về cuộc xuống đường ở Bangkok mới nhất của sinh viên Thái Lan đòi cải cách chế độ quân chủ, yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cùng chính phủ của ông từ chức và soạn thảo bản hiến pháp mới, dân chủ hơn, thay thế hiến pháp hiện tại. Bản tin của VnExpress, hôm 21/9 nhấn mạnh về lo ngại của người đứng đầu Chính phủ Thái, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, rằng biểu tình “nhấn chìm Thái Lan trong biển lửa”
<!>
Một nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đang xin quy chế tị nạn ở Thái Lan, vào tối ngày 24/9, lên tiếng với RFA liên quan ghi nhận của anh về động thái hành xử của Chính quyền Thái đối với các cuộc biểu tình nổ ra từ tháng 7 đến nay.
Tôi thấy rằng sức mạnh biểu tình của những người trẻ ở Hong Kong lan tỏa không chỉ riêng đến người dân Hong Kong mà còn lan tỏa đến rất nhiều khu vực khác đấu tranh một cách không mệt mỏi như vậy. Tôi theo dõi tin tức mấy ngày qua thì tôi ghi nhận rằng là giới trẻ ở Thái Lan đang dần học tập cách thức đấu tranh bền bỉ của những bạn trẻ ở Hong Kong. Bởi vì trước đây, các cuộc biểu tình mang sắc thái của ‘áo vàng’, ‘áo đỏ’ ở Thái Lan, nhưng bây giờ đa phần thành phần biểu tình ở Thái Lan là những người trẻ, các bạn sinh viên và họ yêu cầu những điều thiết thực cho người dân chứ không mang màu sắc phe phái nên tôi thấy cách này rất hiệu quả-Một nhà đấu tranh dân chủ, ẩn danh
“Theo tôi nhận thấy thì Chính quyền Thái Lan hành xử với những người biểu tình trong lúc họ biểu tình rất là lịch sự. Và, họ không có cảnh bắt bớ hay đánh đập hoặc không có kiểu đối xử với người những đấu tranh, bất đồng chính kiến một cách thô bạo như ở Việt Nam. Ở Việt Nam thì chính quyền sẵn sàng chuẩn bị xe, chuẩn bị tất cả lực lượng cùng dụng cụ để có thể bắt bớ người biểu tình một cách trắng trợn trước các ống kính của truyền thông. Nhưng ở Thái Lan, người dân biểu tình rất là quy củ và Nhà nước Thái Lan, ngay cả một chế độ quân chủ, cho đến giờ này vẫn tôn trọng các quyền biểu đạt của những người biểu tình và những người đối lập.”
Nhà hoạt động dân chủ ẩn danh này xác nhận với RFA về tinh thần đấu tranh của học sinh, sinh viên Thái Lan được lan tỏa từ tinh thần biểu tình của giới trẻ ở Hong Kong, theo như truyền thông thế giới ghi nhận.
“Tôi thấy rằng sức mạnh biểu tình của những người trẻ ở Hong Kong lan tỏa không chỉ riêng đến người dân Hong Kong mà còn lan tỏa đến rất nhiều khu vực khác đấu tranh một cách không mệt mỏi như vậy. Tôi theo dõi tin tức mấy ngày qua thì tôi ghi nhận rằng là giới trẻ ở Thái Lan đang dần học tập cách thức đấu tranh bền bỉ của những bạn trẻ ở Hong Kong. Bởi vì trước đây, các cuộc biểu tình mang sắc thái của ‘áo vàng’, ‘áo đỏ’ ở Thái Lan, nhưng bây giờ đa phần thành phần biểu tình ở Thái Lan là những người trẻ, các bạn sinh viên và họ yêu cầu những điều thiết thực cho người dân chứ không mang màu sắc phe phái nên tôi thấy cách này rất hiệu quả.”
Blogger Đỗ Ngà nhận xét về Chính phủ Thái hành xử một cách rất tôn trọng những người biểu tình và giới đấu tranh, bất đồng chính kiến. Blogger Đỗ Ngà cho rằng Thủ tướng Prayuth Chan-ocha lo ngại biểu tình sẽ nhấn chìm Thái Lan trong biển lửa là với ngụ ý về tình hình ở Thái Lan còn xáo trộn và có thể có nhiều thay đổi, chứ không hẳn sẽ diễn ra một sự đàn áp mạnh bạo như ở Việt Nam. Blogger Đỗ Ngà nhấn mạnh:
“Đó là sự khác biệt rất lớn giữa hành động của một chính quyền ở Thái Lan so với ở Việt Nam.”
Cả hai blogger Đỗ Ngà và nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam không muốn nêu danh đồng quan điểm rằng mặc dù Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ xấp xỉ một chục nhà hoạt động dân chủ của nước này, với cáo buộc có liên quan những cuộc biểu tình chống Thính phủ Thái; thế nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn cùng với sự tham gia đông đảo của người dân và sinh viên, học sinh. Họ khẳng định với RFA rằng đó là một minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Chính phủ Thái Lan tuân thủ pháp luật không đàn áp biểu tình, ít nhất là tính đến thời điểm gần cuối tháng 9.
Tác động đến Việt Nam?
Bạn trẻ Đỗ Nam Trung, một nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam chia sẻ với RFA rằng qua những thông tin về các cuộc biểu tình ở Hong Kong và Thái Lan đã góp phần tích cực cho sự nhận thức của thanh niên Việt Nam được hiểu biết nhiều hơn về xu hướng chung của thời đại hướng tới một xã hội dân chủ và văn minh.
Anh Đỗ Nam Trung nói về ghi nhận cá nhân của mình:
“Tôi nhớ trước đây khỏang 4-5 năm trở về trước thì khi gặp gỡ với các bạn trẻ, các bạn thường thờ ơ và không hiểu biết gì về chính trị hết. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây thì người dân cũng quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn về hiện tình của xã hội và đất nước cũng như tìm cách đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường của mình. Tôi nghĩ rằng có lẽ một phần nào đó do các hình ảnh từ diễn biến của quốc tế mang lại qua truyền thông và qua internet. Đặc biệt cũng nhờ vào internet mà gần đây giới trẻ Việt Nam không còn bị bịt mắt, bịt miệng như trước nữa. Dù còn hạn chế nhưng dù sao đỡ hơn rất nhiều so với trước kia.”
Trong khi đó, cũng có những ý kiến cho rằng sự nhiệt tình của truyền thông Nhà nước Việt Nam trong việc đưa tin tức về các cuộc biểu tình ở Hong Kong và Thái Lan là nhắm vào chủ đích để phần nào răn đe người dân và giới trẻ tại Việt Nam.
Blogger Đỗ Ngà quả quyết về điều này:
“Mục đích của họ là quảng bá sự bất ổn của những thể chế chính trị không phải của Cộng sản. Thực sự ra là họ không trung thực khi đưa tin về bản chất của vấn đề phát sinh ra những cuộc biểu tình đó, mà họ lái đi theo một hướng khác. Tức là, họ muốn quảng bá cho sự bất ổn do biểu tình gây ra.”
Tôi nhớ trước đây khỏang 4-5 năm trở về trước thì khi gặp gỡ với các bạn trẻ, các bạn thường thờ ơ và không hiểu biết gì về chính trị hết. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây thì người dân cũng quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn về hiện tình của xã hội và đất nước cũng như tìm cách đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường của mình. Tôi nghĩ rằng có lẽ một phần nào đó do các hình ảnh từ diễn biến của quốc tế mang lại qua truyền thông và qua internet. Đặc biệt cũng nhờ vào internet mà gần đây giới trẻ Việt Nam không còn bị bịt mắt, bịt miệng như trước nữa. Dù còn hạn chế nhưng dù sao đỡ hơn rất nhiều so với trước kia-Đỗ Nam Trung
Một số người trong giới đấu tranh dân chủ cho Việt Nam mà Đài RFA tiếp xúc, đều bày tỏ rằng trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, qua sự gia tăng bắt bớ những tiếng nói bất đồng chính kiến và bỏ tù những người tham gia biểu tình, thì trong thời gian tới sẽ không có biểu tình diễn ra ở trong nước. Thế nhưng, họ có cùng niềm tin rằng với tinh thần biểu tình của giới trẻ Châu Á, như ở Hong Kong, Đài Loan, Thái Lan sẽ khích lệ cho giới trẻ tại Việt Nam.
Bạn trẻ Đỗ Nam Trung kể lại với chúng tôi về cảm nhận và trải nghiệm tham gia biểu tình của anh cùng với giới trẻ ở Đài Loan, để ủng hộ phong trào biểu tình Hong Kong. Anh Đỗ Nam Trung nhận thấy cho dù kết quả của phong trào biểu tình Hong Kong như thế nào chăng nữa, nhưng Giải thưởng Tự do năm 2020 của Tổ chức Freedom House dành để vinh danh cho phong trào biểu tình ở Hong Kong sẽ là sự tiếp sức tinh thần cho giới trẻ ở Châu Á, trong đó có thanh niên Việt Nam được bền chí hơn trên con đường theo đuổi giá trị dân chủ của nhân loại.
“Chắc chắn sẽ có những cuộc biểu tình khác hoặc các phong trào sẽ nổ ra lớn hơn và mạnh hơn. Ví dụ như trước đây đã có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đòi nhân quyền, chống chặt cây xanh rồi đến biểu tình phản đối Formosa, BOT. Mỗi phong trào được khỏang một vài năm, cứ phong trào này bị dập tắt thì phong trào khác lại nổi lên. Và, tôi nghĩ rằng trong vài ba năm tới sẽ có một phong trào khác nổi lên chẳng hạn nhưng bây giờ thì chưa biết chắc được đó là phong trào gì.”
Blogger Đỗ Ngà nhìn nhận dù cho tình hình dân chủ ở Việt Nam đang trải qua những tháng ngày tồi tệ nhất. Tuy nhiên, người dân và giới trẻ Việt Nam sẽ rất là mạnh mẽ, một khi các phong trào bùng phát vì lý tưởng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
“Xã hội dân chủ chắc chắn thế nào cũng phải tiến tới. Nhưng quan trọng là thời gian thôi.”
Những người quan tâm đến tình hình dân chủ tại việt Nam cho rằng khoảng thời gian đó nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố từ cả hai phía.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét