Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Điểm tin sáng qua - Hoa Tự Do

Điểm tin thế giới sáng 29/8: Kẻ cầm đầu vụ 39 người Việt chết trong container nhận tội; Walmart và Microsoft sẽ cùng nhau mua lại TikTok
Kẻ cầm đầu vụ 39 người Việt chết trong container nhận tội
Ronan Hughes, một người lái xe tải 40 tuổi người Ireland, hôm thứ Sáu (28/8) đã nhận tội ngộ sát 39 người Việt Nam ở phía sau một chiếc xe tải đông lạnh gần London hồi năm ngoái. Kết luận điều tra cho biết các nạn nhân chết vì thiếu oxy và quá nóng trong không gian kín, theo Reuters.Xuất hiện tại một phòng xử án ở Old Bailey, London, Hughes đứng trong vành móng ngựa, đối mặt với thẩm phán khi tên của 31 người đàn ông, trẻ em và tám phụ nữ được xướng lên. 
<!>
Y đã thừa nhận từng cáo buộc trong một quá trình kéo dài hơn 10 phút. Hughes cũng thừa nhận âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp.

Walmart và Microsoft sẽ cùng nhau mua lại TikTok

Vài giờ sau khi CEO TikTok Kevin Mayer từ chức hôm thứ Năm (27/8), Walmart – tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới – đã thông báo trong một tuyên bố chính thức rằng họ sẽ tham gia cùng Microsoft trong cuộc đấu thầu chung để thu mua tài sản của công ty truyền thông xã hội Tik Tok, theo the BL.
Chỉ hai tháng sau khi nhậm chức, ông Mayer đã tuyên bố từ chức hôm thứ Năm trong bối cảnh Hoa Kỳ gây áp lực buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance, phải bán ứng dụng video ngắn phổ biến, với cáo buộc đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Walmart cho biết: “Chúng tôi tin rằng mối quan hệ đối tác giữa Walmart và Microsoft sẽ đáp ứng cả mong đợi của người dùng TikTok Hoa Kỳ đồng thời đáp ứng mối quan ngại của chính phủ Mỹ”.
Ngày 2/8, Microsoft đã viết trong một tuyên bố chính thức rằng, “Microsoft sẽ nhanh chóng tiến hành các cuộc đàm phán với công ty mẹ của TikTok, ByteDance, trong vài tuần tới và hoàn thành thương vụ không muộn hơn ngày 15/9. Trong quá trình này Microsoft mong muốn tiếp tục đối thoại với chính phủ Mỹ, bao gồm cả với tổng thống”.

Canada cảnh báo Trung Quốc ‘ngoại giao cưỡng chế’ sẽ không đảm bảo việc thả giám đốc tài chính Huawei

Bộ trưởng Ngoại giao Canada Francois-Philippe Champagne cho biết hôm thứ Năm (27/8) rằng “chính sách ngoại giao cưỡng chế” của Trung Quốc nhằm tạo áp lực thả một giám đốc điều hành Huawei đang kháng lại việc dẫn độ sang Mỹ sẽ không có hiệu quả, theo SCMP.
Ông Champagne cho biết trong một cuộc gọi hội nghị sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Rome vào tuần này, “Tôi đã nói rất rõ ràng [với ông ấy] rằng ngoại giao cưỡng chế sẽ không mang đến kết quả mong đợi”.
“Tôi đã bảo ông ấy rằng việc bắt giam tùy tiện không có lợi cho quan hệ song phương từ trước đến nay, và chắc chắn [không phải] bây giờ,” ông nói.
Mối quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh trở nên căng thẳng vào tháng 12/2018 sau vụ bắt giữ Giám đốc tài chính tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, Mạnh Vãn Châu theo lệnh của Hoa Kỳ trong chuyến dừng chân ở Vancouver. Bà bị truy nã vì cáo buộc gian lận ngân hàng và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Chín ngày sau, Trung Quốc đã bắt giữ hai người Canada, cựu nhà ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor, vì cáo buộc gián điệp. Đây là động thái đáp trả của Bắc Kinh, và đã bị Canada và các đồng minh lên án là các hành vi “bắt giam tùy tiện”.

Nghệ sĩ bất đồng chính kiến người Trung Quốc chế tác bộ phim bí mật về Vũ Hán trong giai đoạn phong tỏa

Nghệ sĩ Trung Quốc bất đồng chính kiến Ai Weiwei đã thực hiện một bộ phim bí mật có tên “Coronation” ở Vũ Hán, thành phố miền trung Trung Quốc nơi khởi nguồn đại dịch, trong giai đoạn phong tỏa chặt chẽ, theo Fox News.
Là nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, người đã kêu gọi sự chú ý của quốc tế đến tình trạng vi phạm nhân quyền và tham nhũng trong chính phủ Trung Quốc bằng các tác phẩm của mình, cho biết ông có một đội quay phim tại hiện trường trong thời gian cách ly tại thành phố tâm dịch.
“Trung Quốc đã khẳng định vị thế siêu cường trên trường toàn cầu, nhưng nước này vẫn chưa được các quốc gia khác hiểu rõ”, theo một tuyên bố trên trang web chính thức của AI Wei Wei. “Qua lăng kính đại dịch, ‘Coronation ’khắc họa rõ nét bộ máy quản lý khủng hoảng và kiểm soát xã hội của Trung Quốc – thông qua giám sát, tẩy não tư tưởng và quyết tâm kiểm soát mọi khía cạnh của xã hội một cách thô bạo”.

Mối quan hệ Elon Musk-Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia Mỹ

Nghị viện Mỹ đang phân tích các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn phát sinh từ các hợp đồng SpaceX của Elon Musk với NASA.
Những lo ngại của họ chủ yếu dựa trên khoản hỗ trợ tài chính mà Tesla Inc., cũng thuộc sở hữu của Elon Musk, nhận được từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Washington Examiner đưa tin hôm thứ Tư (26/8).
Thượng nghị sĩ Cory Gardner, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Examiner, bày tỏ lo ngại ĐCSTQ có thể đang đặt điều kiện cho các khoản vay đối với Tesla vốn có thể gây bất lợi cho an ninh quốc gia Mỹ. Ông cho rằng ĐCSTQ có thể đang muốn lợi dụng việc này để thúc đẩy chương trình không gian của mình.
“Tôi lo ngại các công ty ở Trung Quốc có thể đến Hoa Kỳ, thực hiện một thỏa thuận lấy thông tin nhạy cảm, sử dụng công nghệ độc quyền và sử dụng nó để làm phong phú thêm chương trình không gian của họ, nỗ lực an ninh quốc gia của họ ở Trung Quốc”, ông Gardner nói .

Biến mất khỏi công chúng hơn 1 tháng, em gái Kim Jong Un đang nắm thêm nhiều quyền lực?

Biến mất khỏi công chúng hơn 1 tháng, em gái Kim Jong Un đang nắm thêm nhiều quyền lực?
Em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un – Kim Yo Jong – đã biến mất khỏi công chúng trong hơn 1 tháng. Đây có thể là một dấu hiệu khác cho thấy cô Kim đã nắm quyền kiểm soát nhiều hơn trong chính quyền, theo Fox News dẫn quan điểm của một chuyên gia.
Em gái nhà độc tài Bắc Triều Tiên, người đã không xuất hiện trước công chúng trong hơn 1 tháng kể từ ngày 27/7, có thể đang tỏ ra kín tiếng để giảm nhẹ các đồn đoán cho rằng anh trai cô đã nhượng lại một số quyền hành, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin.
Sự vắng mặt của cô Kim diễn ra khi tình báo Hàn Quốc tiết lộ cô hiện đang là “người nắm thực quyền chỉ huy thứ hai”, tuy rằng cô Kim chưa được chỉ định là người kế nhiệm anh trai do các đồn đoán về sức khỏe của nhà lãnh đạo. 
Các chuyên gia tin rằng cô Kim đang né tránh ánh mắt của công chúng vì e ngại những đồn đoán từ bên ngoài về địa vị của cô  trong chính quyền họ Kim.
“Trong quá khứ, ai cũng sẽ phải rời vị trí của họ ngay sau khi được coi là nhân vật số 2 ở Bắc Triều”, Giáo sư Đại học Hàn Quốc Nam Sung-wook trao đổi với tờ báo.
“Ở bề mặt cũng cần phải có sự phù hợp [trong tần suất xuất hiện trước công chúng. Kim Yo Jong không thể xuất hiện trước công chúng với tần suất nhiều hơn Kim Jong Un] , mặc dù Kim Yo Jong là một thành viên trong gia tộc họ Kim”.
Lần cuối cùng Kim Yo Jong xuất hiện trước công chúng là khi cô đứng đằng sau anh trai hồi tháng trước khi nhà lãnh đạo Triều Tiên tặng những khẩu súng lục cho các tướng lĩnh quân đội nhân kỷ niệm 67 năm ngày đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên.
Nhưng cô này đã không xuất hiện trong các bức ảnh được nhà nước công bố hôm thứ (25/8) chụp Kim Jong Un tại một cuộc họp cấp cao thảo luận các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và ứng phó với bão Ba Vì.
Các bức ảnh này được truyền thông Triều Tiên công bố sau khi một cựu quan chức Hàn Quốc tuyên bố nhà độc tài đã rơi vào trạng thái hôn mê.
Kim Yo Jong cũng vắng mặt trong các cuộc họp khác trong mùa hè này, mặc dù cô hiện là thành viên dự khuyết của Bộ Chính trị, cơ quan cấp cao của đảng cầm quyền Triều Tiên, CNN đưa tin.
Các chuyên gia cho biết sự vắng mặt này là bất thường, nhưng có thể là do cô này đang bận giải quyết các công việc khác.

Chuyên gia: Châu Âu phải hết sức thận trọng với Trung Quốc

Đại Nghĩa | DKN 13 giờ trước 1,231 lượt xem
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ý Luigi Di Maio
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đang có chuyến thăm châu Âu trong bối cảnh Bắc Kinh mất uy tín trầm trọng sau khi lực lượng này bị cáo buộc là tác nhân chính khiến virus Vũ Hán lây lan ra thế giới. Nhân sự kiện này, cây viết Glacier Kwong có bài bình luận trên Apple Daily về chuyến công cán của ông Vương.
Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả nội dung bài viết của nữ Nghiên cứu sinh ngành luật Kwong, một nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông đang du học ở Đức.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến đi “kiểm soát thiệt hại” ở châu Âu bắt đầu từ ngày 25/08. Chuyến đi của ông Vương liên quan đến việc Bắc Kinh đang bị châu Âu chỉ trích về vấn đề COVID-19, chính sách cứng rắn đối với Hồng Kông và việc Huawei bị nhiều nước trong EU từ chối.
Trong bài phát biểu của mình, ông Vương nhấn mạnh “Trung Quốc và châu Âu nên làm việc cùng nhau” để phục hồi nền kinh tế toàn cầu và bảo vệ chủ nghĩa đa phương. Tôi tin rằng, mục đích của chuyến đi này của ông Vương là nhằm tìm cách “minh oan” cho những tai tiếng mà Bắc Kinh gây ra từ năm ngoái, đồng thời tìm kiếm các đồng minh trong thế giới phương Tây để đối phó mối quan hệ ngày càng xấu đi với Hoa Kỳ.
Các chính phủ châu Âu phải hết sức thận trọng trong các giao dịch với Bắc Kinh, vì đây là một chế độ độc tài khét tiếng luôn gây ra các mối đe dọa đối với các nền dân chủ thông qua việc giành quyền kiểm soát các cơ sở hạ tầng ở nước ngoài, ví dụ như họ đã mua các cảng ở Hy Lạp, triển khai dịch vụ 5G khắp thế giới thông qua Huawei. Một khi Bắc Kinh giành được ảnh hưởng lớn đối với viễn thông, bến cảng và ngành công nghiệp hạt nhân, nó sẽ là mối đe dọa đối với các nước phương Tây và các xã hội dân chủ.
Mặc dù Quốc hội Ý đã khuyến nghị chính phủ không để Huawei tham gia vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng 5G vì các mối lo ngại về an ninh quốc gia, nhưng phía chính phủ Ý vẫn chưa đưa ra quyết định rõ ràng. Trong thời gian dịch Covid bùng phát ở Ý, Trung Quốc đã bán vật tư y tế cho nước này, và mặc dù rất nhiều vật tư y tế không đạt tiêu chuẩn, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Ý vẫn vui vẻ làm theo bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh là nhiệt liệt cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã “giúp đỡ”.
Ông Vương Nghị trong chuyến thăm Ý đã nói rằng, Trung Quốc không muốn có một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, vì nó sẽ là một bước thụt lùi cho thế giới. Phát biểu này phần nào có vẻ khôi hài, bởi vì chính Bắc Kinh là thế lực gây hấn trên thế giới, bóp nghẹt tự do Hồng Kông, vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống và xâm nhập mạnh mẽ vào các nước khác.
Mọi hành động đều gây ra phản ứng chống đối tương ứng: Bắc Kinh đã hung hăng bành trướng thế lực, do đó thế giới và những nước bị áp bức đã phản ứng để bảo vệ mình; Bắc Kinh bưng bít thông tin về COVID-19 và tung ra các chiến dịch tuyên truyền rầm rộ để “minh oan”. Thế giới phản ứng bằng cách đưa thông tin sự thật, và tỏ ra mất lòng tin vào chính quyền Trung Quốc.
Ông Vương Nghị thực hiện chuyến thăm này với hy vọng “minh oan” cho Bắc Kinh, hy vọng thế giới quên đi những gì đã xảy ra gần đây ở Hồng Kông, để cứu chính quyền Trung Quốc khỏi sự cách ly với thế giới tự do. Vương và Bắc Kinh có thành công hay không, phụ thuộc vào việc châu Âu có nhớ lại những gì đã xảy ra vào năm ngoái hay không – từ những gì đã diễn ra tại Hồng Kông đến đại dịch COVID-19.
Ngay cả khi việc làm ăn với Trung Quốc là không thể tránh khỏi trong thế giới toàn cầu hóa, thế giới cũng không nên dung thứ cho các hành vi sai trái của Trung Quốc. Châu Âu phải giải quyết vấn đề vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh, đồng thời nhận thức được sự xâm nhập và bản chất bành trướng của thế lực này. Chính quyền Trung Quốc có thể mang lại lợi ích kinh tế, nhưng thế giới phải trả một cái giá đắt – không phải về tiền bạc, mà là sự hy sinh những giá trị trân quý – đó là tự do và dân chủ.
Khi Vương tiếp tục chuyến đi “tẩy trắng” của mình, tôi kêu gọi chính phủ các quốc gia châu Âu bày tỏ mối quan ngại của họ về sự vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Đồng thời cần bày tỏ mối quan ngại đối với luật an ninh quốc gia Hồng Kông và thực hiện các hành động khi cần thiết.
Khi đối đầu với chủ nghĩa độc tài, chúng ta nên cùng nhau bảo vệ các giá trị và đồng lòng trong cuộc đấu tranh cho dân chủ ở mọi nơi. Phong trào ở Hồng Kông đã mang lại sự thay đổi cho thế giới, đó là việc nhận thức rõ hơn về các hành động của Bắc Kinh ở châu Âu và các nước khác. Hy vọng châu Âu sẽ không dễ dàng bị mua chuộc bằng tiền.

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét