Đoạn video mô phỏng "vỡ đập Tam Hiệp" Andy Van
Một đoạn mô phỏng hậu quả thảm khốc khi đập Tam Hiệp vỡ đã lan truyền mạnh trên mạng xã hội Trung Cộng.Theo
số liệu của Trung Cộng, khoảng 45,2 triệu người dân nước này đã bị ảnh
hưởng bởi đợt lũ lụt trên khắp 27 tỉnh dọc sông Dương Tử, sông Hoài,
sông Hoàng Hà và nhiều vùng khác ở miền nam Trung Cộng từ tháng 6 tới
nay. Nhiều
người đã tỏ ra lo ngại về độ vững chắc của đập Tam Hiệp khi con đập này
đối diện với bài thử thách khắc nghiệt nhất lịch sử, trong khi nhiều
người cũng đặt ra câu hỏi về đập kiểm soát lũ lụt giữa bối cảnh nước vẫn tiếp tục gây ngập lụt ở vùng hạ lưu.<!>
Mới
đây, tờ Taiwannews đã đăng tải một đoạn video gây tranh cãi có nguồn
gốc từ trang tin tài chính Trung Cộng Caijing Lengyan. Đoạn video đã mô
phỏng tình huống sẽ xảy ra khi đập Tam Hiệp vỡ và gây ra trận lũ lụt
kinh hoàng. Các thông số như tốc độ chảy của nước, chiều cao nước lũ và
các địa điểm chịu thiệt hại cũng được ghi lại trong đoạn mô phỏng.
Các
tác giả của video nhấn mạnh rằng "đây chỉ là mô phỏng dựa trên các ước
tính và không phản ảnh tình hình ngoài đời thật". Đập Tam Hiệp trong
video cao 181m so với mực nước biển, dài 2,3km, mức nước trong hồ chứa
cao 175m với khả năng chứa 39,3km3 nước. Ở đoạn đầu mô phỏng, đập Tam
Hiệp được giả định là sẽ vỡ dưới áp lực nước khổng lồ.
Ngay
sau đó, một bức tường nước cao 100m vỡ ra với sức mạnh kinh hoàng. Vì
hai bên sông Dương Tử đều bị chắn bởi núi cao, nước lũ không thể chảy
lan ra các vùng khác.
Vào
thời điểm này, lũ sẽ có tốc độ hơn 100km/h. Đập Tam Hiệp chỉ cách thành
phố Nghi Xương ở hạ lưu chỉ tầm 50km, do đó chỉ khoảng 30 phút sau khi
vỡ đập, đập Cát Châu Bá cũng sẽ bị nước lũ "húc" vỡ và thành phố Nghi
Xương sẽ "không còn tồn tại". Mô phỏng cho thấy nước lũ cao 20m sẽ đổ bộ
Nghi Xương với tốc độ 70km/h và nhấn chìm thành phố này dưới 10m nước.
Vì hai bên sông Dương Tử đều bị chắn bởi núi cao, nước lũ không thể chảy lan ra các vùng khác.
Sau
khi tràn qua Nghi Xương, lũ sẽ tiếp tục đi xuôi dòng Dương Tử, nhấn
chìm các thị trấn xung quanh với tốc độ ít nhất là 60km/h. Độ cao của lũ
giảm dần xuống còn 15-20m.
Sau
khi tấn công thành phố Nghi Đô, lũ thoát khỏi vùng thung lũng và tiến
tới đồng bằng, nước bắt đầu tràn ra xung quanh theo hình cánh quạt, ảnh
hưởng tới hàng loạt khu vực xung quanh. Khi nước lũ tràn tới đồng bằng,
độ cao giảm xuống khoảng 8m và tốc độ là 25km/h. Tuy nhiên, dòng nước ở
dòng chính sông Dương Tử vẫn duy trì vận tốc 35km/h.
Mô phỏng cho thấy nước lũ cao 20m sẽ đổ bộ Nghi Xương với tốc độ 70km/h và nhấn chìm thành phố này dưới 10m nước.
Sau
khi lũ đổ bộ tới thành phố Kinh Châu, một phần nước sẽ tách ra khỏi
dòng chính và tiến thẳng tới Vũ Hán. Chỉ trong vòng 5 giờ sau khi đập
Tam Hiệp vỡ, nước lũ tới thành phố Nhạc Dương, cách đập 350km về phía hạ
lưu.
Mô
phỏng dự đoán Nhạc Dương sẽ chìm trong 5m nước. Tuy nhiên, hồ Động Đình
ở ngay gần đó có thể đóng vai trò làm một vùng đệm và làm giảm ảnh
hưởng của lũ, nếu đập không vỡ vào mùa mưa.
Tiếp
theo, nước lũ tiến về phía đông và tiếp cận thành phố Hồng Hồ, cách đập
700km. Theo dự đoán, thành phố Vũ Hán sẽ thiệt hại nặng nề. Mô phỏng
cho rằng một số vùng ở nơi cao sẽ thoát khỏi nước lũ, nhưng đa phần các
vùng khác sẽ chìm trong 5m nước.
Mô phỏng Vũ Hán bị chìm trong biển nước.
Andy Van ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét