Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

Nghịch lý không quân Mỹ: Oanh tạc cơ mới phải về hưu trước pháo đài B-52 - Andy Van

Oanh tạc cơ tàng hình B-2 /// Không quân Mỹ
Oanh tạc cơ tàng hình B-2
Một điều nghe rất phi lý nhưng lại đang xảy ra trong không quân Mỹ, khi oanh tạc cơ thế hệ cũ như B-52 tiếp tục được trọng dụng, còn các loại mới và tối tân hơn như B-2, B-1B lại phải về hưu sớm.Không quân Mỹ dự định sẽ chi ít nhất 55 tỉ USD để có một phi đội gồm 100 oanh tạc cơ chiến lược thế hệ mới B-21 Raider. Loại máy bay này đang được âm thầm phát triển với dự trù chuyến bay đầu tiên sẽ được thực hiện sớm nhất vào năm 2022, theo AP.<!>
Song song đó, để phân bổ ngân sách đang dần bị siết chặt cho các hệ thống quan trọng hơn, quân đội Mỹ buộc phải cắt giảm bớt đầu tư cho những loại vũ khí khác, và máy bay B-2 được nhắm đến.

Nghịch lý không quân Mỹ: Oanh tạc cơ mới phải nghỉ hưu trước pháo đài B-52 - ảnh 1
Mô hình oanh tạc cơ chiến lược mới B-21
B-21 Raider Officially Heading To Edwards Air Force Base For Testing
The commander of the 412th Test Wing made the official proclamation at a local business conference, and teased that testing would begin soon.
Ba nguyên nhân chính của việc này là vấn đề số lượng, kinh phí và chiến lược. B-2 là oanh tạc cơ mới nhất và tối tân nhất của Mỹ, được giao cho không quân vào năm 1993. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 21 chiếc được chế tạo (1 chiếc đã bị phá hủy trong tai nạn năm 2008), không tạo ra nhu cầu quá lớn cho chuỗi cung ứng các phụ tùng đặc biệt của loại máy bay này.

Với giá trị tính luôn chi phí phát triển, thử nghiệm... là hơn 2 tỉ USD/chiếc, loại máy bay này bị cho là quá đắt để duy trì và tiếp tục sử dụng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Mỹ đang tập trung chiến lược vào sự cạnh tranh giữa các nước lớn sau 2 thập niên tham gia những cuộc chiến nhỏ, vai trò của B-2 bị cho là không còn thích hợp khi nó dễ bị đe dọa trước các hệ thống phòng không của Trung cộng và Nga.

Nghịch lý không quân Mỹ: Oanh tạc cơ mới phải nghỉ hưu trước pháo đài B-52 - ảnh 2
B-2 bị cho là không còn phù hợp cho nhu cầu tác chiến hiện tại và chi phí hoạt động quá tốn kém
Được phát triển nhằm đánh bại hệ thống phòng không Liên Xô nhưng khi B-2 được giao cho không quân Mỹ thì Liên Xô đã tan rã. Máy bay này sau đó tham gia các xung đột như chiến tranh Kosovo năm 1999, số ít nhiệm vụ tại Iraq, Afghanistan và Libya.

Theo AP, nhiệm vụ tấn công gần nhất của B-2 vào năm 2017 và nó được so sánh như việc “dùng dao mổ trâu giết gà” khi tấn công một căn cứ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Libya.

Nghịch lý không quân Mỹ: Oanh tạc cơ mới phải nghỉ hưu trước pháo đài B-52 - ảnh 3
Oanh tạc cơ B-1B cũng được cho là đang dần bị thay thế

Không quân Mỹ đã dự tính duy trì B-2 cho đến năm 2058 nhưng lại quyết định cho máy bay này về hưu non khi máy bay B-21 được hoàn thành trong thập niên 2020. Oanh tạc cơ B-1B Lancer cũng chịu chung số phận khi không quân đề nghị loại bỏ 17/62 chiếc trong năm 2021.
Trong khi đó, máy bay “già gân” B-52 lại tiếp tục được sử dụng và có thể bay đến khi 100 tuổi. Oanh tạc cơ này được chế tạo từ thập niên 1940 và đi vào hoạt động giữa thập niên 1950. Trải qua nhiều cuộc chiến nhưng B-52 hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong không quân Mỹ. Trong những năm gần đây, không quân Mỹ 2 lần phải đưa máy bay B-52 từ nghĩa trang máy bay để tân trang lại và tiếp tục sử dụng.

Nghịch lý không quân Mỹ: Oanh tạc cơ mới phải nghỉ hưu trước pháo đài B-52 - ảnh 4
Pháo đài bay B-52 được cho là sẽ hoạt động đến năm 100 tuổi
Incoming Woj bombs (ElCapo) - CougarBoard.com

Andy Van

Best B 52 Bomber GIFs | Gfycat

Theo kế hoạch, các máy bay B-52 sẽ được trang bị thêm động cơ mới, kỹ thuật radar mới và nhiều nâng cấp khác để có thể bay đến thập niên 2050, theo AP. Trong suy tính của không quân Mỹ, chi phí vận hành và duy trì máy bay B-52 rẻ hơn máy bay B-2 và với khả năng mang theo nhiều loại vũ khí, loại máy bay được mệnh danh “pháo đài bay” được đánh giá là đủ tốt để có thể tiếp tục các phi vụ trong những ngày tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét