Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Điểm Tin Thứ Ba 28/07/2020 - Anh Tuấn Phạm

  • 21 quan điểm đá tảng của chính quyền TT Donald Trump về Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (BoxitVN) - Nguyễn Ngọc Chu - KHÔNG CHỈ LÀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI. Với lịch sử hơn 3.000 năm, bắt đầu từ cuộc xâm lược của giặc Ân, Việt Nam phải đối mặt với gần 20 cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc, thiết tưởng Việt Nam hiểu Trung Quốc hơn bất cứ quốc gia phương Tây nào. Với lịch sử 71 năm từ khi ra đời (01/10/1949) chính thể Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam bị Cộng sản Trung Quốc đâm lén hàng ngàn mũi dao cho đến khi không thể che đậy, phải lộ diện bằng cuộc chiến tranh xâm lược 10 năm 1979-1989, thiết tưởng người Việt Nam hiểu Cộng sản Trung Quốc hơn bất cứ người phương Tây nào. Khi TT Donald Trump phải lên thang, xuống thang trong suốt hơn 2 năm chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, thiết nghĩ Hoa Kỳ khó tránh khỏi kế sách hoãn binh “mèo vờn chuột” của Trung Quốc: bề ngoài tưởng là lép vế nhún nhường cam chịu, nhưng bên trong lại là người dẫn dắt nhịp điệu cuộc chơi.<!>
  • Yếu điểm của quân đội ĐCSTQ nếu Mỹ – Trung khai chiến (BoxitVN) - Lâm Trung Vũ - Quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi, tình hình Biển Đông lại tiếp tục căng thẳng, các cuộc tập trận của quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang diễn ra ở khu vực tương đối gần với khu vực tập trận chung của 3 nước Mỹ, Nhật, Úc tại khu vực Biển Đông và khu vực biển Philippines, khiến cho người ta có cảm giác sắp khai chiến. Truyền thông Hồng Kông chỉ ra, một khi quân đội hai nước giao chiến, quân đội ĐCSTQ có một vấn đề chí mạng, chính là việc Tập Cận Bình đưa ra “chế độ Chủ tịch Quân ủy phụ trách”.
  • Nguy cơ tính toán nhầm về chiến lược tại Biển Đông (BoxitVN) - Nguyễn Quang Dy - Dịch từ bản tiếng Anh đăng trên Asialink 24/7/2020. Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và môi trường an ninh quốc tế đang xấu đi, tác động nhiều đến nội dung và hình thức tương tác khu vực trong năm nay. Tuy Việt Nam thành công về kiểm soát Covid-19, nhưng đại dịch đã làm Hà Nội bị hạn chế trong hoạt động “ngoại giao trực tuyến” (họp cấp cao qua video) làm trống vắng quan hệ con người trực tiếp và thân tình theo phong cách ngoại giao Châu Á.
  • Công hàm của Australia về Biển Đông khích lệ ASEAN trong đàm phán COC với Trung Quốc (RFA) - Mai Xuân Vĩnh - Tuyên bố của Pompeo và Công hàm mới đây của Canberra đã cho thấy sự ủng hộ mới từ Mỹ và Australia dành cho các nước ASEAN. Các tuyên bố này, “cộng hưởng” với các công hàm trước đó của một số quốc gia ASEAN bao gồm Philippines, Việt Nam, Indonesia, sẽ tạo áp lực với Trung Quốc. Ngay sau khi công văn của Australia được công bố chính thức trên trang web của Uỷ ban Đăng ký Thêm lục địa Liên Hiệp Quốc, một bài báo có tiêu đề "Australia đã ngu ngốc lên chung con thuyền bị rò rỉ của Mỹ để can thiệp vào Biển Đông" đăng trên trang Thời báo Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mô tả công hàm gửi LHQ của Australia và các cuộc tập trận hải quân gần đây của Australia và Mỹ trong khu vực là những hành động khiêu khích liều lĩnh.
  • Can dự cụ thể mới thay đổi được chính sách (RFA) - Hải Đăng - Lần này Mỹ đang tung tất cả các bí thuật của cả quyền lẫn cước, ra đòn một cách toàn diện để tấn công Trung Quốc. Hy vọng, trên một số lĩnh vực cụ thể, Mỹ sẽ can dự mạnh mẽ hơn nhằm ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Có như thế, các quốc gia thuộc không gian FOIP, đặc biệt là các nước ASEAN mới tin tưởng vào quyết tâm “tạo ra sự thay đổi” như tuyên bố hôm 24/7/2020 của ngoại trưởng Pompeo từ Quận Cam, miền nam tiểu bang California. Ngày 22/7/2020, đại sứ Mỹ ở Việt Nam Daniel J. Kritenbrink tuyên bố sẽ hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước các đe dọa bất hợp pháp trên biển.
  • Collin Koh: ASEAN phải mạnh dạn đứng lên vì Biển Đông (RFI) - Mai Vân - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 13/07/2020 chính thức tuyên bố lập trường của Hoa Kỳ, xem các yêu sách trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông là "bất hợp pháp". Đây là một thay đổi quan trọng trong chính sách của Mỹ về Biển Đông, được cho là sẽ thúc đẩy những nước khác, cho đến nay vẫn bất bình trước các hành vi bất chấp luât lệ quốc tế của Bắc Kinh để thực hiện ý đồ chiếm trọn Biển Đông nhưng lại tránh không muốn trực diện đối đầu với Trung Quốc. Như để chứng minh cho nhận định kể trên, ngày 23/07, đến lượt Úc gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, chính thức bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc tại Biển Đông, bị Canberra cho là trái với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016.
  • Một sự thật không được nói tới (BoxitVN) - Nguyễn Đình Cống - Kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ (TBLS), tôi được mời dự lễ và nhận quà. Chẳng là gia đình tôi có 5 liệt sĩ là cha tôi và các con cháu của ông, còn gia đình tôi là gia đình có công với CM. Trong tất cả các buổi lễ từ Trung ương đến thôn xóm, mọi người đều ca ngợi sự hy sinh to lớn của TBLS cho độc lập và thống nhất đất nước. Mọi diễn văn, mọi phát biểu đều cho rằng tinh thần yêu nước của các TBLS là sáng ngời và bất diệt để cho đất nước có được như ngày nay. Nghe tất cả các lời ca ngợi, tri ân và kể công như vừa rồi tôi bỗng khẳng định một thủ đoạn ngụy biện nguy hiểm của tuyên truyền cộng sản, đó là cố tình tô vẽ những phần phụ mà không nói tới bản chất của sự hy sinh. Bản chất sự hy sinh của TBLS có mục đích chủ yếu là nhằm thiết lập và củng cố sự toàn trị của Đảng Cộng sản (ĐCS).
  • Một người ở Cần Thơ bị kết án 9 tháng tù vì phản ứng cưỡng chế đất (RFA) - Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Cần Thơ hôm 27/7 đã bác kháng cáo xin hưởng án treo và tuyên y án 9 tháng tù giam ông Nguyễn Hoàng Trung Kiên về tội cố ý làm hư hỏng tài sản khi phá nhà kho trên đất bị cưỡng chế. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết, cơ quan tố tụng cho rằng bị cáo Kiên ngang nhiên sử dụng phương tiện phá sập nhà kho của Công ty Cadif là hoàn toàn trái pháp luật. Theo TAND tỉnh Cần Thơ, nhà kho được xây trên đất đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Cần Thơ có quyết định giao cho công ty Cadif nên thuộc quyền sở hữu của Cadif, được pháp luật bảo vệ. Việc khiếu nại về mức bồi thường, tái định cư không ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất nói trên của công ty.
  • Hành xử mới nhất của chính quyền trong vụ Đồng Tâm (RFA) - Người nhà cụ Lê Đình Kình cho hay đến nay chính quyền vẫn chưa cung cấp giấy chứng tử cho cụ. Cách chuyên gia nhận xét thế nào về việc này cũng như động thái của chính quyền trong sự việc Đồng Tâm? Trao đổi với RFA tối 27/7, chị Nguyễn Thị Duyên, cháu dâu cụ Lê Đình Kình và cụ Dư Thị Thành cho hay: “Mấy ngày nay bà Dư Thị Thành lên Ủy ban xã Đồng Tâm để gặp Bí thư là ông Nguyễn Văn Sự, cả ông Chủ tịch và Phó Chủ tịch hỏi về vấn đề tại sao vẫn chưa làm giấy khai tử cho ông thì chỉ nhận được câu trả lời là bà bình tĩnh, chúng cháu đang gửi đơn lên cấp trên để đáp ứng nhu cầu này của bà. Bà bảo là cứ làm chứng tử bình thường, tại sao phải lên cấp trên làm gì thì được họ trả lời do lý do chết mà bà yêu cầu ghi vào giấy khai tử nhạy cảm nên chúng cháu không thể làm theo yêu cầu của bà. Lý do bà muốn ghi vào giấy khai tử của ông là ông chết vì bị giết hại tại phòng ngủ. Mọi người từ chối không làm cho bà. Mới đầu họ bảo là thay đổi lý do, nhưng kể cả thay đổi lý do thì họ cũng vẫn phải hỏi ý kiến cấp trên mới làm cho bà. Mới đầu họ không muốn bà ghi vào nguyên nhân ông bị giết hại nhưng cả gia đình đều không đồng ý lại đi về.”
  • Việt Nam : Đối tác châu Á quan trọng của Anh Quốc hậu Brexit (RFI) - Thu Hằng - Việt Nam là một đối tác quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh sau khi rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Trong cuộc điện đàm ngày 13/07/2020, ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã khẳng định với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh niềm tin vào mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ còn được tăng cường và mở rộng trong thời gian tới.
  • Dời sản xuất khỏi Trung Quốc: Việt Nam dẫn đầu danh sách điểm đến mới (RFI) - Anh Vũ - Các báo Pháp số ra ngày đầu tuần này vẫn chủ yếu bám theo các chủ đề liên quan đại dịch Covid-19 và những hệ lụy kinh tế xã hội đang tác động ở khắp nơi trên thế giới. Trang kinh tế của nhật báo La Croix có bài đáng chú ý đề cập đến vấn đề tổ chức di dời sản xuất của các công ty quốc tế sau khủng hoảng dịch với tiêu đề: « Di dời lại sản xuất, nước nào sẽ thay thế Trung Quốc ? »
  • Báo cáo chính trị đầy khẩu hiệu không biết đâu mà lần! (RFA) - Lần đầu tiên một vị đứng đầu đảng ủy của một thành phố cho rằng báo cáo chính trị với những từ ngữ lập đi lập lại, không có con số cụ thể, nên không thể rút kinh nghiệm hay đặt mục tiêu. Điều này có nói lên được gì hay không? “Báo cáo chán lắm, cứ ‘nâng cao, đẩy mạnh, tăng cường’, chả biết thế nào mà lần. Không đưa số liệu cụ thể vào thì không thấy rõ được thành quả. Báo cáo chính trị không chỉ để bên trên, mà mọi cán bộ, đảng viên, người dân thành phố đọc” Đó là chia sẻ của ông Vương Đình Huệ, bí thư Thành ủy Hà Nội, tại hội nghị lấy ý kiến dự thảo báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tổ chức hôm 24 tháng 7 năm 2020.
  • Khởi tố 5 bị can đưa người ra nước ngoài trái phép (RFA) - Công an tỉnh Hà Giang vào ngày 27/7 vừa tiến hành khởi tố bị can và bắt tạm giam 5 người về tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài theo điều 349 Bộ luật Hình sự. Nhóm bị bắt bao gồm: Vừ Mí Lừ (26 tuổi), Vừ Chá Pó (30 tuổi), Sùng Mí Pó (26 tuổi), Vàng Mí Chứ (38 tuổi), Vàng Mí Xá (26 tuổi), cùng trú tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và nhóm này bị bắt khi đang tìm cách đưa 14 người vượt biên sang Trung Quốc để lao động trái phép.
  • Người Bắc nhiều lý luận, hotel không biết đề giá 1 giờ 60 k (RFA) - Tống Kim Liên - Không ít người Bắc mang nặng tâm lý làm nghề dịch vụ là hèn hạ, là phải đi hầu hạ người khác. Hôm qua tôi đọc được một bình luận trên mạng face book thế này: “Người Sài Gòn tư duy cụ thể hơn người Hà Nội. Hotel hay Nhà nghỉ ở Hà Nội chả biết đề giá 1h 60k, 2h 80k, qua đêm 180, 200, 250 k, tùy loại phòng. Người Hà Nội nhiều lý luận mà!”
  • Nhập cảnh trái phép sao mà dễ dàng đến vậy? (BoxitVN) - Diệp Chi - Những hành động đưa người Trung Quốc sang Việt Nam trái phép đã gây cho nhiều người dân Việt Nam vô cùng bức xúc. Hy vọng rằng, nhà chức trách sẽ có hình phạt tương xứng cho những người vi phạm này. Thông tin của nhà chức trách về trường hợp nhiễm bệnh sau 5 lần dương tính ở Đà Nẵng, rồi ca tiếp đó liền đã gây nhiều bất ngờ cho người dân sau 99 ngày Covid-19 không lây lan trong cộng đồng. Vậy thì đâu là nguồn lây? Câu hỏi này có lẽ không chỉ có nhà chức trách thắc mắc mà ngay cả người dân cũng như thế. Những ngày gần đây, báo chí Việt Nam đăng nhiều bài liên quan đến những trường hợp người Trung Quốc sang Việt Nam gọi là trái phép vì họ không có làm thủ tục nhập cảnh. Không ít người thắc mắc tại sao lại có thể dễ dàng ‘vượt biên’ như thế? Phải chăng do công tác biên phòng đã ‘nới lỏng giãn cách’?
  • VNTB – Các thanh bảo kiếm đã hoen rỉ hết rồi… (VNTB) - Nghi Lâm (VNTB) – Giờ đã bước vào những chặng cuối cho kỳ chung cuộc của luận kiếm Hoa Sơn. Nhưng xem ra các thanh bảo kiếm của tráng sĩ giang hồ đã hoen rỉ mất rồi… Người dân Sài Gòn mê tiểu thuyết kiếm hiệp kỳ tình của Kim Dung, mỗi khi bàn chuyện chính trị, thường ví von rằng cứ mỗi 4 năm thì dù chốn giang hồ đất Việt chỉ có một bang phái, song vẫn đều đặn tổ chức những đợt so kiếm để đi tới kỳ chung cuộc cho bầu chọn minh chủ – một kiểu Hoa Sơn luận kiếm, hay những trận thư hùng trên Quang Minh đỉnh. Thanh bảo kiếm trong tay nhóm kiếm khách giang hồ màu áo “công an nhân dân” (CAND) trong thời gian gần đây, cụ thể hơn là trong vụ người bên Tàu được tự do ngang dọc ở Đà Nẵng ngay trong đại dịch Covid, cho thấy kiếm dường như lười rút ra khỏi vỏ mất rồi.
  • Phi công người Anh: 'đừng chủ quan về virus' (BBC) - Stephen Cameron, được biết đến ở Việt Nam như bệnh nhân 9, đang tiếp tục bình phục trong bệnh viện ở Scotland. Ông cảnh báo virus corona "không phải chuyện đùa".
  • Động đất mạnh nhất trong 10 năm tại Sơn La (RFA) - Chỉ trong hơn 3 tiếng ngày 27/7, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La xảy ra 3 trận động đất, trong đó có trận lên tới 5,3 độ richter. Đây là trận động đất được đánh giá là mạnh nhất tại Việt Nam trong 10 năm qua.
  • Đóng cửa tòa lãnh sự, bước ngoặt trong quan hệ Mỹ Trung? (RFI) - Thanh Hà - Viễn cảnh Bắc Kinh và Washington chung tay cứu nguy kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19, thân thiện trong mối bang giao song phương, càng thêm xa vời. Quan hệ Mỹ-Trung càng lúc càng rơi xuống vực thẳm sau đòn « ăn miếng trả miếng » đóng cửa lãnh sự quán của nhau. Từ tôn giáo đến môi trường, tất cả đều có thể là những mặt trận mới trong cuộc đọ sức giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
  • Covid-19: Nhân viên y tế kiện tổng thống Brazil vì tội ác chống nhân loại (RFI) - Thụy My - Các nhân viên y tế thuộc một mạng lưới nghiệp đoàn gồm khoảng 40 tổ chức với hơn một triệu thành viên hôm qua, 26/07/2020, đã đệ đơn kiện tổng thống Jair Bolsonaro lên Tòa án Hình sự Quốc tế La Haye. Ông Bolsonaro bị cáo buộc phạm tội ác chống nhân loại, vì đã xử lý tệ hại đại dịch virus corona, làm cho trên 87.000 người chết tại Brazil. Thông tín viên Sarah Cozzolino cho biết thêm chi tiết : « Ông Jair Bolsonaro tiếp tục chối bỏ sự trầm trọng của đại dịch », đó là điều mà một mạng lưới nghiệp đoàn y tế đã tố cáo trước Tòa án Hình sự Quốc tế
  • Trung Quốc: Lũ chồng lũ, sông Dương Tử lại đón mưa lớn (RFI) - Thu Hằng - Trung Quốc đón đợt lũ thứ ba trên sông Dương Tử trong năm 2020. Ngày 26/07/2020, bộ trưởng Thủy Lợi Trung Quốc kêu gọi tăng cường nỗ lực để kiểm soát tình hình lũ lụt, vì mưa lớn sẽ tiếp tục trong ba ngày tới ở phía tây bắc đất nước cũng như tại lưu vực sông Dương Tử và sông Hoài. Đập Tam Hiệp có thể sẽ phải đón lưu lượng 60.000 mét khối mỗi giây vào thứ Ba 28/07, theo Hoàn Cầu Thời Báo. Thông tín viên RFI Simon Leplâtre tổng kết tình hình lũ lụt tại Trung Quốc: « Nhiều tuần đã trôi qua nhưng mực nước vẫn chưa xuống ở Trung Quốc. Các trận lũ lụt bắt đầu từ tháng Sáu ở phía tây đất nước, sau đó lan sang phía đông, dọc lưu vực sông Dương Tử (Yangzi). Đây là mùa mưa dữ dội nhất kể từ năm 1961.
  • Biểu tình ở Manila phản đối tổng thống Duterte (RFI) - Thụy My - Hàng trăm người hôm nay 07/07/2020 xuống đường tại Manila phản đối đạo luật mới về chống khủng bố và nhiều vấn đề khác, bất chấp đe dọa của cảnh sát, trước khi tổng thống Rodrigo Duterte đọc bài diễn văn thường niên trước quốc dân. Các cuộc tụ họp trên 10 người bị cấm vì dịch virus corona, nhưng người biểu tình tố cáo chính quyền dùng cớ này để dập tắt mọi phản đối. Người dân bất bình trước việc ông Duterte ký ban hành đạo luật mới về chống khủng bố vào đầu tháng, bị nghi ngờ nhằm đàn áp đối lập và các nhà đấu tranh nhân quyền. Hơn một chục kiến nghị đã được đệ trình lên Tòa án Tối cao yêu cầu tuyên bố luật này là vi hiến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét