Ảnh: Văn phòng đại diện Đài Bắc ở Phần Lan. Phần Lan đánh giá khẩu trang của Đài Loan tốt hơn Trung Quốc Taiwan News hôm nay đưa tin, khẩu trang sản xuất tại Đài Loan mà hòn đảo tặng cho Phần Lan có tỷ lệ lọc 99,7%, cao hơn nhiều so với lô sản phẩm mà Trung Quốc đã bán cho quốc gia châu Âu này hồi tháng 4. Vào cuối tháng 5, Đài Loan đã tặng 200.000 khẩu trang phẫu thuật cho Phần Lan để hỗ trợ nước này chống dịch Covid-19. Sau khi trải qua thử nghiệm bởi Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật VTT của Phần Lan, khẩu trang của Đài Loan được xác nhận đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất với tỷ lệ lọc tới 99,7%.Trước đó, vào ngày 8/4, giới chức Phần Lan thông báo lô hàng 2 triệu khẩu trang y tế mà nước này nhập từ Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo vệ chống lại virus corona để sử dụng trong môi trường y tế.<!>
Hai ngày sau, Tomi Lounema, Giám đốc điều hành Cơ quan Cung ứng Khẩn cấp Quốc gia, đã từ chức sau khi ông cho biết đã chi 10 triệu Euro (11 triệu USD) để mua lô khẩu trang không đạt tiêu chuẩn.
Liên tiếp 4 vụ động đất ở gần đập Tam Hiệp: Họa vô đơn chí
Đập Tam Hiệp, Trung Quốc
Khi những trận động đất đang xảy ra liên tiếp ở Tứ Xuyên, điều mà các chuyên gia lo lắng nhất dường như đã bắt đầu.
Kể từ khi những cơn mưa bão diễn ra liên tiếp tại lưu vực sông Dương Tử, Trung Quốc, hơn 13,7 triệu người đã bị ảnh hưởng. Đài quan sát Khí tượng Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo mưa bão ngày thứ 31 liên tiếp. Áp lực nước quá lớn lên đập Tam Hiệp nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử đã khiến chính quyền Trung Quốc phải xả đập với lưu lượng nước lớn để giải nguy. Nhưng tình cảnh ngập lụt vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm khi mưa lớn vẫn diễn ra liên tục.Trong bối cảnh như vậy, một trận động đất xảy ra ở khu vực thượng nguồn Dương Tử, gần đập Tam Hiệp có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của con đập.
Vào lúc 4 giờ 7 phút sáng hôm nay (2/7) một trận động đất cường độ 3,2 độ richter đã xảy ra ở huyện Nhã Nhĩ Cái (Ruoergai), châu A Bá, tỉnh Tứ Xuyên (34,10 độ vĩ Bắc, 102,68 độ kinh Đông), tâm chấn có độ sâu 8 km dưới lòng đất.
Châu A Bá, tỉnh Tứ Xuyên nằm ở thượng nguồn của đập Tam Hiệp. Sau 31 ngày cảnh bão mưa lớn liên tục kể từ 2/6, hồ chứa nước đập Tam Hiệp đang ở mức báo động, chính quyền Trung Quốc đã công nhận việc xả lũ khẩn cấp để bảo vệ con đập, khiến nước lớn làm ngập hoàn toàn thành phố Nghi Xương ở tỉnh Hồ Bắc và Phượng Hoàng cổ trấn ở tỉnh Hồ Nam. Đồng thời Trùng Khánh đã bị ngập lụt nặng, cộng đồng ở Vịnh San hô, Đại Kiều, bên sông Dương Tử cũng nhận được thông báo yêu cầu cư dân sống trong các khu nhà có 4 tầng trở xuống chuẩn bị đối phó với mức lũ cao nhất kể từ năm 1981.
Trước đó, các vấn đề an toàn của đập Tam Hiệp được thế giới bên ngoài rất quan tâm và giả thuyết về việc vỡ đập đã trở nên rất phổ biến. Mặc dù chính quyền Trung Quốc bác bỏ mạnh mẽ, nhiều chuyên gia bảo tồn nước đã cảnh báo rằng một trong những nguyên nhân có thể khiến đập Tam Hiệp bị vỡ là những trận động đất. Và bây giờ, khi những trận động đất đang xảy ra liên tiếp ở Tứ Xuyên, điều mà các chuyên gia lo lắng nhất dường như đã bắt đầu.Ngoài trận động đất vào sáng sớm ngày 2/7, theo Mạng lưới địa chấn Trung Quốc, lúc 1giờ 55 chiều ngày 30/6/2020, đã có một trận động đất 3,7 độ richter xảy ra ở thị trấn Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên (tọa độ 28,17 độ vĩ Bắc, 104,77 độ kinh Đông), độ sâu xảy ra động đất là 9 km trong lòng đất.
Vào lúc 5 giờ 37 ngày 28/6, một trận động đất mạnh 3,1 độ richter xảy ra ở huyện Trường Ninh, Nghi Tân, Tứ Xuyên (tọa độ 28,33 độ vĩ Bắc, 104,95 độ kinh Đông), với độ sâu tâm chấn là 11 k. Lúc 0 giờ 13 ngày 27/6, trận động đất khác mạnh 3 độ richter cũng xảy ra ở Nội Giang, huyện Uy Viễn, tỉnh Tứ Xuyên (tọa độ 29,48 độ vĩ Bắc, 104,54 độ kinh Đông), với độ sâu tâm chấn là 10 km.Cùng ngày, lúc 3 giờ 34, huyện Giang Thành, trấn Phổ Nhị, tỉnh Vân Nam cũng nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử (tọa độ 57 vĩ Bắc, 101,98 độ kinh Đông) đã có một trận động đất mạnh 3,2 độ richter với độ sâu tâm chấn 10 km.
Ngoài ra, Đài quan sát Khí tượng Trung ương Trung Quốc tiếp tục đưa ra cảnh báo mưa bão vào lúc 6 giờ sáng ngày 2/7. Ước tính từ 8 giờ sáng ngày 2/7 đến 8 giờ sáng ngày 3/7, miền nam Giang Hán, miền tây và miền nam Giang Hoài, miền bắc Giang Nam, miền trung Vân Nam, miền nam Quý Châu cùng miền bắc Hoa Bắc sẽ có những cơn mưa lớn. Miền trung Vân Nam, miền nam Hồ Bắc, miền bắc Hồ Nam, miền nam An Huy và đông bắc Giang Tây có mưa lớn cục bộ (100 đến 150 mm). Một số khu vực được đề cập ở trên có kèm theo lượng mưa lớn trong thời gian ngắn (lượng mưa tối đa mỗi giờ từ 30 đến 50 mm và có khu vực địa phương có thể vượt quá 70 mm), kèm theo đó là đối lưu không khí mạnh như giông và gió bão.
Bộ trưởng Anh: ‘Ngọn lửa tự do rất quý giá’
Bộ trưởng Anh Simon Clarke hôm nay nói rằng “ngọn lửa tự do rất quý giá” và Anh sẽ làm bất cứ điều gì được yêu cầu và trong khả năng để hỗ trợ người dân Hồng Kông sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới.
“Chúng tôi sát cánh với người dân Hồng Kông”, ông Clarke nói với Sky News.
Nhật ‘quan tâm sâu sắc’ đến tình hình Hồng Kông
Chánh văn phòng Nội các Yoshi DA Suga hôm nay cho biết Nhật Bản đang theo dõi tình hình Hồng Kông với “sự quan tâm sâu sắc”, trong bối cảnh cảnh sát Hồng Kông bắt nhiều người dân hơn sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia, theo Reuters.Ông Suga nói thêm rằng mối quan hệ kinh doanh bền chặt giữa Nhật Bản và Hồng Kông được thiết lập trên hệ thống “Một quốc gia, Hai chế độ”.
Thủ tướng Ấn Độ đóng tài khoản mạng xã hội Trung Quốc, xóa ảnh chụp chung với ông Tập
(Trái: Thủ tướng Ấn Độ (ảnh: Chính phủ Nga), Phải: Mạng xã hội Weibo
Nối tiếp lệnh cấm 59 ứng dụng smartphone Trung Quốc của chính phủ Ấn Độ hồi đầu tuần, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã quyết định đóng tài khoản cá nhân của ông trên Weibo – một mạng xã hội của Trung Quốc giống Twitter.
Viện dẫn những lo ngại an ninh, chính phủ Ấn Độ tuyên bố hôm thứ Hai (29/6) rằng 59 ứng dụng điện thoại của Trung Quốc sẽ bị cấm ở nước này vì lo ngại chúng có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia. Các ứng dụng bị cấm bao gồm TikTok, WeChat, UC Browser và Cam Scanner.Theo New Talk, tài khoản Weibo của ông Modi đã trở nên hoàn toàn trống vào hôm qua (1/7), tất cả 113 bài viết trong 5 năm trở lại đây đã bị xóa thủ công, bao gồm một vài bức ảnh chụp ông và Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngay sau 11:30 tối hôm qua, tài khoản của ông không còn truy cập được nữa.
Theo Taiwan News, ông Modi lập tài khoản Weibo vào năm 2015 để quan sát mối quan hệ Trung-Ấn và đã thu hút được hơn 244.000 người theo dõi (follower) – trong đó có nhiều người Trung Quốc. Bài đăng đầu tiên của ông trên Weibo là lời chào gửi đến người dân Trung Quốc, trong đó ông bày tỏ sự phấn khích khi được tương tác với họ.
Weibo cho biết họ đã nhận được yêu cầu chính thức xóa tài khoản từ văn phòng đại diện Ấn Độ tại Trung Quốc. Họ cho biết cần vài ngày thực hiện bởi thủ tục phức tạp hơn khi nhà lãnh đạo Ấn Độ có tài khoản được xác thực (verified account), báo Liberty Times đưa tin.Các chuyên gia tin rằng đòn tấn công này của Ấn Độ vào các sản phẩm của Trung Quốc là một đòn đáp trả các xung đột biên giới bùng phát giữa hai nước. Ngày 15/6, quân đội hai nước đã nổ ra một cuộc ẩu đả ác liệt, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc không công bố con số thương vong, nhưng ước tính có hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.
Làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đã nổ ra tại Ấn Độ sau đó. Một số hãng smartphone Trung Quốc có thị phần lớn tại Ấn Độ như Vivo, OPPO nói riêng và nhiều nhà sản xuất Trung Quốc khác nói chung cũng chịu ảnh hưởng.
Tổng thống Séc nói khẩu hiệu ‘Black Lives Matter’ là kỳ thị chủng tộc
Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman tuyên bố, “‘Black Lives Matter’ là một khẩu hiệu phân biệt chủng tộc bởi vì cuộc sống của tất cả mọi người đều quan trọng [chứ không chỉ riêng người da màu]”, trong một bài phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Độc lập Hoa Kỳ tại Đại sứ quán Mỹ ở Prague hôm 30/6, theo The Epoch Times.
“Tôi ở đây không chỉ với tư cách một công dân độc lập, tôi còn ở đây trong tư cách một người bạn của nước Mỹ. … Ở trong cả hai vai trò, tôi cho rằng Black Lives Matter là một khẩu hiệu phân biệt chủng tộc bởi vì cuộc sống của tất cả mọi người đều quan trọng [chứ không chỉ riêng người da màu]”, ông Zeman nói tại lễ kỷ niệm.
Black Lives Matter (Người da đen đáng được sống) là phong trào với bề mặt là đòi quyền lợi cho người da đen. Phong trào này nổi lên trong các cuộc biểu tình tại Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd sau khi bị một cảnh sát da trắng ngộ sát trong quá trình bắt giữ.“Chúng tôi kỷ niệm sự độc lập của các công dân, của đức tin và của các quốc gia”, ông nói.
Ông nhận định sự độc lập của công dân đang bị tấn công ở cả Cộng hòa Séc và Mỹ. “Nguy hiểm này không thể bị bỏ qua. Và chúng ta phải đối diện với nó”, ông nói thêm khi đề cập các cuộc biểu tình bạo loạn trên đường phố gần đây, hành vi giật đổ tượng đài và thiệu rụi phương tiện công cộng diễn ra ở cả hai nước.Một số người tham gia vào các sự kiện này tuyên bố họ là “những người định hướng giá trị, hay thậm chí là những người lãnh đạo quan điểm”, ông Zeman nói.
“Chúng ta cần khả năng suy nghĩ tự do, chúng tôi cần những điều hợp lý cơ bản”, vị tổng thống nói, “chúng ta không cần bất kỳ ông lớn nào đó bảo cho chúng ta biết các giá trị đó là gì”, hay “bất kỳ nhà lãnh đạo quan điểm mới nào đó”. Zeman cho biết ông duy trì các giá trị và quan điểm truyền thống được cha mẹ truyền lạiPhong trào Black Lives Matter gần đây đã trở thành một thế lực có sức ảnh hưởng lớn trên chính trường Mỹ, khi nó đạt được một số lượng người ủng hộ nhất định theo sau tuyên bố cho rằng cộng đồng người da đen là nạn nhân đang bị nhắm mục tiêu một cách có hệ thống.
Phong trào cánh tả cực đoan, vốn kêu gọi cắt ngân sách cảnh sát và cung cấp cho người da đen “sự bồi thường” vì tổ tiên của họ đã bị bắt làm nô lệ trước cuộc Nội chiến Mỹ, đã giành được sự tôn trọng từ lưỡng đảng, mặc dù các nhà lập pháp đảng Dân chủ ủng hộ nhiều hơn so với đảng Cộng hòa.
Tổ chức Black Lives Matter toàn cầu (Black Lives Matter Global Network), được thành lập năm 2013 để phản đối việc tòa án tha bổng George Zimmerman – một nhân viên dân phố tự quản da trắng – trong vụ bắn chết chàng thanh niên da màu Trayvon Martin, hiện có một mạng lưới phủ khắp toàn cầu gồm hơn 40 chi nhánh, với sứ mệnh “xóa bỏ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và quy tụ sức mạnh địa phương để can thiệp chống lại nạn bạo lực đối với cộng đồng người da đen gây ra bởi chính phủ và các thành viên đội dân phòng các nơi”, theo thông tin trên trang web của Black Live Matters.
Các nhà hoạt động của Black Lives Matter đang đẩy mạnh việc cắt ngân sách các sở cảnh sát trên khắp nước Mỹ, một số nói họ muốn các sở cảnh sát bị giải tán, một tình huống đang diễn ra ở thành phố Minneapolis, nơi xảy ra vụ ngộ sát ban đầu.Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phong trào này đã từ chối lên án các vụ bạo loạn và cướp bóc, đang xảy ra song song với các cuộc biểu tình ôn hòa chỉ trích sự tàn bạo của cảnh sát và sự bất bình đẳng sắc tộc.
Hawk Newsome, người lãnh đạo Black Lives Matter khu vực New York, đã thu hút sự chỉ trích, kể cả từ Tổng thống Trump, sau khi đưa ra tuyên bố rằng, “nếu quốc gia này không đáp ứng những gì chúng tôi muốn, chúng tôi sẽ thiêu rụi chế độ này và thay thế nó”. Trên Twitter cá nhân, ông Trump cho rằng đây là một tuyên bố mang tính “Phản quốc, Nổi loạn, Lật đổ”.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2015, Patrisse Cullors – đồng sáng lập Black Live Matters – đãtiết lộ cô và những sáng lập viên khác của nó đều là “những người theo chủ nghĩa Mác được đào tạo bài bản”, và khá “thành thạo về các lý thuyết xoay quanh ý thức hệ”.Khi bức tượng các danh nhân lịch sử nước Mỹ, bao gồm cả các cựu tổng thống Mỹ, đang bị tấn công phá hoại trên toàn quốc, các nhà hoạt động của Black Lives Matter gần đây đang bắt đầu nhắm vào Kitô giáo. Các nhà thờ lịch sử đang bị hủy hoại khi một số kẻ kêu gọi phá hủy các bức tượng của Chúa Giê-su, vì cho rằng Chúa Giê-su đại diện cho thứ quyền lực da trắng thượng đẳng.
Tổng thống Trump hôm 26/6 đã ký một sắc lệnh hành pháp để bảo vệ các di tích, đài tưởng niệm và các bức tượng của Mỹ trước nguy cơ bị những người biểu tình bạo lực phá hoại.
Ông Trump tuyên bố sẽ không cho phép đám đông biểu tình cực đoan phá hủy các bức tượng của Chúa Jesus và các bức tượng của những người lập quốc.“Chừng nào tôi còn ở đây thì việc này không xảy ra”, ông Trump tuyên bố hôm 24/6. “Tôi nghĩ rằng nhiều người đang đánh sập những bức tượng này, thậm chí còn không biết bức tượng đó là gì và có ý nghĩa ra sao”.
Cảnh sát Seattle giải tán ‘Khu tự trị Capitol Hill’Giới chức thành phố Seattle, bang Washington của Mỹ hôm 1/7 đã giải tán khu vực người biểu tình chiếm đóng và gọi là “Khu tự trị Capitol Hill”, sau khi bạo lực gia tăng tại khu vực này.
Theo thông tin Sở Cảnh sát Seattle đăng trên Twitter, cuộc bố ráp của các sĩ quan cảnh sát được trang bị vũ trang và đồ bảo hộ vào “khu tự trị” lúc sáng sớm và giữa buổi sáng ngày 1/7 (giờ Mỹ). Lực lượng này đã bắt giữ 31 người không chấp hành lệnh giải tán, tấn công người thi hành công vụ và phạm các tội danh khác.
Cảnh sát đã thực hiện tiếp quản lại “khu tự trị” sau khi Thị trưởng Seattle, Jenny Durkan, tuyên bố rằng việc tập hợp tại đây là “tụ tập đông người bất hợp pháp”.Cảnh sát trưởng Seattle, bà Carmen Best phát đi tuyên bố nhấn mạnh đến việc gần đây khu vực này đã gia tăng các vụ xả súng và đã có hai thiếu niên bị thiệt mạng.Trong tuyên bố hôm 1/7, bà Carmen Best nói rằng mặc dù bà ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng “Khu tự trị Capitol Hill” đã trở thành một khu vực “vô luật lệ và man rợ”.
‘Luật An ninh Hồng Kông’, Hác Hải Đông nói ngay cả Đức Quốc Xã cũng không dám làm như vậy
Cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng Trung Quốc Hác Hải Đông và vợ Diệp Chiêu Dĩnh, quán quân cầu lông thế giới
“Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” đã chính thức được thực thi, dư luận thế giới đều ngạc nhiên vì sự phi lý của nó.
Cựu ngôi sao bóng đá Trung Quốc Hác Hải Đông trong buổi phỏng vấn trên kênh Youtube đã chế giễu, rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bào chế đạo luật này hòng kiểm soát người của toàn vũ trụ. Những người không cùng một giuộc với ĐCSTQ đều trở thành phần tử khủng bố, ĐCSTQ muốn bắt giữ ai thì sẽ bắt giữ người đó, ngay đến cả Hitler và Đức Quốc Xã cũng không dám làm vậy.
Ngày 2/7, một người dùng Twitter đã tải lên nội dung buổi phỏng vấn qua Youtube của ông Hác Hải Đông, người được xem là huyền thoại bóng đá của Trung Quốc. Ông Hác Hải Đông trong video đã cảm thán rằng, “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông do ĐCSTQ bào chế quả thật hết sức hoang đường, nó muốn kiểm soát mọi người trên khắp vũ trụ này”.
Ông Hác Hải Đông nói rằng chỉ cần những ai không không cùng hội với nó, nó sẽ quy cho người đó là phần tử khủng bố. “Các nước phương Tây có hệ thống Tổng thống, nhưng ĐCSTQ sau khi sửa đổi hiến pháp, các nhà lãnh đạo có thể nắm quyền trọn đời. Mọi người trên khắp thế giới, nếu ai đó không cùng chung một giuộc với nó, người đó đều có nguy cơ trở thành phần tử khủng bố đối với nó. Chỉ cần nó muốn bắt giữ ai thì sẽ bắt giữ người đó, đến cả Adolf Hitler và Đức Quốc Xã cũng không dám làm vậy. Mọi người thử nói xem ĐCSTQ tà ác đến mức độ nào. Tôi cảm thấy đầu óc bọn họ thật sự có vấn đề, nếu không sao lại có thể đưa ra cái Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông như vậy được?”
Ngày 1/7, vợ ông Hác Hải Đông, bà Diệp Chiêu Dĩnh, quán quân cầu lông thế giới, cũng đã tweet dòng trạng thái rằng, “ĐCSTQ không sụp đổ, thì Hồng Kông sẽ không có ngày bình yên! Mọi lời hứa từ ĐCSTQ đều không đáng tin! ĐCSTQ từng hứa hẹn rằng Hồng Kông sẽ không thay đổi trong 50 năm, nhưng giờ đây nó đang thúc đẩy Luật an ninh quốc gia. ĐCSTQ là nguồn gốc của mọi tội ác! Nếu muốn giải quyết triệt để vấn đề Hồng Kông, cần phải đánh đổ ĐCSTQ một cách triệt để!”Ngày 30/6, ĐCSTQ đã thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Điều 38 trong đó đã mở rộng quyền quản lý của ĐCSTQ đến mọi ngóc ngách trên thế giới. Điều này làm dấy lên sự kinh ngạc và phẫn nộ từ xã hội quốc tế, gọi Điều 38 là “đối đầu với cả thế giới”.
Cụ thể Điều 38 của cái gọi là Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông quy định rằng: “Đạo luật sẽ áp dụng cho cả những người không có thẻ cư trú dài hạn ở Hồng Kông nhưng phạm vào những tội được quy định trong Đạo luật trong thời gian ở Hồng Kông”.
Nói cách khác, quy định này mở rộng quyền đứng ngoài pháp luật của “Luật An ninh Quốc gia” với mỗi một người trên khắp thế giới. Chỉ cần ĐCSTQ nhận định người nào vi phạm pháp luật thì có thể bỏ tù người đó, miễn là họ đặt chân lên đất Hồng Kông, điều này mang tính đe dọa đối với toàn thế giới.Luật này đã làm dấy lên phản ứng mạnh mẽ từ xã hội quốc tế. Nhiều quốc gia đã lên án ĐCSTQ vi phạm các cam kết của mình, chà đạp lên quyền tự do dân chủ của Hồng Kông và xâm hại, uy hiếp đến quyền tự trị của Hồng Kông. Hoa Kỳ đã trực tiếp đưa ra chế tài, triệt tiêu địa vị đặc thù của Hồng Kông.
Vào ngày 30/6, ông Hác Hải Đông cũng đăng một video lên Twitter và lần nữa đưa ra tuyên ngôn: “Tiêu diệt ĐCSTQ là việc cần thiết cho phục hưng chính nghĩa. Tôi tin chắc rằng thiện lương, chính nghĩa sẽ chiến thắng tà ác. Tôi sẽ luôn sát cánh cùng các bạn. Tiêu diệt ĐCSTQ, tiêu diệt CCP”, ông nói trong video.Ông Hác hô lớn rằng: “ĐCSTQ là một tổ chức tà ác nguy hại toàn nhân loại. Tôi tin chắc rằng tất cả xã hội tự do, dân chủ, pháp trị và văn minh trên thế giới chắc chắn sẽ loại bỏ ĐCSTQ. Trong thế giới văn minh vốn không có chỗ dành cho nó”.
Vào ngày tròn 31 năm “Sự kiện Lục Tứ” (thảm sát Thiên An Môn), ông Hác Hải Đông đã tuyên đọc tuyên ngôn thành lập “Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới” trên internet, đồng thời liệt kê một loạt các tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ như: Phớt lờ nhân quyền, hủy hoại nhân tính, chà đạp dân chủ, vi phạm pháp luật, hủy bỏ hiệp ước, tắm máu Hồng Kông, giết hại người dân Tây Tạng, xuất khẩu tham nhũng và mang lại nguy hại cho toàn cầu”, và nói “Lật đổ ĐCSTQ là cần thiết để phá bỏ xiềng xích của người dân Trung Quốc và là điều thật sự cần thiết để mang lại hòa bình yên ổn cho thế giới”.Cũng có người dùng mạng liệt kê ra những tội ác man rợ khác nhau của ĐCSTQ kể từ khi nó thành lập chính quyền đến nay, bao gồm: Tam phản Ngũ phản, Đại Cách mạng Văn hóa, Nạn đói lớn, vỡ đập Bản Kiều, thảm sát sinh viên ngày 4 tháng 6, kế hoạch hóa sinh đẻ, che giấu đại dịch SARS, nổ nhà máy hóa chất Thiên Tân, xây dựng trại tập trung Tân Cương, mổ cướp nội tạng sống, đàn áp người dân Tây Tạng, đàn áp tôn giáo tín ngưỡng, trấn áp biểu tình dân chủ Hồng Kông, che giấu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến đại dịch nguy hại toàn cầu.
Khi tiếp nhận phỏng vấn của trang Reuters ngày 4/6, ông Hác Hải Đông nói: “Tôi nghĩ người dân Trung Quốc không nên bị ĐCSTQ chà đạp thêm nữa. Tôi nghĩ rằng chính quyền này nên bị loại khỏi nhân loại. Đây là kết luận tôi đạt được sau 50 năm sống trên đời”.
Sạt lở mỏ ngọc bích ở Myanmar, hơn 100 người chết
Mưa lớn khiến bùn đất tại mỏ ngọc bích ở bang Kachin, phía Bắc Myanmar sụp xuống sáng nay, ít nhất 113 thợ mỏ đã thiệt mạng, theo AFP.Vụ sạt lở xảy ra khi các thợ mỏ đang tìm kiếm đá quý trên địa hình đồi núi hiểm trở tại khu mỏ ở thị trấn Hpakant, giáp biên giới Trung Quốc. Mưa lớn gây ra lở đất và một làn sóng bùn lầy đã nhấn chìm những người thợ mỏ.“Những thợ mỏ bị phủ trong đợt sóng bùn. 113 thi thể đã được tìm thấy”, Sở Cứu hỏa Myanmar đăng trên Facebook, cùng với đó là hình ảnh đội tìm kiếm và cứu hộ đang lội qua một thung lũng ngập trong bùn lầy.
Anh đồng ý trao 3 triệu hộ chiếu cho người Hồng Kông
Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã đồng ý cho phép khoảng 3 triệu người Hồng Kông nhận hộ chiếu hải ngoại của Vương quốc Anh, đồng thời tạo điều kiện cho những người Hồng Kông có cơ hội định cư tại nước này, SCMP đưa tin tối thứ Tư.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết những người mang loại hộ chiếu này của Anh sẽ có quyền ở lại nước ông trong 5 năm, và sau đó có thể nộp đơn xin định cư dài hạn.Chính phủ Anh đưa ra quyết định này sau khi Trung Quốc, vào sáng 30/6, chính thức thông qua luật an ninh Hồng Kông vốn bị các nước phương Tây lên án. Ông Raab nói với Nghị viện Anh rằng đạo luật này vi phạm nghiêm trọng tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984.
Đạo luật mà Bắc Kinh nhất quyết áp dụng cho người Hồng Kông có điều khoản xử phạt tù chung thân đối với những người bị gán tội phá hoại an ninh quốc gia.
Mỹ triển khai các đội đặc nhiệm bảo vệ tượng đài
Chính quyền Trump đã triển khai các đội thực thi pháp luật đặc biệt để bảo vệ các di tích lịch sử mà họ tin rằng có thể bị người biểu tình quá khích phá hoại trong dịp quốc khánh 4/7, Bộ An ninh Nội địa (DHS) cho biết thông tin trong một thông báo hôm thứ Tư, theo Reuters.Sau khi những người biểu tình nhân danh đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc phá hoại một số tượng đại anh hùng dân tộc, Tổng thống Trump đã đưa ra cảnh báo cứng rắn đối với họ và nói rằng có thể dùng biện pháp mạnh đế trấn áp những hành vi quá khích.
Vào tuần trước, ông Trump đã ký một lệnh hành pháp cho phép thành lập một đội làm nhiệm vụ đánh giá khả năng gây bất ổn dân sự hoặc phá hủy các di tích liên bang, đồng thời đội này có thể “tăng cường” các phản ứng trước các mối đe dọa tiềm ẩn.“Bộ tôn trọng quyền biểu tình trong hòa bình của mọi người Mỹ, [nhưng] bạo lực và gây bất ổn dân sự sẽ không được dung thứ”, quyền Bộ trưởng DHS, Chad Wolf, nói.
Ethiopia: Bạo lực leo thang, hơn 80 người chết
Aljazeera đưa tin, hôm thứ Tư, chính phủ Ethiopia đã triển khai quân đội ở khu vực thủ đô của nước này để trấn áp các băng đảng có vũ trang vẫn đang hoành hành trong các khu phố và cướp đi sinh mạng của hơn 80 người.
Tiếng súng vang vọng trên các khu phố, các băng đảng với dao rựa và gậy lảng vảng trên các con đường. Nhạc sĩ nổi tiếng Haacaaluu Hundeessaa của Ethiopia đã bị bắn chết vào hôm thứ Hai. Cảnh sát nói đây là một vụ giết người có chủ đích.Bedassa Merdasa, cảnh sát trưởng của khu vực Oromia thông tin: “Cho đến nay 81 người đã thiệt mạng, trong đó có ba thành viên lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Oromia”.
Ngoại trưởng Mỹ lên án Bắc Kinh về luật an ninh
Hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng với việc cho thông qua luật an ninh Hồng Kông, chính quyền Trung Quốc đã đối đầu với tất cả các quốc gia, và Washington sẽ tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump chấm dứt các chính sách ưu đãi dành cho hòn đảo này, theo Reuters.Trong một cuộc họp báo ngắn, ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ rất quan tâm tới sự an toàn của người dân Hồng Kông và cho biết Điều 38 của đạo luật mà Bắc Kinh vừa cho thông qua hôm thứ Ba còn có thể áp dụng cho cả người nước ngoài, bao gồm người Mỹ.
Ông Pompeo cũng đã tóm tắt các biện pháp gần nhất mà Hoa Kỳ áp dụng để phản ứng với hành động cho thông qua luật an ninh Hồng Kông của chính quyền Trung Quốc. Theo đó, vào thứ Sáu tuần trước, Washington đã thực thi các hạn chế thị thực đối với những người liên quan tới đàn áp tự do Hồng Kông, và hôm thứ Hai đã chấm dứt xuất khẩu thiết bị quốc phòng và công nghệ sử dụng kép qua Hồng Kông.“Hồng Kông [ở trạng thái] tự do là một trong những thành phố ổn định, thịnh vượng và năng động nhất thế giới. [Nhưng] Bây giờ, nó sẽ chỉ là một thành phố khác do chính quyền Trung Quốc quản lý, nơi mọi người dân sẽ phải chấp nhận sự thống trị của giới cầm quyền”, ông Pompeo nói.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc về an ninh Hồng Kông
Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư (1/7) đã thông qua dự luật trừng phạt các ngân hàng liên quan đến những quan chức Trung Quốc thực thi luật an ninh Hồng Kông, theo Reuters.
Dự luật được thông qua theo hình thức đồng thuận, phương pháp được sử dụng để thông qua những dự luật không bị xem là gây tranh cãi và không có nghị sĩ nào phản đối.
Dự luật này đang chờ Thượng viện thông qua trước khi được gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống Trump ký ban hành hoặc phủ quyết. Tuần trước, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật tương tự để trừng phạt các cá nhân xâm phạm nền tự trị và dân chủ của đặc khu Hồng Kông.“Không người dân nào nên bị bỏ tù chỉ tham gia biểu tình. Hiện tại, người Hồng Kông đang tháo chạy khỏi Hồng Kông vì lo sợ cho sự an toàn của họ, chúng ta nên ủng hộ quyền biểu tình của họ. Chúng ta cần phải bắt chính phủ Trung Quốc gánh chịu hậu quả vì hành động của họ đối với Hồng Kông”, nghị sĩ đảng Dân chủ Brad Sherman, một trong những người soạn thảo dự luật, viết trên Twitter.
Reuters cho biết thêm, trước khi Hạ viện thông qua dự luật trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã xuất hiện tại một phiên điều trần về tình hình Hồng Kông. Bà nói rằng rằng luật an ninh đánh dấu cái chết của mô hình “một quốc gia, hai chế độ”.
Bà nói rằng luật an ninh mà Bắc Kinh áp đặt đối với Hồng Kông “là sự đàn áp tàn bạo với người dân Hồng Kông, nhằm phá hủy các quyền tự do mà họ đã được hứa hẹn”.
Động thái của Hạ viện Mỹ phản ánh sự quan ngại của chính quyền Washington về luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp cho Hồng Kông. Cũng trong hôm 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bình luận rằng luật an ninh mà Trung Quốc áp đặt đối với Hồng Kông là một sự sỉ nhục đối với tất cả các quốc gia và Washington sẽ tiếp tục thực hiện chỉ thị của Tổng thống Donald Trump về việc chấm dứt chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho thành phố này.
Luật an ninh quốc gia Hồng Kông được chính quyền Trung Quốc thông qua vào hôm 30/6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Động thái này của Bắc Kinh vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hồng Kông và nhiều nước trên thế giới. Hôm 1/7, bất chấp lệnh cấm của cảnh sát, hàng ngàn người Hồng Kông đã xuống đường phản đối đạo luật hà khắc của chính quyền Trung Quốc.
Hơn 300 người Hồng Kông bị bắt vì phản đối luật an ninh
Theo Reuters, hôm thứ Tư, cảnh sát đã xịt vòi rồng và hơi cay vào đám đông biểu tình phản đối luật an ninh Hồng Kông. Hơn 300 người biểu tình đã bị bắt giữ sau khi họ xuống đường phản đối đạo luật mà các nhà phân tích cho rằng sẽ kết thúc thời tự trị của Hồng Kông.Người biểu tình đã bị đàn áp sau khi họ tập trung hô các khẩu hiệu như “kháng cự cho tới cùng” và “Hồng Kông độc lập” trong ngày hòn đảo quê hương họ được Anh bàn giao lại cho chính quyền Trung Quốc (1/7/1997).
“Tôi sợ đi tù, nhưng, hôm nay, vì công lý tôi phải xuống đường, tôi phải đứng lên”, một người biểu tình 35 tuổi có tên Seth nói.
Ấn Độ phía Đông đề phòng Trung Quốc, phía Tây cảnh giác Pakistan
Ấn Độ đã dự phòng cho một cuộc chiến trên 2 mặt trận cùng lúc
Vào lúc Ấn Độ và Trung Quốc đang bế tắc trong xung đột dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở phía Đông Ladakh, quân đội Ấn Độ cũng đang cảnh giác cao độ ở mặt trận phía Tây để ngăn chặn Pakistan “thừa nước đục thả câu” và đón lõng một cuộc xung đột trên hai mặt trận, giới chức Ấn Độ cho biết hôm 1/7, theo Hindustan Times.
Phía Ấn Độ đã có nhiều báo cáo quốc phòng nhấn mạnh về mối đe dọa đồng thời đến từ Trung Quốc và Pakistan.Theo truyền thông Ấn Độ, ngay từ năm 2014 đã có một vị tướng lĩnh cấp cao của Không quân Ấn Độ (IAF) nói rằng, Pakistan có khả năng đẩy mạnh chiến sự nếu Trung Quốc tiến hành các hoạt động tấn công chống lại Ấn Độ.
Các quan chức theo dõi diễn biến quân sự gần đây trong khu vực cho rằng không nhiều khả năng Ấn Độ bị lôi kéo vào một cuộc chiến ở hai mặt trận, nhưng khẳng định rằng các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã sẵn sàng để tránh mọi mối đe dọa.
“Khả năng của một cuộc chiến hai mặt trận là không thể nào. Nhưng chúng tôi phải chuẩn bị về mặt quân sự để đối phó với mối đe dọa kết hợp từ Trung Quốc và Pakistan”, Hindutan Times dẫn lời vị quan chức giấu tên thứ nhất cho biết.Quân đội Ấn Độ mô tả mối đe dọa thông đồng đến từ Trung Quốc và Pakistan là kế hoạch “Dự phòng III”, vị quan chức giấu tên thứ hai nói.
Dự phòng 1 và Dự phòng 2 đề cập đến mối đe dọa riêng từng 2 quốc gia.“Ba quốc gia vũ trang hạt nhân có thể không tham chiến cùng một lúc. Nhưng Trung Quốc và Pakistan có mối liên hệ quân sự “thâm căn cố đế”. Cho dù khả năng của mối đe dọa hai mặt trận như thế nào đi nữa, các lực lượng vũ trang Ấn Độ vững vàng chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào”, Trung tướng D.S Hooda, nguyên chỉ huy Tư lệnh Lục quân Quân đoàn miền Bắc Ấn Độ cho biết.
Quân đội Ấn Độ đã điều động khoảng 30.000 binh sĩ, một vài sư đoàn xe tăng tiền tuyến, linh kiện pháo binh bổ sung và các đội bộ binh cơ giới đã hoàn toàn sẵn sàng cho khu vực Ladakh, đây là một phần mở rộng của quân đội Ấn Độ nhằm tăng cường triển khai quân sự đáp ứng với sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trong khu vực. Một số khí tài quân sự cũng được điều đến khu vực phía Tây để đối phó với Pakistan.
Sự xâm lấn gần đây của Trung Quốc ở vùng đồng bằng Dépang và thung lũng Galwan đã tăng cường khả năng quân đội Trung Quốc cố gắng cắt qua phía Bắc Ladakh và liên kết với các lực lượng Pakistan ở phần thuộc khu vực Kashmir mà Pakistan chiếm đóng trong một kịch bản chiến tranh”, chiến lược gia Brahma Chellaney nói với Hindustan Times.Căng thẳng dọc theo LAC đã bùng lên sau một cuộc giao tranh chết người giữa Ấn – Trung tại thung lũng Galwan vào ngày 15/6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, về phía Trung Quốc không tiết lộ số lính tử vong. Nhưng phía Ấn Độ đánh giá, số lính tử vong của Trung Quốc là gấp đôi.
Tài liệu mật: Bắc Kinh che đậy mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch thứ 2
Chính quyền Bắc Kinh tiếp tục báo cáo thấp số lượng bệnh nhân được chẩn đoán, theo các tài liệu bị rò rỉ từ bệnh viện duy nhất được chỉ định điều trị bệnh nhân Covid-19 tại thủ đô Trung Quốc.
Chính quyền thành phố tuyên bố rằng đợt bùng phát thứ hai đang nằm dưới quyền kiểm soát và một cơ sở điều trị là đủ để chống dịch. Nhưng tờ ET (The Epoch Times) trước đó đã thu thập được các tài liệu mật của chính quyền thành phố từ một nguồn tin khả tín cho thấy giới chức y tế đang yêu cầu các bệnh viện địa phương chuẩn bị thêm giường để đáp ứng sự gia tăng số bệnh nhân Covid-19.
Ngoài ra, một văn bản mật từ một chính quyền quận ở tỉnh Hà Bắc lân cận, nơi đợt dịch thứ hai khởi phát, nhấn mạnh rằng thông tin về dịch bệnh địa phương cần được giữ kín, không công khai.Trên bề mặt, chính quyền Hà Bắc không chính thức xác nhận bất kỳ ca nhiễm mới nào, nhưng đãáp lệnh phong tỏa đối với khoảng nửa triệu dân.
Trong khi đó, nhà chức trách đã công bố thêm nhiều bệnh nhân Covid-19 ở Bắc Kinh.Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền thành phố đã đưa ra một loạt các quy tắc nghiêm ngặt.Ủy ban Y tế Bắc Kinh nêu trong một tài liệu nội bộ ngày 24/6 rằng:
“Tất cả các phòng bệnh nhân [tại bệnh viện] phải bị phong tỏa [và cách ly] 24 giờ một ngày … Ngoài việc chẩn đoán hoặc điều trị cần thiết, bệnh nhân không được phép rời khu vực bệnh nhân”.
Ủy ban nói thêm rằng không ai được phép thăm bệnh nhân tại bệnh viện vào lúc này.
Trung tâm Cấp cứu Bắc Kinh, một nhánh của ủy ban y tế, đã nói trong một tài liệu nội bộ ngày 22/6 rằng nhân viên y tế Bắc Kinh từng đến Hồ Bắc để hỗ trợ chống dịch sẽ không được phép quay trở lại Bắc Kinh trong thời gian này. Ngoài ra, học sinh ở trường phải kiểm tra nhiệt độ vào mỗi buổi sáng, trưa và chiều.
Báo cáo giảm con số thực
Xu Hejian, phát ngôn viên chính quyền thành phố Bắc Kinh, cho biết trong cuộc họp báo ngày 30/6 rằng tổng số ca nhiễm trong đợt bùng phát thứ hai đã lên tới 325 ca, trong đó có 27 ca không triệu chứng. Đợt tái bùng phát này bắt đầu vào giữa tháng 6, theo nhà chức trách.
Nhưng Ma Yanfang, giám đốc văn phòng y tế tại Bệnh viện Ditan ở Bắc Kinh, cơ sở duy nhất được chỉ định điều trị Covid-19, thừa nhận quy mô 300 giường cho bệnh nhân hiện tại là không đủ, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo nhà nước Health News.Vào hai ngày 18 và 19/6, Bệnh viện Ditan đã chuyển tất cả các bệnh nhân không mắc Covid-19 sang các bệnh viện khác, và giờ chỉ tập trung điều trị Covid-19.
The Epoch Times đã thu thập được các tài liệu nội bộ từ Bệnh viện Ditan cho thấy báo cáo tóm tắt hàng ngày về kết quả xét nghiệm axit nucleic trong vài ngày trong tháng Sáu.
Lấy ví dụ, ngày 19/6, bệnh viện này đã xét nghiệm cho 773 người, kết quả có 246 người dương tính. Báo cáo lưu ý tất cả 246 bệnh nhân này đang được điều trị tại bệnh viện.Tuy nhiên, Ủy ban Y tế Bắc Kinh chỉ công bố 22 bệnh nhân mới được chẩn đoán vào ngày 19/6, do đó suốt từ ngày 11/6 chỉ ghi nhận tổng cộng 205 ca.
Thành phố Bắc Kinh ngày 14/6 tuyên bố 79 cơ sở y tế trong thành phố sẽ tiến hành xét nghiệm Covid-19. Vì một mình bệnh viện Ditan ghi nhận nhiều ca chẩn đoán dương tính hơn so với báo cáo chính thức, nên số ca nhiễm thực sự cho toàn thành phố nhiều khả năng sẽ cao hơn rất nhiều, vì khả năng có nhiều ca cho ra kết quả dương tính hơn tại các địa điểm xét nghiệm khác.
Theo một báo cáo nội bộ khác, hôm 17/6, Bệnh viện Ditan ghi nhận khoa ngoại trú của nó đã xét nghiệm cho 288 người, 26 người trong đó có kết quả dương tính với Covid-19. 3 người khác được xác nhận là các ca nhiễm không triệu chứng.
Tại khoa điều trị nội trú, bệnh viện này đã chẩn đoán 83 bệnh nhân dương tính với Covid-19 vào ngày 17/6, nghĩa là bệnh viện đã chẩn đoán được tổng cộng 109 ca dương tính với Covid-19 trong ngày hôm đó.Tuy nhiên, thành phố chỉ công bố 21 bệnh nhân mới được chẩn đoán vào ngày 17/6.
Xét nghiệm quy mô lớn
Thành phố bắt đầu yêu cầu một số cư dân nhất định thực hiện các xét nghiệm axit nucleic, bao gồm cả những người gần đây ghé thăm chợ thực phẩm Tân Phát Địa – nơi nhà chức trách quy cho là nguồn gốc bùng phát dịch mới – hoặc những ai sống trong các khu dân cư gần chợ.
Người dân đã phàn nàn về các xét nghiệm. Một công nhân nhập cư ở Bắc Kinh đã lên kế hoạch trở về quê đã thực hiện xét nghiệm vào ngày 24/6, vì giới chức trách hiện không cho phép người dân rời Bắc Kinh trừ khi có kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính trong vòng bảy ngày trước đây.
Người công nhân này nói với tờ ET tiếng Trung trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng anh chưa nhận được kết quả xét nghiệm vào ngày 27/6, và phải ngủ trong nhà ga xe lửa trong khi chờ đợi. Anh lo rằng bệnh viện nơi anh xét nghiệm sẽ không trả kết quả trong vòng bảy ngày tới – nếu thế kết quả xét nghiệm sẽ hết hạn.
Wang Tianhe, cư dân Bắc Kinh cho biết ông cũng đã làm xét nghiệm vào ngày 22/6 nhưng chưa nhận được kết quả cho đến ngày 27/6. Wang cần kết quả xét nghiệm để có thể tiếp tục làm việc.Giới chức trách đã yêu cầu người làm công trong một số ngành nghề nhất định, ví như nhà hàng và chuyển phát nhanh, phải trình kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính trước khi bắt tay vào công việc.
Lệnh phong tỏa
Hà Bắc là tỉnh bao quanh Bắc Kinh. Sau sự tái phát của virus vào tháng 6, Hà Bắc đã công bố chỉ có 12 bệnh nhân được chẩn đoán trong toàn tỉnh. Hôm 27/6, chính quyền tỉnh không báo cáo bất kỳ ca nhiễm mới nào, nhưng lại phong tỏa toàn quận An Tân để ngăn chặn virus lây lan.
Tân Hoa Xã đưa tin rằng tất cả cư dân ở An Tân, ngoại trừ những người rất ốm cần được điều trị tại bệnh viện hoặc các nhân viên áp lệnh phong tỏa, đều phải ở nhà. Chỉ một người trong mỗi hộ gia đình được phép ra ngoài mua sắm những nhu yếu phẩm cơ bản một lần mỗi ngày.
Theo thống kê chính thức của Hà Bắc, An Tân có khoảng 458.000 cư dân tính đến năm 2018Chính quyền địa phương đã giữ kín về vụ bùng phát dịch, bất chấp các biện pháp nghiêm ngặt.Tờ ET thu thập được một tài liệu nội bộ do chính quyền quận An Tân ban hành ngày 13/6, trong đó ra lệnh cho tất cả các quan chức kiểm soát chặt chẽ dư luận và không tiết lộ thông tin liên quan đến dịch bệnh.
“Tất cả các thông tin liên quan đến dịch bệnh chỉ có thể được công bố bởi chính quyền tỉnh”, tài liệu có ghi.Một bộ tài liệu nội bộ khác mà The Epoch Times thu thập được cho thấy tỉnh Hà Bắc cũng đã ra lệnh xét nghiệm quy mô lớn đối với các cư dân.
Trong một thông báo ngày 24/6, chính quyền tỉnh đã yêu cầu các “nhóm nguy cơ cao” phải được xét nghiệm hai lần trong vòng ba ngày. Những nhóm này bao gồm các giáo viên, học sinh, bệnh nhân mới tại mỗi bệnh viện địa phương, những người đến Hà Bắc gần đây, những người làm việc trong môi trường nơi các công nhân làm việc gần nhau …
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét