Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Báo Việt Nam ‘ám chỉ’ có thể có cả trăm ca COVID-19 mới ở Sài Gòn, Hà Nội

Bệnh viện Quốc Tế City ở Sài Gòn ngưng nhận bệnh để phòng dịch sau khi phát hiện ca bệnh 449. (Hình: Duyên Phan/Tuổi Trẻ) SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 30 Tháng Bảy, mạng xã hội bàn tán quanh việc một số báo nhà nước “ám chỉ” về cả trăm ca COVID-19 mới ở Sài Gòn, Hà Nội trong lúc những trường hợp này đều chưa được Bộ Y Tế CSVN chính thức xác nhận. Tờ Pháp Luật TP.HCM cho hay, ở Sài Gòn có 33 bệnh nhân “viêm đường hô hấp” đang được cách ly tại các bệnh viện. Những trường hợp này đều có tiền sử đến Đà Nẵng từ ngày 1 Tháng Bảy trở lại đây. “Viêm đường hô hấp [cấp]” có thể hiểu là cách nói tránh “COVID-19,” bệnh do chủng mới của coronavirus gây ra.<!>

Trong khi đó, tờ Lao Động dẫn thông báo của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hà Nội cho biết Hà Nội “hiện đang có 87 ca từ Đà Nẵng về có triệu chứng ho sốt, khó thở đã lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn cách ly.”

“Ho sốt, khó thở” được cho là hai triệu chứng chính yếu của bệnh nhân COVID-19.

Theo trang web của Bộ Y Tế CSVN, các trường hợp sốt, ho, khó thở hiện tại đều phải xét nghiệm COVID-19 và những trường hợp ho sốt đến nhà thuốc mua thuốc đều phải được thông báo ngay cho nhà chức trách.

Do việc công bố ca mới dương tính COVID-19 là “độc quyền” của Bộ Y Tế CSVN, các báo đảng muốn đưa tin nhanh đến người đọc đều phải dùng các uyển ngữ là “nghi mắc” hoặc “có dấu hiệu nhiễm.”

Đến thời điểm hiện tại, nhà cầm quyền CSVN vẫn giữ cách công bố “nhỏ giọt,” mỗi ngày khoảng chục ca COVID-19 bất chấp số ca nhiễm trên thực tế có thể cao hơn nhiều. Việc này được suy đoán là nhằm tránh tình trạng dân chúng hoảng loạn, dấy lên những ý kiến chỉ trích công tác phòng chống dịch bệnh và làm lu mờ “thành tích” mà báo đảng tuyên truyền những tháng trước.

Báo Zing hôm 30 Tháng Bảy dẫn lời ông Mai Tiến Dũng, bộ trưởng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ CSVN: “Chưa đặt vấn đề cách ly ngay với Hà Nội và Sài Gòn vì chưa cần thiết, không nên hoảng loạn.”Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại trạm y tế phường An Lạc, quận Bình Tân, Sài Gòn. (Hình: Zing)

Ông này cũng nói thêm: “Phải xử lý rất khôn khéo chỗ này để thực hiện mục tiêu kép. Như Hà Nội chỉ khoanh vùng những nơi có ca nhiễm, còn mọi hoạt động mua bán vẫn diễn ra bình thường.”

“Mục tiêu kép” theo diễn giải trên trang web của Bộ Y Tế CSVN là “một mặt phải giữ an toàn trong nước, mặt khác không thể đóng cửa, vì phải đưa công dân Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài về nước, cũng như đón các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm việc, xúc tiến thương mại, hợp tác làm ăn.”

Nhưng chỉ ít giờ sau lời ông Mai Tiến Dũng nói, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn ra lệnh “toàn bộ 180 quán bar, vũ trường ở Sài Gòn phải dừng hoạt động, việc tập trung quá 30 người nơi công cộng cũng bị cấm kể từ 0 giờ ngày 31 Tháng Bảy,” cho đến khi có thông báo mới.

Trong một diễn biến khác, mạng xã hội bày tỏ sự bất bình về việc một bài trên trang tin của Công An Đà Nẵng hôm 29 Tháng Bảy, ám chỉ bệnh nhân thứ 449, một võ sư người Mỹ, là trường hợp F0, mang mầm bệnh vào bệnh viện ở Đà Nẵng trước khi lan truyền virus cho cả chục ca “lây nhiễm cộng đồng.”

Facebooker Phạm Ngọc Hưng bình luận trên trang cá nhân: “…Không có bằng chứng nào cho thấy ông võ sư mang mầm bệnh vào bệnh viện, nên hoàn toàn có thể cho rằng ông đã bị lây nhiễm từ bệnh viện trong quá trình điều trị chứng bệnh phổi của mình. Đấy là chưa kể ngay trong trường hợp ông ấy nhiễm virus trước khi nhập viện, thì cũng không thể trách ông đã đi lại nhiều nơi gặp nhiều người chuyển viện chuyển khoa lung tung bất cẩn. Bởi lẽ làm sao ông biết mình có bệnh để tự cảnh giác?”

Theo facebooker này, bên đáng trách trong việc để bùng phát trở lại các ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam là “hệ thống y tế đã sớm ca khúc khải hoàn,” với việc bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cựu bộ trưởng Y Tế CSVN từ vài tháng trước lên báo nói “COVID-19 vẫy tay chào Việt Nam để ra đi trong nắng hè rực rỡ” và “quan chức trên dưới đã vội chia phần huân huy chương.” (N.H.K) [kn]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét