Ảnh minh họa phải: Shutterstock, ảnh trái: Chụp màn hình video. Ngọn núi lửa đã nằm im 500.000 năm, tưởng chừng không còn khả năng tạo dung nham đã thức tỉnh dưới lòng đất Trung Nguyên.Trong tình hình đại dịch Covid – 19 không ngừng lây lan, thiên tai đại họa, lũ quét ngập lụt liên tục xảy ra tại các nơi trên khắp Trung Quốc, thì một ngọn núi lửa đã ngủ 500.000 năm ở tỉnh Hắc Long Giang bỗng hồi sinh trở lại. Dung nham magma trong lòng núi lửa đã được “sản xuất” trở lại. Điều này đã được phát hiện bởi một nghiên cứu chính thức của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi trạng thái “nạp” này đạt 40% nó sẽ phun trào.<!>Ngày 18/6, Daily Mail của Anh đưa tin, các giáo sư từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã sử dụng hình ảnh từ tính để phát hiện ra núi lửa Vĩ Sơn của khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, vẫn đang hoạt động, mặc dù nó chưa tới mức phun trào nhưng cần phải theo dõi sát.Núi lửa Vĩ Sơn là một trong những ngọn núi thuộc khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì, lần phun trào cuối cùng của nó xảy ra cách đây khoảng 500.000 năm.Vị trí Ngũ đại Liên trì tại chấm đỏ trên bản đồ, thuộc địa phận tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc (ảnh: Chụp màn hình Google Map).Được biết, ngọn núi Vĩ Sơn này từ lâu đã được biết tới là ngọn núi lửa đã dừng phun trào, nó dường như không thể phun trào hay có các hoạt động địa chất liên quan. Các nhà khoa học Trung Quốc gần đây đã phát hiện có hai hồ chứa magma khổng lồ dưới bề mặt núi.Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng hình ảnh từ tính để phát hiện ra một cấu trúc điện trở có độ phân giải cao ba chiều, sâu 20km bên dưới núi lửa Vĩ Sơn trong khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì. Đồng thời, nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng, núi lửa Vĩ Sơn ở khu vực Ngũ Đại Liên Trì hiện đang ở trạng thái hoạt động nhất định.Nhóm nghiên cứu đã thu được hình ảnh ba chiều bên dưới núi lửa Vĩ Sơn, hình ảnh cho thấy có magma ở giữa lớp vỏ ngoài và bên trong của trái đất. Số liệu hiển thị rằng lớp magma này đã bị nóng chảy ít nhất 15%.Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố trên trang web chính thức rằng, nếu núi lửa Vĩ Sơn là một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động thì bên trong nó phải ở trạng thái nguội, và sẽ không xuất hiện magma nóng chảy. Nhưng, ở đây, hai hồ chứa magma được kết nối với nhau thông qua các kênh dọc và magma ở lớp giữa liên tục được chuyển đến tầng trên của lớp vỏ trái đất.Theo thống kê chính thức từ Trung Quốc, mức độ nóng chảy của hai hồ chứa magma của núi lửa Vĩ Sơn đã đạt ít nhất 15% và ở trạng thái hoạt động “nạp”. Nếu mức độ tan chảy của hồ chứa magma đạt tới khoảng 40%, nó sẽ đạt đến ngưỡng phun trào. Nghiên cứu cho rằng cần phải tiếp tục theo dõi hoạt động của núi lửa trong khu vực để dự đoán khả năng phun trào.Theo Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Đông Bắc Trung Quốc là khu vực có nhiều ngọn núi lửa mới nhất ở Trung Quốc, bao gồm núi lửa núi Trường Bạch nổi tiếng và khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì với 14 ngọn núi lửa.Bài viết này đã được đăng trên tạp chí Địa chất hàng tháng tại Hoa Kỳ. Nhóm nghiên cứu Trung Quốc cho biết: “Với mức độ tan chảy hiện tại của magma tại đây và những hiện tượng địa chấn, vi chấn khu vực xung quanh ta thấy, núi lửa Vĩ Sơn rất có thể đang ở trạng thái có magma đang hoạt động”.Nghiên cứu mới nhất cho thấy sự hình thành của núi lửa Trường Bạch và núi lửa Ngũ Đại Liên Trì có mối tương quan nhất định. Núi lửa Trường Bạch phun trào vào năm 946 sau Công nguyên (nghĩa là cũng gần với thời điểm Vĩ Sơn hoạt động), và được coi là vụ phun trào mạnh nhất từng được ghi nhận. Trong thời gian 2002-2005, núi lửa núi Trường Bạch cũng có những dấu hiệu hoạt động trở lại, thu hút sự chú ý của công chúng và cộng đồng khoa học. Vậy thì vào năm 2020, Vĩ Sơn của Ngũ Đại Liên Trì hoạt động trở lại cũng là điều có thể.Theo NTDTVQuỳnh Chi biên dịch
Nhìn Ra Bốn Phương
▼
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét