Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Hình ảnh khi SpaceX đưa 58 vệ tinh Starlink lên vũ trụ


Đợt phóng vệ tinh mới nhất của SpaceX đã để lại những hình ảnh rất ấn tượng và có thể nhìn thấy từ xa. Sáng 13/6 theo giờ Mỹ, SpaceX đã phóng đợt vệ tinh Starlink mới nhất của mình lên vũ trụ trên tên lửa Falcon 9. Đợt phóng được thực hiện ở bãi phóng tên lửa Cape Canaveral, Florida, Mỹ, và mang theo 58 vệ tinh Starlink. Tên lửa được phóng lên vào lúc 5h21, tờ mờ sáng ở bờ Đông Nam nước Mỹ, và để lại những hình ảnh rất ấn tượng. Ảnh: John Pisani.<!>

Đây là đợt phóng Starlink thứ 8 của SpaceX, với tổng cộng 540 vệ tinh Starlink được đưa lên quỹ đạo. Mục tiêu của SpaceX là phóng thêm một đợt vệ tinh Starlink nữa để có thể cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh từ Starlink ngay trong năm 2020. Ảnh: John Pisani.

Tên lửa được phóng lên đúng lúc gần bình minh tạo nên một hình ảnh rất ấn tượng, khi khói từ đuôi tên lửa phản ứng với ánh sáng ngày mới tạo thành một cầu vồng khổng lồ. Nhiều nhiếp ảnh gia dậy từ sớm và ghi lại được hình ảnh ấn tượng này. Ảnh: SpaceX.

Ở đoạn cuối khi tên lửa đã lên tới quỹ đạo và con tàu chứa vệ tinh được phóng đi, ánh sáng phản chiếu qua bầu trời tạo thành một vùng sáng rộng và có thể nhìn thấy từ cách đó hàng trăm km. Ảnh: Marcus Cote.

Trên Twitter, nhiều người dùng cho biết họ ở tận thành phố Daleville, bang Alabama, tức là cách nơi phóng tên lửa gần 700 km, nhưng vẫn có thể nhìn thấy cảnh tượng mà vụ phóng tên lửa tạo nên. Ảnh: Stephen Marr.

"Tôi nghĩ vài người hàng xóm sẽ thắc mắc vì sao tôi hét lên sung sướng vào lúc 5h sáng", Jamie Groh, một giáo viên và nhiếp ảnh gia tự do chia sẻ khoảnh khắc cô chụp lại hình ảnh từ khoảng cách hơn 200 km. Ảnh: asj10141.

Khi tên lửa được phóng đi, khói từ đuôi tên lửa có thể tạo nên những hiệu ứng rất kỳ ảo tùy thuộc vào nhiên liệu sử dụng. Tên lửa của SpaceX sử dụng dầu hỏa có tên RP-1. Tên lửa càng lên cao, áp suất không khí xung quanh càng thấp hơn, khiến cho khói được thổi đi xa hơn. Ảnh: Michael Seeley.

Nếu nhiệt độ và áp suất thuận lợi, khói từ đuôi tên lửa còn có thể khiến hơi nước trong không khí xung quanh cô đọng, sau đó ngay lập tức bị đóng băng thành các tinh thể băng siêu nhỏ. Thêm vào yếu tố ánh nắng và mây ở thời điểm đó, những vụ phóng tên lửa sẽ tạo ra những hình ảnh kỳ thú. Hiện tượng này được gọi là "đám mây bóng đêm tỏa sáng". Ảnh: Richard Angle.
Sau khi tên lửa đã đi qua, gió từ cao độ hàng chục km có thể thổi đám khói thành những hình thù rất lạ. Đám mây vừa qua được gió thổi thành hình như con rắn khi nhìn từ xa. Ảnh: Greg Diesel.


Hạ chí 2020 trùng nhật thực, đúng 7 năm 7 tháng 7 ngày Tập Cận Bình ‘đăng cơ’: Đại dịch bùng phát càng kỳ quái


Ngày 21/6 năm nay, cũng chính là ngày Hạ Chí, trên thế giới sẽ xuất hiện hiện tượng nhật thực không toàn phần, liệu có mối liên hệ nào với đợt bùng phát dịch bệnh lần 2 hay không?

Nhật thực lần này sẽ đi qua các nước Châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Vào thời điểm này, virus viêm phổi Vũ Hán sau một vài ngày nghỉ ngơi đã biến hóa nhanh chóng lan rộng thành viêm phổi Bắc Kinh. Ở trung tâm của Trung Quốc đại lục, Bắc Kinh bắt đầu bùng phát đợt dịch lần hai. Vậy liệu đợt dịch này có quan hệ như thế nào với nhật thực lần này? Tại sao nó lại trùng với Hạ Chí? Đây có phải là điềm báo khai thị điều gì với con người thế gian?
Hạ Chí

Hạ Chí là một trong 24 tiết khí của người Trung Hoa, năm nay là ngày 21/6. Đây là ngày có thời gian ban ngày dài nhất trong năm, sau thời điểm đó, thời gian ban ngày sẽ dần rút ngắn, thời gian ban đêm sẽ ngày càng dài hơn.

Trong Tam lễ nghĩa tông có viết: “Theo thuyết âm dương của đạo gia Trung Quốc, Hạ Chí là ngày dương khí đạt đến đỉnh điểm cao nhất, sau ngày đó âm khí bắt đầu sinh ra và mạnh hơn” (Hạ chí vi trung giả, chí hữu tam nghĩa: Nhất dĩ minh dương khí chi chí cực, nhị dĩ minh âm khí chi thủy chí, tam dĩ minh nhật hành chi bắc chí. Cố vị chi chí).

Hạ chí là ngày mà thời gian ban ngày dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban ngày ngắn nhất ở bán cầu nam. Theo Thiên văn học phương Tây, ngày này đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè ở bán cầu bắc, và sự bắt đầu của mùa đông của bán cầu nam. Còn theo quan điểm của phương Đông thì ngày Hạ chí chính là ngày giữa mùa hè, chữ Chí (至) trong Hạ chí (夏至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực. Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng bắc trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía nam.
Nhật thực
Nhật thực hình khuyên 

Mặt trời và mặt trăng cũng là đại diện của một âm và một dương. Hiểu theo cách đơn giản, nhật thực chỉ xảy đến khi Mặt trời bị Mặt trăng che khuất một phần hoặc là hoàn toàn. Lúc này, Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất sẽ nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng hàng nhau.

Khi nào Mặt trăng ở vị trí cận điểm quỹ đạo và che khuất hoàn toàn Mặt trời. Đồng nghĩa với việc các vùng bóng tối và vùng nửa tối sẽ xuất hiện trên bề mặt Trái đất thì hiện tượng đó chính là nhật thực toàn phần.

Ngày 21/6/2020, trên Trái đất sẽ xuất hiện nhật thực, nhưng không phải nhật thực toàn phần, mà chỉ là một phần hay còn gọi là nhật thực hình khuyên. Tức là khoảng cách của Mặt trăng và Trái đất tương đối xa, bóng đen không thể giao với bề mặt của Trái đất. Trong các loại nhật thực thì nhật thực hình khuyên được coi là đáng chú ý hơn cả vì chu kì của nó lặp lại mất thời gian khá lâu. Nhiều nhà nghiên cứu thiên văn nhận định, nhật thực hình khuyên xuất hiện hiếm hoi chỉ khi nào Mặt trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.

Nhật thực hình khuyên là hiện tượng đặc biệt xảy ra khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, nhưng do Mặt trăng ở cách xa Trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip nên không thể che khuất hoàn toàn mặt trời mà sẽ tạo ra một vòng tròn lửa giống như chiếc nhẫn.

Nhật thực hình khuyên sẽ được nhìn thấy bắt đầu từ Cộng hòa Dân chủ Congo, đi sang phía Đông qua Nam Sudan, Ethiopia, Eritrea, Yemen, Oman, Pakistan, qua Ấn Độ, Tây Tạng, đến Việt Nam, Trung Quốc. Người dân Đài Loan sẽ là những người cuối cùng trên Trái đất nhìn thấy hiện tượng này trong năm nay.

Đến Trung Quốc, nó đi qua miền trung Tây Tạng, trung tâm Tứ Xuyên, bắc Quý Châu, miền trung Hồ Nam, tây nam Giang Tây, miền nam Phúc Kiến và những nơi khác vào khoảng hai giờ chiều. Có thể nhìn thấy nhật thực hình khuyên ở các khu vực khác của Trung Quốc. Nó băng qua eo biển Đài Loan vào khoảng 4 giờ chiều, đi vào Đài Loan và cuối cùng vào Thái Bình Dương và kết thúc ở phía đông Thái Bình Dương ở phía đông đảo Guam.
Làn sóng dịch bệnh thứ hai ở Bắc Kinh

Trong những ngày gần đây, dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu bùng phát ở Bắc Kinh, số ca nhiễm mới mỗi ngày đều tăng mạnh, khiến nhiều tỉnh, thành phố ở Trung Quốc đóng cửa với trung tâm quyền lực hành chính này. Ôn dịch ban đầu vốn là một loại virus, là thứ có tính âm, cộng với nhật thực là khi Mặt trời bị che, dương khí bất túc, chịu sự tấn công xâm hại của âm khí. Cộng thêm ngày Hạ chí, là tiết khí khi âm khí dần sinh phát. Tất cả những điều này, dường như đang muốn thông báo với mọi người, trong điều kiện dương khí bất túc, được sự trợ công mạnh mẽ của ngày âm khí cường thịnh, đợt ôn dịch bùng phát lần này tại Bắc Kinh mới chỉ là bắt đầu.
Nhật thực là biểu hiện Quân chủ có biến

Mặt trăng là đại diện cho âm, che lấp mặt trời đại biểu cho dương, chính là khi dương khí không đủ thịnh vượng, sẽ bị âm khí xâm nhập. Trong Hậu Hán Thư. Chí thứ 18 có giảng thuyết về nhật thực – Nhật thực thuyết viết: “Nhật Thực có liên quan tới vua, đế vương hay người đứng đầu của một nước. Là do đường hướng lãnh đạo của quân vương có thiếu sót mà thành” (Nhật giả, thái dương chi tinh, nhân quân chi tượng. Quân đạo hữu khuy, vi âm sở thừa, cố thực. Thực giả, dương bất khắc dã).

Trong Tấn Thư. Thiên Văn chí có thuyết: “Nhật thực, là tình trạng âm thâm nhập dương, là hiện tượng quần thần bưng bít, lợi dụng sơ hở của vua, có họa vong quốc, đất nước bị diệt vong” (Nhật thực, âm xâm dương, thần yểm quân chi tượng, hữu vong quốc).

Trong Ất Tỵ Chiêm, Lý Thuần Phong đời Đường cũng nói: “Nhật thực xuất hiện, tất có họa mất nước, đế vương tử nạn” (Nhật thực, tất hữu vong quốc tử quân chi tai).

Những ghi chép về nhật thực trong các cuốn cổ thư xưa, đều căn cứ vào tư duy cơ bản “Thiên nhân cảm ứng”. Khi thiên tượng xuất hiện biến hóa dị thường, đều đối ứng lên thân của vị vua thời đó. Hoặc do người đứng đầu của đất nước mất đi đức hạnh đạo đức cần có; quốc vương yếu nhược, tử vong, hoặc xảy ra họa mất nước.

Do vậy, khi thấy thiên tượng xuất hiện những điều bất thường, và gặp phải tình huống này, các bậc quân vương đều tự sám hối với Thần Phật và bách tính, khắc phục lại những thiếu sót và khiếm khuyết về đạo đức.

Trong Hậu Hán Thư, Hiếu Hoàn Đế Kỷ có ghi chép, vào tháng 5 năm Kiến Hòa thứ ba, khi xuất hiện nhật thực, Hoàn Đế hạ chiếu thư viết: “Nhật thực xuất hiện hủy hoại, mặt trời bị bóng tối che phủ, Trẫm lo lắng sợ hãi, cường đạo, côn đồ sẽ bắt đầu hoành hành khắp nơi”, và hạ lệnh cho những người bị đi đày ở biên giới trở về quê hương để thể hiện sự “tu dưỡng về đạo đức”.

Nhật thực và động đất

Ngày 16/6/2020, một cư dân mạng ở Vân Nam có đăng tải một video khiến mọi người càng sởn gai ốc.


【动物在预警】云南的朋友注意了,这是不是大地震的前兆啊? pic.twitter.com/SF54cp394N— 喜歡可愛多 (@haha5134) June 16, 2020

Ngày 15-16 tháng 6, nhiều nơi ở Trung Quốc đại lục đã chứng kiến hiện tượng cá nhảy lên hàng đàn. Những con cá không ngừng nhảy lên khỏi mặt nước. Từ hình ảnh video cho thấy, hiện tượng này xảy ra ở hồ Tra Can tỉnh Cát Lâm, khu Linh hồ Thái châu tỉnh Chiết Giang, Nhĩ Hải và Tây Nhĩ Hà tỉnh Vân Nam. Không những vậy, từng đàn khỉ trên núi cũng chạy xuống vùng đồng bằng.

Những người có sở trường về quan sát thiên tượng biến hóa và dự đoán cát hung, hiểu đôi chút về quy luật Thiên nhân cảm ứng của cổ nhân xưa nhận định, nhật thực là dấu hiệu dự báo thế gian sẽ xuất hiện thảm họa. Người xưa tin rằng, sau khi nhật thực xuất hiện, sẽ có khả năng đi kèm với thảm họa động đất.

Trong Xuân Thu Cảm Tinh phù có thuyết: “Khi quân vương không nghe lời quang minh, ngay thẳng, vô tri, vô đức, bị quần thần lấn át, tất mặt trời xuất hiện màu đen (tức nhật thực), sao đó là đại họa, động đất rung chuyển” (Quân bất thính minh, vô tri đức, vi thần hạ xâm, tắc nhật quang thanh xích, hậu đại hạn, địa động dao).

Kinh Phòng, Thuật sĩ thời Tây Hán từng nói: “Khi bề tôi tham vọng muốn đoạt vương vị, thì gọi là bất hòa, thì thế gian ban ngày sẽ xuất hiện nhật thực, bốn phương màu đỏ nhạt, sau đó là động đất. Sau ngày nhật thực, sương tuyết mịt mù khó lý giải, kế tiếp là động đất” (Thế gian Thần dục cư chủ vị, tư vị bất hòa, quyết thực bạch thanh, tứ phương xích, dĩ thực, địa chấn. Nhật thực hậu phân phân bất giải, địa tất chấn, bất quá tuần trung).
Tập Cận Bình và “số 7” thần bí
Người biểu tình Hồng Kông ném trứng vào hình của Tập Cận Bình vào ngày thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 
Nếu nói nhật thực là nói tới quân vương, vậy người cai trị cao nhất ở Trung Quốc hiện nay là Tập Cân Bình. Từ ngày 15/11/2012 khi Tập Cận Bình bắt đầu lên nắm quyền, đến ngày 21/6/2020 chính xác là 7 năm 7 tháng 7 ngày.

Ngày 21/6 cũng vừa đúng tròn 7 ngày sau ngày sinh nhật của Tổng thống mỹ Trump, và là 7+1= 8 ngày sau ngày sinh nhật của Tập Cận Bình.

Mà năm nay là năm Canh Tý, Canh trong lịch Can chi đứng thứ bảy, Tý đứng thứ tự đầu tiên, đây liệu có phải là thời điểm của kết thúc của cái cũ, và khởi đầu của một cái mới.

Tất cả những điều này có nghĩa gì, hiện tại chúng ta không thể nói rõ, tuy nhiên có thể cảm nhận như một kế hoạch kín đáo được an bài vô cùng tỉ mỉ kỹ càng từ một nơi sâu xa.

Hoặc có lẽ đợi tới khi mọi thứ kết thúc, chúng ta hãy cùng quay đầu nhìn lại mới có thể lý giải chính xác những con số này.
“Số 7” có bao nhiêu điều bí ẩn?

Trên thực tế, số 7 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong văn hóa Trung Hoa thời cổ đại và trên thế giới. Một số người nhận định, số 7 là sự tổng hòa của âm dương và ngũ hành.

Trong đạo Phật, số 7 có ý nghĩa tâm linh rất lớn. Số 7 là pháp số của sự hoàn hảo, liên quan tới những chu kỳ của sự sống, cái chết và sự tái sinh.

Trong Thiên chúa giáo và Kitô giáo có thuyết về 7 mỹ đức và 7 tông tội; Chúa được khắc họa với 7 tia sáng ở giữa 6 tia sáng tạo. Đức Chúa trời đã mất 7 ngày để sáng tạo nên vũ trụ. Eva cũng được tạo ra từ xương sườn thứ 7 của Adam trong khi đó Adam được “tạo ra” vào ngày 7/10 (ngày đầu tiên của Tishri – tháng 7 theo lịch Do Thái).

Số 7 trong quan niệm của những người theo đạo Hindu tượng trưng cho Trái Đất. Số 7 xuất hiện rất nhiều trong kinh Hindu. Thần lửa Agni được miêu tả với 7 bàn tay và 7 ngọn lửa – tương ứng với những phần của cơ thể người và 7 nguồn năng lượng sẽ thức tỉnh trong quá trình thực hành tâm linh của con người.

Số 7 cũng có ý nghĩa quan trọng trong đám cưới của người Hindu. Cặp đôi mới cưới thường phải đi 7 bước vòng quanh một đám lửa. Theo truyền thống, khi đã cưới thì mối nhân duyên giữa 2 người sẽ kéo dài đến 7 kiếp. Có thể thấy, số 7 ở đây phần nào tượng trưng cho sự lâu bền của tình yêu.

Ngoài ra, ánh sáng mặt trời do 7 màu sắc tổ hợp thành; mỗi tuần có 7 ngày, âm nhạc có 7 nốt, Bắc đẩu có thất (7) tinh, 7 kỳ quan thế giới, thậm chí trong các câu chuyện thần thoại cũng còn có 7 chú lùn, 7 nàng tiên…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét