Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng

Kính thưa quí bạn 
Hôm nay tập hop một số email góp ý của bằng hữu và đính chánh 
1. Câu chuyện đói khát đến độ ăn cắp thực phẩm 
2. Đính chánh: Dân số California.
3. Bằng hữu góp ý về câu nói của Đức Giáo Hoàng
4. Hỏi về Deep Freezer
HCD 3-Jun-2020<!>
----------------

Nếu không thấy hình xin đọc Microsoft Word attached

6-2-2020 6-59-04 AM

From: tuanhasj [mailto:tuanha sj@ yahoo.com]
Sent: Tuesday, June 02, 2020 8:50 AM
Subject: Re: [quanvenduong] Nhung hinh anh dep trong bien loan, vai tin it ai noi toi.
Kính thưa ông HCD,
"The owner refuses to file case" nên dịch là "Chủ tiệm từ chối kiện tụng" 
Câu ông dịch là " từ chối KHÔNG thưa gởi" thì tôi e rằng người đọc sẽ hiểu lầm.
Kính mong ông "chân cứng đá mềm" chỉ dẫn các độc giả rất quý ông trong bao nhiêu năm trời, trong đó có tôi.
Hà manh Tuấn
HCD: Thưa anh nói đúng hai chữ không đi với nhau thành có.
Đáng lẽ viết có dâu phết: “Chủ tiệm từ chối, không thưa gởi”, hay là “Chủ tiệm không thưa gởi”, hay là “chủ tiệm từ chối thưa gởi”.

Cái hay ở câu chuyện là ông chủ quán không trình cảnh sát, không thưa gởi.
/ trích -- > /

Đây là một nhân vật có thật trong lịch sử – thị trưởng thành phố New York Fiorello LaGuardia – người được ca ngợi là ‘ngài thị trưởng vĩ đại nhất’ trong lịch sử nước Mỹ. (chuyện hay hay thì tôi trích gởi các bạn được giải trì, có thật hay không tôi chưa kiểm)

Mùa đông năm 1935 là khoảng thời gian mà nền kinh tế của nước Mỹ tiêu điều nhất. Không khí ảm đạm bao trùm toàn bộ thành phố New York, nơi cư ngụ của những đứa trẻ lang thang, những mảnh đời vất vưởng, và những gia đình túng thiếu không có bữa ăn no…
Vào một đêm lạnh giá giữa tháng 1/1935, một phiên tòa được tổ chức trong khu phố nghèo nhất New York. Đứng ở vị trí thẩm phán là ngài thị trưởng đáng kính của thành phố, ông Fiorello LaGuardia, và bên dưới bục là một bà lão áo quần cũ rách cùng với dáng vẻ sầu não. Gương mặt tiều tụy của bà hiện lên vẻ xấu hổ, bà đã bị buộc tội vì lỡ ăn cắp một ổ bánh mì.
Ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, cũng đồng thời là quan tòa, hỏi: “Bị cáo, bà bị tố là đã lấy trộm bánh mì, có đúng vậy không?”

Bà lão cúi mặt xuống, ấp úng đáp: “Vâng thưa quan tòa, tôi thật sự đã lấy trộm”.

“Vì sao bà lại lấy trộm? Có phải vì bà đói bụng không?” – quan tòa lại hỏi.
“Thưa quan tòa, tôi đã rất đói. Nhưng nếu chỉ vì đói thì tôi đã không làm như vậy”, bà lão trả lời. “Đứa con rể của tôi đã bỏ ra đi, còn con gái tôi thì ốm liệt giường. Tôi cần chiếc bánh mì này để nuôi hai đứa trẻ đang chết đói… Chúng thực sự rất đói…” Nói đến đây bà bật khóc.
Bà lão nói xong, đám đông trong phòng xử án vang lên tiếng xì xào bàn tán.
Ngài thị trưởng thở dài. Ông nhìn khắp gian phòng một lượt, rồi quay sang bà lão và nói:
“Bị cáo, tôi sẽ phải xử phạt bà, luật pháp luôn công bằng và không có ngoại lệ đối với bất kỳ cá nhân nào. Bà phải nộp phạt 10 đô-la hoặc bị giam 10 ngày trong tù. Bà chọn cái nào?”
Trong sự bế tắc tột cùng, bà lão đáp:
“Thưa quan tòa, tôi xin bằng lòng chịu phạt. Nếu tôi có 10 đô-la thì đã không lấy cắp bánh mì. Vậy tôi xin được giam 10 ngày. Nhưng còn đứa con gái và hai đứa trẻ, ai sẽ chăm sóc chúng đây?”


Ngài thị trưởng khẽ mỉm cười. Ông rút trong túi ra 10 đô-la và bỏ vào chiếc mũ nổi tiếng của mình.

“Đây là 10 đô-la tiền phạt, bà đã được tự do!” 

Rồi ông lại hướng cặp mắt về phía những người tham dự phiên tòa: 
“Và bây giờ, mong các vị hãy nộp 50 xu tiền phạt. Tiền phạt để trừng phạt cho sự hờ hững của chúng ta, vì đã để một bà lão khốn khổ phải đi ăn cắp bánh mì nuôi những đứa trẻ đang chết đói. Ngài Baliff, hãy đi thu tiền phạt và đưa tất cả cho bị cáo”.


Tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa khi ấy đều không khỏi kinh ngạc. Không khí im lặng đến nỗi một cây kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy. Trong phút chốc, tất cả mọi người lặng lẽ đứng dậy, lấy ra 50 xu và bỏ vào chiếc mũ của ngài thị trưởng.
Ngày hôm sau, tất cả các tờ báo của thành phố New York đều đồng loạt đưa tin về sự kiện lạ lùng này: 47,5 đô-la tiền phạt đã được trao cho một bà lão nghèo khổ, từng ăn cắp bánh mì để nuôi những đứa cháu đang chết đói của mình. Ngay cả người chủ lò bánh mì, cũng như các quan khách và cảnh sát trong thành phố, đều sẵn lòng nộp phạt 50 xu…
Và đó là câu chuyện về ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, người đã đưa New York vượt qua những tháng ngày đen tối nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Ông được người dân New York yêu mến gọi bằng cái tên “Bông hoa bé nhỏ” vì chiều cao khiêm tốn 1,57 m và cái tên Fiorello (trong tiếng Ý, “Fiorello” nghĩa là “bông hoa nhỏ”). Ông cũng là người từng lái xe cứu hỏa xông vào các đám cháy lớn, từng đưa trẻ mồ côi ra sân chơi bóng chày, và khi các tờ báo của New York đình công, cũng chính ông bước lên đài phát thanh để đọc ‘truyện cười ngày Chủ Nhật’ cho các em nhi đồng.
/ < -- hết trích / 
Nhắc chúng ta nhớ chuyện:

Les Misérables (Những người khốn khổ) là câu chuyện về Jean Valjean, ăn cắp một mẩu bánh mì cho con của người chị gái, bị bắt (chuyện đưa đẩy) đến phải ngồi tù 19 năm. 
Anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ không cho mướn phòng, phải ngủ ngoài đường. May có Ngài Giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ tạm nương náu. 
Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của Ngài Giám mục và chạy trốn. Anh bị bắt lại nhưng lại được Ngài Giám Mục nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. 
Khi chia tay vị Giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người.


5-31-2020 7-35-46 PM
From: K Pham
Date: 5/31/20 10:43 PM (GMT-08:00)
To: HCD <huy017@juno.com>
Subject: California có gần 40 triệu dân (Not 41 triệu)
Thưa anh Đẳng, trong email này, anh ghi là california có 41 triệu dân nhưng theo Wikipedia, California hiện này có 39.5 triệu dân
Trong website https://www.mercurynews.com/2020/05/27/coronavirus-why-the-bay-area-isnt-relaxing-its-lockdown-orders-yet/ có đoạn ghi "California’s nearly 40 million residents"
Khôi
HCD: Thưa anh Khôi nói đúng, dạn California hiện năm nay lên gần 40 triệu dân, ở thống kê lần trước là 39,5 triệu. Tôi nhớ mang máng nên cho con số sai là 41 triệu. Xin dánh chánh cùng các bạn.

5-31-2020 8-54-40 AM
From: Phu Tran   Date: 5/31/20 8:03 PM (GMT-08:00)  
To: <huy017@juno.com>  
Subject: Re: [xyz] Mang nguoi la qui, vai hinh anh ....

Đức Giáo Hoàng so sánh mang người quan trọng hơn kinh tế là đối với đại cuộc rộng lớn trên bình diện quốc tế, quốc gia. Suy nghĩ thêm về cá nhân và gia đình thì cũng thế. Mấy tháng nay mỗi buổi sáng nghe tin tức số người bịnh, chết  là số TRIỆU, TRĂM NGÀN, CHỤC NGÀN, NGÀN..........nghe   quen rồi bạn thấy đở xúc đông.

Bạn thử nghĩ nếu trong các con số đó có người nhà, con cái,  cha, mẹ, bạn bè của bạn, bạn sẽ thấy thấm thía với câu nói của  Đức Giáo Hoàng hơn. Bạn còn nhớ sau 75, các sĩ quan, công chức VNCH phải đi học tập cải tạo, đời sống kinh tế và tự do cá nhân bị đày ải, cực khổ như thế nào , có người chịu không nỗi phải tự tử như DS N g T, Ds N h G.....và còn nữa.

Nhưng phần lớn đều cố giữ cho được cái mạng sống, cho đến  ngày nay . Cho nên do COVID_19 nầy mà tạm ở nhà, tạm mất tự do cá nhân chút ít, tam không đi tắm biển, không đi hóng mát,  ăn uồng cực khổ ,để cho đở thương vong, chết chóc, thì có nhầm  nhò gi ? mà đi biểu tình, đòi thà chết hơn mất tự do, đòi hỏi đủ thứ. Người ta hết lòng lo cho mình, không biềt cảm ơn, mà còn phản đối, chữi bới .

Bạn cứ nghĩ họ làm như thế có đáng  trách không ? May là trong số nầy người VN rất ít,
Phu

HCD: Cám ơn anh Phu, một giọt máu đào hơn ao nước lã. Thấy người ngoài chết có người còn mừng thí dụ khi người dân Vũ Hán chết, vài người Việt Nam viết email tỏ ra hả hê (đừng chối, Internet giữ nguyên đây). 
Tiền bạ mất đi còn sống còn tạo ra được, mạng người mất đi là mất hết. 

6-3-2020 8-54-26 AM
'Một tòa nhà có thể được xây dựng lại nhưng cuộc sống của con người thì không thể' (Chủ doanh nghiệp ở thành phố Minneapolis)
6-3-2020 11-26-54 AM

From: Van Chi NGUYEN <ngvchi@hotmail.com>
Date: 6/2/20 7:28 AM (GMT-08:00)
To: HCD g <huy017@gmail.com>
Subject: Hỏi cách dùng Deep Freeze
Kính gởi anh Huỳnh Chiêu Đẳng
Tôi là độc giả  thường trực của Quán Ven Đường
Hôm nay bị virus nên cầu cứu xin anh chỉ giúp
Tôi có antivirus rồi mà máy tính vẫn thỉnh thoảng trục trặc
Tôi có thể dùng thêm Deep Freeze được không?
Có cần Logiciel anti malware?
Cám ơn anh nhiều
NVC
HCD: Thưa anh anh có thể dùng Deep Freeze, nó rất hay dễ dùng, nhưng phải đọc manual của nó cho thật kỷ. Nó là một cái tools, power tools nên dùng sai nguy hiểm.Vài thứ anh cần để ý, nhớ đâu viết đó:
1. Anh install DF, nhưng đừng freeze, chờ khi nào computer chạy thật ưng ý thì bắt đâu cho DF hoạt động. Từ đây về sau, anh tắt máy computer mở lại thì mọi thứ trở về trạng thái computer vào lúc anh freeze. Có nghĩ là không virus, không malware, không bất cứ ai có thể làm sai làm hư computer của anh được hết. Cứ tắt máy mở lại thì mọi thứ đó để bị loại hết, máy computer trở lại như lúc chạy ưng ý (lúc bắt đầu freeze)

2. Cái bất tiện là những gì anh viết, những gì anh save vào computer như hình ảnh, videom nhạc,,,sau khi freeze khi tắt máy mở lại tất cả đều biến mất. Do đó anh phải save mọi thứ ra flash drive hay external hard disk trước khi tắt máy.

Về câu hỏi thứ hai Có cần Logiciel anti malware? Thì thế nầy

1. Nếu anh dùng DF thì không cần, nó mạnh như chiếc xe tăng, không gì làm hại computer của anh được hết. DF được nhiều nơi như trường học dùng để mặc sức học viên giọc phá, install game, install software …vào các webpage nguy hiểm… Nếu computer dính malware. Tắt máy mở lại thì tất cả bị xoá hết.
2. Nếu anh dùng Windows 10 thì khỏi cần software “anti-đủ thứ” . Còn như anh dùng DF thì với Windows nào ảnh cũng không cần anti-đủ thứ hết.
Nếu anh dùng Windows trước Windows 10 thì có lẽ nên dùng một anti-virus.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét