Nghiệp thể hiện ra gồm tướng nghiệp và tánh nghiệp.Tướng nghiệp có 3, gồm thân, khẩu, ý.Thế nào là thân, khẩu, ý?Ví dụ: tự dưng xông ra giữa đường, trỏ dùi cui... là thân nghiệp, mồm thổi còi... là khẩu nghiệp, nghĩ ra lỗi... để bắt phạt là ý nghiệp.Tánh nghiệp cũng có 3, gồm thiện, ác và vô kí (không thiện, không ác).Tạo nghiệp ở đời này có phải là "quả" của đời trước hay không?Tuyệt đối không phải. Tạo nghiệp trong đời này không phải là "quả" của những đời trước... Nhưng nó lại làm "nhân" cho những đời sau. Đây là chỗ kì lạ của nhân quả, đồng thời là chỗ kì diệu của Duy Thức học, và cũng là chỗ nhiệm màu của luân hồi.<!>Tại sao nói kì lạ?Nghiệp đời này làm "nhân" cho đời sau, nhưng nghiệp tạo ở đời sau lại không phải là "quả" của đời trước. Ví dụ đời trước tạo nghiệp ác, nhưng đời này chưa chắc đã tiếp tục ác. Ác hay thiện... tất cả do đời này (hoàn cảnh, môi trường, giáo dục...) làm nên, chứ không phải "di truyền" từ đời trước.Kì diệu ở chỗ nào?Ở chỗ Duy thức học đã giải thích rốt ráo cái sự kì lạ trên. Bất cứ nghiệp thiện, ác hay vô kí đã tạo ở đời này, khi trở thành "chủng tử" để dẫn vào luân hồi, thì tất thảy đều vô kí. "Chủng tử" không phân biệt thiện, ác...Nhiệm màu như thế nào?Sự "vô kí" của tất cả các loại "chủng tử" đã tạo cơ hội trả nghiệp, thọ nghiệp và tạo nghiệp... của mọi chúng sinh là bình đẳng, ngang nhau. Nguyên tắc này đã loại bỏ triệt để hiện tượng "quả" chồng lên "quả". Luân hồi không có chuyện quả chồng lên quả là vì như thế. Đời trước dẫu cùng hung cực ác, thì đời này vẫn có thể tu thành Phật, thành Tiên... và ngược lại, đời trước hiền lành, mà đời này ác nhân, thì vẫn đọa vào đường dữ như chơi.Viết đến đây, nghĩ tới hình ảnh dày đặc dùi cui và áo vàng... mà rùng mình ghê sợ. Bèn dừng lại, không viết nữa.Phạm Lưu Vũ
Nhìn Ra Bốn Phương
▼
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét