Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Điểm Tin Thứ Tư 27/05/2020 - Anh Tuấn Phạm


  • VNTB – Dũng khí Ngài Phó thủ tướng (VNTB) - Siêu Nhiên (VNTB) – Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan trong bài chia sẻ trên trang tin điện tử Vnexpress đã đề cậ đến hối tiếc nhất của ông khi về hưu là “có những chuyện sai trái rõ mười mươi mà mình không làm gì được để đẩy lùi nó, như vậy là mình thiếu dũng khí, thậm chí còn hèn.” Lâu nay câu chuyện quan đương chức chỉ thích ‘gật gù’ cho qua chuyện còn giữ an toàn cho bản thân, đến lúc hưu mới lên tiếng không còn là chuyện quá xa lạ. Có nhiều cách giải thích khác nhau, như do cơ chế lợi ích nhóm, nghị quyết vốn nặng tư tưởng từ trên áp xuống để tạo đồng thuận trong bộ máy tổ chức đảng, nhà nước.
  • Bắt Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy: Những giọt nước tràn ly (BoxitVN) - Lập Quyền Dân - Chiến dịch trấn áp thẳng tay các nhà báo độc lập để “trong sạch hoá địa bàn”, chuẩn bị sàn đấu cho một “Hoa sơn luận kiếm” tại đại hội 13 sắp tới, hay đây là cuộc ra đòn cấp tập để “vỗ mặt” các nhà đấu tranh dân chủ? Có thể là cả hai, vì trước sau ĐCSVN cũng sao chép cái chủ trương mà Quốc hội Trung cộng đang thảo luận về Luật An ninh cho Hong Kong trong những ngày nóng bức này.
  • Chỗ đứng của Đô đốc Tư lệnh Hải quân (BoxitVN) - Phạm Đình Trọng - MỘT. Là tư lệnh thứ tám quân chủng Hải quân, ông quan võ chỉ huy sức mạnh bảo vệ biển lâu năm nhất trong các tư lệnh Hải quân, 11 năm, tư lệnh Nguyễn Văn Hiến là Đô đốc thứ hai của Hải quân Việt Nam. Những ngày này ông Đô đốc thứ hai của lịch sử đương đại Việt Nam Nguyễn Văn Hiến đang phải phơi mặt ở bục bị cáo trước tòa án binh.
  • Sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở, sẽ đến lượt New Start ? (RFI) - Thụy My - Tổng thống Mỹ muốn rút lui khỏi hiệp ước « Bầu trời mở » cho phép bay qua các lãnh thổ liên quan với mục đích hòa bình. Donald Trump cho rằng Nga vi phạm hiệp ước, đe dọa đến lợi ích Hoa Kỳ. Các chuyên gia quốc phòng giờ đây lo ngại cho số phận của hiệp ước New Start. Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 22/05/2020 đã chính thức thông báo quyết định rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở (Open skies), tố cáo Nga đã vi phạm thỏa thuận quốc tế được 35 nước ký kết và có hiệu lực từ năm 2002. Hiệp ước này quy tụ tất cả các quốc gia châu Âu, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, cho phép bay qua không phận các nước ký kết để giám sát các hoạt động quân sự và kho vũ khí, với mục đích hòa bình
  • Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: Khối Euro (Eurozone) (Bài 23) (BoxitVN) - Đoàn Hưng Quốc - Liên minh Châu Âu (European Union, viết tắt: EU) gồm 27 quốc gia, trong đó có 19 quốc gia dùng chung đồng Euro. 19 quốc gia này được gọi là Eurozone (Khối Euro). Khối Euro được hình thành trong mục đích thúc đẩy mậu dịch khi không còn phải hoán chuyển giữa các đơn vị tiền tệ riêng lẻ của mỗi nước thành viên. Ít ai ngờ rằng chính lợi thế này của đồng Euro lại trở thành sợi dây lòi tói cột chặc nhiều nước chết chùm trong cơn khủng hoảng!
  • Bầu tổng thống Mỹ: Virus corona gây trở ngại cho đại hội đảng Cộng Hòa (RFI) - Thụy My - Tại Hoa Kỳ, đại dịch virus corona gây bất định cho việc tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc, sự kiện long trọng theo truyền thống để mỗi đảng chính thức chỉ định ứng cử viên tổng thống của đảng mình. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25/05/2020 đe dọa sẽ tổ chức đại hội đảng Cộng Hòa tại một tiểu bang khác, nếu thống đốc Bắc Carolina không bảo đảm là sẽ diễn ra tại thành phố Charlotte vào cuối tháng Tám như dự kiến.
  • Giới y bác sĩ thế giới: G20 chấn hưng kinh tế phải "tôn trọng môi trường" (RFI) - Trọng Thành - Hai trăm tổ chức, đại diện cho 40 triệu người làm nghề y trên toàn cầu hôm 25/05/2020, gửi thư ngỏ đến các lãnh đạo khối G20, các cường quốc kinh tế chiếm 90% GDP toàn cầu, kêu gọi chấn hưng kinh tế theo hướng « tôn trọng môi trường » và để cho Trái đất còn là môi trường « sống được ». Theo AFP, những người ký tên vào thư ngỏ nhấn mạnh, trong đại dịch Covid-19 đang diễn ra, những người làm nghề y là « các nhân chứng trực tiếp » của những thảm cảnh mà các cộng đồng xã hội phải gánh chịu, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, môi trường. Các y bác sĩ toàn cầu khẩn thiết kêu gọi sự chú ý của giới lãnh đạo thế giới về tình trạng « chết chóc, bệnh tật và đau khổ tinh thần đã đạt đến mức độ nghiêm trọng » mà họ kết luận là « chưa từng thấy từ hàng chục năm nay ».
  • Nga : Tổng thống Putin tái xuất hiện sau thời gian tránh dịch (RFI) - Thụy My - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/05/2020 đã tái xuất hiện tại điện Kremlin, sau hai tháng vắng mặt do đại dịch virus corona lên đến đỉnh điểm, trong bối cảnh Nga chuẩn bị dỡ bỏ dần biện pháp phong tỏa. Phủ tổng thống loan báo ông Putin hôm qua đã tiếp tổng giám đốc công ty đường sắt Nga Oleg Belozerov ở điện Kremlin, tuy nhiên không khẳng định tổng thống Nga sẽ lại làm việc toàn thời gian tại đây hay không.
  • VNTB – Con đường tự hủy hoại của Trung Quốc bắt đầu tại Hồng Kông (VNTB) - Khánh An dịch (VNTB) – Mối đe dọa thực sự của Trung Quốc không phải là sự trỗi dậy của quốc gia này, mà là sự sụp đổ. Bởi vì tự do dễ truyền cảm hứng. Nhìn lại, những hành động chống lại Hồng Kông của Tập Cận Bình có vẻ như là xử lý vấn đề không dúng cách. Washington Post đưa tin, Tập Cận Bình sẽ sớm thắt chặt dây thòng lọng ở Hồng Kông, chấm dứt thỏa hiệp gần 1/4 thế kỷ mà Anh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dựa trên nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” để trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Tập Cận Bình là một kẻ siêu quyền lực, hiện thân của chủ nghĩa đế quốc và là kẻ chống lại các quyền tự do cơ bản
  • Luật an ninh và cơ hội cuối cùng để chiến đấu cho tự do của Hồng Kông (BoxitVN) - Trong đám đông có cả trẻ em, những cặp vợ chồng trẻ và người cao niên, họ bày tỏ sự phẫn nộ trước đạo luật được coi là cây đinh mới đóng vào cỗ quan tài Hồng Kông, ngày càng ít tự do hơn. Một nữ sinh viên nói với Libération: «Trung Quốc bắt các khuôn mặt dân chủ để gây tác động đến chúng tôi, nhưng họ không chịu hiểu rằng phong trào không có người cầm đầu và giới trẻ căm ghét chế độ Bắc Kinh». Một người khác nói thêm: «Chúng tôi không làm gì được trước chế độ cộng sản, nhưng ít nhất cũng phải nắm lấy cơ hội cuối cùng này để bảo vệ quyền tự do biểu lộ ý kiến trên đường phố».
  • Tự do và dân chủ Hồng Kông : Thành lũy chống chế độ độc tài Trung Quốc (RFI) - Thùy Dương - Chiếm trọn trang nhất báo Libération là bức hí họa Tập Cận Bình và Donald Trump, theo hướng người ngược, kẻ xuôi, mỗi người giang tay dạng chân ôm một nửa Trái đất, miệng há thật to ngoạm sâu từng miếng. Bên dưới bức hình là hàng tựa lớn « Hoa Kỳ và Trung Quốc, đó là cuộc chiến lớn ». Quan hệ giữa hai siêu cường thế giới xuống cấp rõ rệt từ khi Donald Trump nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ, và xung đột song phương vẫn kéo dài, nhất là với cuộc khủng hoảng Covid-19
  • Vì sao Trung Quốc muốn áp đặt luật an ninh với Hồng Kông ? (RFI) - Minh Anh - Thứ Năm ngày 28/05/2020, Quốc Hội Trung Quốc cho biết sẽ thông qua dự luật nhằm « bảo vệ an ninh quốc gia tại vùng đặc khu hành chính Hồng Kông ». Ý định này của Bắc Kinh đã làm hàng ngàn người dân Hồng Kông phẫn nộ, xuống đường phản đối, bất chấp các biện pháp nghiêm cấm tụ tập để chống dịch Covid-19. Câu hỏi đặt ra : « Vì sao Trung Quốc lại muốn áp đặt luật an ninh với Hồng Kông » vào lúc này ?
  • Virus corona : Tổ Chức Y Tế Thế Giới tạm ngưng thử nghiệm chloroquine (RFI) - Thụy My - Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm 25/05/2020 loan báo tạm thời ngưng các cuộc thử nghiệm lâm sàng chữa Covid-19 với thuốc hydroxychloroquine, ba ngày sau khi tạp chí y học uy tín The Lancet đăng bài viết đặt vấn đề về hiệu quả của thuốc, thậm chí có thể nguy hiểm. Thuốc hydroxychloroquine tiếp tục gây tranh cãi cho dù tổng thống Mỹ đã sử dụng trong hai tuần để ngừa bệnh, và phương pháp của giáo sư Didier Raoult vẫn được nhiều người tin tưởng ở Pháp
  • Covid-19 : Brazil không bỏ chloroquine, bất chấp quyết định của WHO (RFI) - Trọng Thành - Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) vừa quyết định « đình chỉ » sử dụng dược phẩm chloroquine trong các thử nghiệm thuốc trị Covid-19, do các hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, chính quyền Brazil hôm qua, 25/05/2020, khẳng định sẽ không từ bỏ loại thuốc này. Theo AFP, sau quyết định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, đại diện bộ Y Tế Brazil trong một cuộc họp báo cho biết quốc gia này sẽ không có bất cứ thay đổi nào trong chính sách sử dụng thuốc hydroxychloroquine, một dẫn xuất của chloroquine, trong việc điều trị người mắc virus corona chủng mới.
  • Trung Quốc thay đổi gì sau đại dịch Covid-19 ? (RFI) -
    RFI - Trung Quốc từ bỏ đặt mục tiêu tăng trưởng của năm 2020. Thủ tướng Trung Quốc đã công bố trong báo cáo hàng năm trước Quốc Hội. Ông Lý Khắc Cường thừa nhận nền kinh tế thứ 2 thế gới đang chật vật khởi động sau khủng hoảng dịch bệnh. Trong hoàn cảnh thế giới đầy bất trắc, Bắc Kinh đặt cược vào phát triển kỹ thuật số và các công ty tư nhân và có nguy cơ khuấy lại khủng hoảng Hồng Kông. RFI phỏng vấn chuyên gia Mathieu Duchâtel, giám đốc chương trình châu Á, viện tư vấn chính trị Montaigne của Pháp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét