Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI CHIỀU 29/5 - Hoa Tự Do

image
Tướng Trung Quốc tuyên bố để ngỏ khả năng tấn công Đài Loan Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan nếu không có cách nào khác để ngăn chặn hòn đảo tiến tới độc lập, một trong những tướng lĩnh cao nhất của Trung Quốc tuyên bố hôm nay (29/5).Theo Reuters, phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh nhân dịp 15 năm luật chống ly khai ra đời, ông Lý Tác Thành (Li Zuocheng), Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương, để ngỏ khả năng sẽ dùng vũ lực tấn công Đài Loan. Luật chống ly khai năm 2005 cho phép Trung Quốc có hành động quân sự chống lại Đài Loan nếu hòn đảo ly khai hoặc có khả năng ly khai, khiến eo biển hẹp Đài Loan trở thành một điểm nóng quân sự tiềm năng.<!>
Chứng khoán toàn cầu lao dốc khi các nhà đầu tư chờ đợi phản ứng của chính quyền Trump về Hồng Kông
Thị trường chứng khoán toàn cầu rớt thảm, trái phiếu và đồng yên Nhật là những tài sản trú ẩn an toàn đã đạt đỉnh vào ngày 29/5, khi các nhà đầu tư chờ đợi phản ứng của Washington dành cho Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh siết chặt kiểm soát Hồng Kông.
Quốc hội Trung Quốc hôm 28/5 đã thúc đẩy luật an ninh quốc gia áp cho thành phố đặc khu, khiến dấy lên những lo ngại về tương lai của các quyền tự do cũng như chức năng của Hồng Kông là một trung tâm tài chính.

Thông qua Luật An ninh Hồng Kông, ‘ván bài lật ngửa Mỹ – Trung’ bắt đầu3 giờ tới 

image.jpeg

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phớt lờ hết thảy lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế và kháng nghị của người dân Hồng Kông, vào thứ Năm (ngày 28/5), tại phiên họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, châm ngòi cho ngọn lửa chất chứa của những tiếng nói lương tri toàn thế giới.
Một ngày trước khi Đại hội Đại biểu ĐCSTQ thông qua dự luật, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng Hồng Kông nếu không còn được hưởng quyền tự chủ thì sẽ không còn được nhận đãi ngộ đặc biệt từ phía Hoa Kỳ.
Đạo luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông này được thế giới bên ngoài nhìn nhận là “hồi chuông báo tử” của quyền tự trị của Hồng Kông. Vào ngày Luật An ninh Quốc gia được thông qua, chứng khoán Hồng Kông đã dẫn đầu sự sụt giảm của thị trường chứng khoán châu Á với mức giảm hơn 2%. Được biết, Bắc Kinh sẽ xác định nội dung cụ thể của Đạo luật An ninh Quốc gia trong vài tuần tới và các quy tắc sẽ quyết định vận mệnh cuối cùng của Hồng Kông.
‘Ván bài lật ngửa Mỹ – Trung’
Ông Mike Pompeo hôm thứ Tư cho biết, Hồng Kông không còn phù hợp với vị trí đãi ngộ đặc biệt theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ, điều này có thể tạo thành đả kích nặng nề đối với vị thế trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Kông.
Ông Pompeo trong một bản tuyên bố đã lên án mạnh mẽ Đạo luật này và gọi đây là một “quyết định tai hại”, một “động thái mới nhất trong một loạt các hành động phá hoại quyền tự chủ và tự do của Hồng Kông từ căn bản”.
“Với tình hình thực tế này, bất kỳ ai còn lý trí đều chắc chắn một điều rằng Hồng Kông không còn được hưởng quyền tự trị cao đối với Trung Quốc”, ông Pompeo nói.
Bà Tara Joseph, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ, cho biết: “Thương mại quốc tế đã chịu áp lực ngày càng tăng kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bùng nổ, nhưng việc ban hành Luật An ninh của Trung Quốc tại Hồng Kông có thể đẩy căng thẳng lên một cấp độ hoàn toàn mới”. Bà cũng bình luận: “Hiện giờ là thời khắc lật bài ngửa giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hứa sẽ đưa ra hành động đối với Hồng Kông và đưa ra tuyên bố trong tuần này. Ông David Stilwell, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với các phóng viên rằng các đối sách của ông Trump có thể bao gồm các biện pháp chế tài đối với thị thực và kinh tế. Hiện tại Hoa Kỳ có hơn 1.300 công ty có văn phòng tại Hồng Kông, cung cấp khoảng hơn 100.000 việc làm.
Tiền vốn tháo chạy và làn sóng di dân của Hồng Kông
Theo nguồn tin từ phía ngân hàng Hồng Kông và nhân sĩ thạo tin khác, vì lo ngại Luật An ninh có thể giúp chính quyền ĐCSTQ cưỡng chế chiếm đoạt tài sản của mình, những người giàu Trung Quốc sẽ không gửi nhiều tiền ở Hồng Kông nữa.
Các chủ ngân hàng cho biết, hơn một nửa số tài sản cá nhân với tổng trị giá hơn 1 nghìn tỷ đô-la Mỹ của Hồng Kông là đến từ người Trung Quốc đại lục. Họ gửi tiền ở Hồng Kông vì Hồng Kông có một hệ thống pháp lý độc lập và tiền tệ móc nối với đồng đô-la Mỹ, nhưng bây giờ mọi người đang lo lắng, Hồng Kông sẽ mất đi lợi thế trung tâm tài chính toàn cầu.
Trang Reuters ngày 28/5 đưa tin rằng sáu chủ ngân hàng và công ty hàng đầu đều chỉ ra rằng một số khách hàng Trung Quốc đang tìm kiếm con đường khác để quản lý tài sản của họ ở nước ngoài, trong đó Thụy Sĩ và London đứng đầu danh sách được lựa chọn.
Một chuyên gia tư vấn của công ty quản lý tài sản châu Âu cho biết, một khách hàng Trung Quốc ban đầu đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Hồng Kông đã chuyển sang tìm kiếm cơ hội ở các nước khác trong tuần này. Một người sáng lập một công ty quản lý tài sản có trụ sở tại Hồng Kông cho biết ông đang giúp khách hàng Trung Quốc tiến hành đàm phán hợp tác với hai ngân hàng Dubai.
Một nhà tư vấn di cư tiết lộ rằng số người Hồng Kông tìm đến tư vấn di cư đã tăng vọt. Theo nguồn tin từ hãng truyền thông quốc tế của Đức Deutsche Welle, làn sóng “di dân” này đã xuất hiện từ sau thời điểm diễn ra phong trào phản đối “Luật dẫn độ” vào tháng 6 năm ngoái. Nó đã vượt quá 20.000 vào tháng 12/2019, tăng gần 60% so với cùng kỳ trước đây, trong đó bao gồm cả những người thuộc phe “đai xanh lam” (những người ủng hộ ĐCSTQ) và phe Kiến Chế thân Bắc Kinh, bởi bản thân họ cũng sợ bị “thanh toán”.

Mỹ truy tố 30 cá nhân Triều Tiên và Trung Quốc rửa tiền tài trợ chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố hơn 30 cá nhân người Triều Tiên và Trung Quốc về tội rửa tiền với ít nhất 2,5 tỷ USD để tài trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, tờ Yonhap dẫn một bản cáo trạng cho biết hôm 28/5. Thời báo New York cho hay, các bị cáo, 28 người Triều Tiên và 5 người Trung Quốc, bị cáo buộc sử dụng một mạng lưới với hơn 200 công ty vỏ bọc để rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng quốc tế.

SoftBank rót vốn 500 triệu USD cho Didi

Theo Reuters, Didi Chuxing có trụ sở ở Trung Quốc, cho biết vào hôm 29/5, họ đã hoàn thành vòng gọi vốn hơn 500 triệu USD cho công ty con xe tự lái, dẫn đầu là quỹ Vision Fund 2 của SoftBank Group.
Người khổng lồ dịch vụ vận chuyển bằng taxi thông thường và xe hơi (ridehailing) cho biết trong một tuyên bố, vòng gây quỹ đã đánh dấu lần đầu tiên doanh nghiệp xe tự lái Didi đã mang lại nguồn vốn từ bên ngoài trở về khi nó trở thành một đơn vị độc lập vào năm ngoái và cũng là vòng gây quỹ lớn nhất trong lĩnh vực xe tự lái ở Trung Quốc.

Nguy cơ cao chưa từng thấy việc đối đầu trực diện Mỹ – Trung ở Biển Đông

image.jpeg

Máy bay F-35B hạ cánh trên tàu USS America (LHA 6) ở Biển Đông
Trong khi Trung Quốc và Hoa Kỳ khẩu chiến với nhau về mọi thứ, từ thương mại, tới Covid-19, rồi tới Hồng Kông, thì hai cường quốc này lại có nguy cơ cao cả trong việc đụng độ trực diện. Không phải ở nơi nào khác mà chính là ở Biển Đông, nơi các tàu và máy bay chiến đấu của họ đối đầu nhau với tần suất cao, theo Bloomberg ngày 28/5.
Một cuộc xung đột quân sự có lẽ sẽ tàn phá cả hai. Không có dấu hiệu cho thấy một trong hai bên thực sự muốn tiến tới xung đột. Tuy nhiên, trong thời điểm căng thẳng tăng cao, những tính toán sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được.
Chỉ trong bốn tháng đầu năm, Hải quân Lục chiến Hoa Kỳ đã tiến hành bốn hoạt động tự do hàng hải – được gọi là FONOPS – ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền bởi các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Malaysia. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã tiến hành tám hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Đồng thời, sau khi Trung Quốc vượt qua sự bùng nổ tồi tệ nhất của viruss corona, hải quân của nó đã rời khỏi cảng Hải Nam và nối lại các cuộc tập trận trong khu vực.
Đây là một trò chơi mèo vờn chuột giữa quân đội của hai quốc gia vốn chưa có lịch sử chạm chán nhau. Tập Cận Bình đang tìm mọi cách khuấy động chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước nhằm đánh lạc hướng chú ý khỏi nền kinh tế bị tổn thương, một tâm thế không phù hợp cho chính sách ngoại giao mềm mỏng cần thiết để xoa dịu các xung đột trên biển. Tập đã lợi dụng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) để một lần nữa tuyên bố quân đội PLA tăng cường chuẩn bị chiến tranh.
Collin Koh Swee Lean, một nhà nghiên cứu tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) của Singapore cho biết:
“Trong khi xung đột vũ trang tiềm năng giữa Trung Quốc và Mỹ về mặt lý thuyết là một khả năng xa vời, chúng ta thấy các khí tài quân sự của họ hoạt động đều đặn hơn và với cường độ lớn hơn trong cùng một khu vực hàng hải. Sự tương tác giữa các khí tài đối thủ trong khu vực sẽ tạo ra khả năng tính toán và đánh giá sai, dẫn đến việc vũ lực có thể được sử dụng một cách vô tình hoặc do khinh suất, do đó nó có khả năng gây ra chạm chán và có thể dẫn đến leo thang. Đây là một rủi ro chúng ta không thể lường trước”.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã vờn nhau ở Biển Đông trong nhiều năm. Mặc dù Hoa Kỳ không phải là một quốc gia có yêu sách lãnh thổ, nhưng vùng biển này là con đường chính cho vận chuyển và thương mại toàn cầu, trữ lượng hải sản và tiềm năng mỏ nhiên liệu lớn. Hoa Kỳ đã hỗ trợ một số quốc gia nhỏ hơn chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, bao gồm cả động thái xây dựng phi đạo và phần cứng chiến lược trên các bãi đá và các rạn san hô thấp. Bắc Kinh trong thời gian gần đây cũng đã triển khai vũ trang hóa các tàu hải cảnh thành một tàu hải quân tiêu chuẩn để hộ tống các đội tàu đánh cá của nó.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã phát biểu vào tháng 12/2019 về ý định ưu tiên triển khai lực lượng của Hoa Kỳ đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ các khu vực khác trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng với Trung Quốc. Covid-19 đã khiến các cuộc tập trận giảm quy mô hoặc bị hủy bỏ, hàng không mẫu hạm U.S.S. Theodore Roosevelt phải tạm dừng hoạt động ở đảo Guam sau khi hàng trăm thành viên phi hành đoàn xét nghiệm dương tính với Covid-19 (hiện đã quay trở lại hoạt động). Tuy nhiên, vẫn còn các điểm đáng lo ngại.
Phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á, Reed Werner, tuần trước đã cảnh báo về một “xu hướng rất đáng lo ngại” trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, cáo buộc Trung Quốc đã “quấy rối” tàu khu trục lớp Arleigh Burke U.S.S. Mustin trong khi nó tuần tra trên Biển Đông. Ông cũng trích dẫn ít nhất chín trường hợp máy bay chiến đấu Trung Quốc làm điều tương tự với máy bay trinh sát của Hoa Kỳ.
Trong nỗ lực tăng cường năng lực trên không phận thuộc vùng biển tranh chấp, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố sẽ chính thức thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không sau nhiều năm cố gắng – chủ yếu là không thành công – để buộc các máy bay từ các quốc gia khác bay vào khu vực phải thay đổi hành trình của họ. Tuy nhiên, không rõ điều này thực sự có thể xảy ra hay không.
Hải quân Lục chiến Hoa Kỳ gần đây cũng đã dính líu vào một cuộc đối đầu với các tàu Trung Quốc, sau khi hai lần gửi tàu chiến tham gia các hoạt động hiện diện ngoài khơi Malaysia, nơi các tàu Trung Quốc đang theo dõi một tàu khoan hợp đồng của Malaysia đang thăm dò hai khu vực năng lượng có khả năng sinh lợi [thuộc khu vực đặc quyền kinh tế EEZ của Malaysia] mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền. Phó đô đốc hạm đội 7 Bill Merz cho biết trong một tuyên bố hồi giữa tháng 5 rằng Hoa Kỳ đã làm vậy để hỗ trợ các đồng minh và đối tác của họ theo đuổi hợp pháp các lợi ích kinh tế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tại thời điểm đó tàu khảo sát của họ là đang “thực hiện các hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” và gọi tình huống đó là “cơ bản ổn định”. Vào Chủ nhật, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lớn tiếng cáo buộc “các quốc gia không thuộc khu vực đã uốn cong cơ bắp [dọa dẫm vũ lực]” trong một nỗ lực nhằm gây bất hòa giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.
Các chuyên gia an ninh quen thuộc với quan điểm của chính phủ Malaysia, cho biết các quan chức ở Kuala Lumpur bày tỏ lo ngại với Hoa Kỳ rằng sự hiện diện của họ sẽ chỉ khiến vấn đề leo thang. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Malaysia từ chối bình luận. Ông Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Năng lượng Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết: “Hoa Kỳ đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng”.
Không quân Hoa Kỳ đã gửi hai chiếc B-1B Lancers trên một chuyến bay khứ hồi hơn 30 giờ từ Nam Dakota để tiến hành các hoạt động trên Biển Đông vào ngày 29/4, thậm chí ngay cả khi báo cáo chấm dứt hoạt động lâu dài về việc duy trì sự hiện diện của máy bay ném bom liên tục ở đảo Guam. Trong một tuyên bố gửi qua email, Không quân cho biết họ đã chuyển đổi thành một phương pháp cho phép máy bay ném bom cất cánh từ một loạt các địa điểm ở nước ngoài, khiến chúng hoạt động không thể đoán trước được.
“Tôi nghĩ rằng một phần của sự gia tăng trong các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ là để đảm bảo rằng Trung Quốc không tính toán sai lầm và nghĩ rằng Hoa Kỳ đang không sẵn sàng vì thực tế là tàu khu trục Theodore Roosevelt đã ngừng hoạt động ở đảo Guam”, ông Glaser nói. “Nhưng tôi cũng nghĩ rằng đó là để đáp trả sự ‘tăng nhiệt’ của Trung Quốc”.
Có nhiều cơ chế để tránh sự nhầm lẫn giữa Hải quân Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc, Hoa Kỳ và 19 quốc gia khác đã tham gia Quy tắc hành xử đối với các cuộc gặp gỡ ngoài dự kiến trên biển (CUES) với một giao thức chuẩn cho quy trình an toàn. Các quan chức Hải quân Hoa Kỳ đã nói rằng họ đã liên lạc chặt chẽ hơn với PLA, và CUES đang hoạt động.
Tuy nhiên, nó không bao gồm các lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc dân quân đánh cá, vốn đang được Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều để khẳng định yêu sách của nó đối với hơn 80% Biển Đông.
“Vấn đề ở đây là các sự cố mà chúng ta quan sát được trong khu vực không phải là ‘ngoài dự kiến’ — trước những cuộc chạm trán gần đây, các lực lượng hải quân đối thủ trên biển đã biết mặt nhau và họ đang ngầm theo dõi và giám sát lẫn nhau, ở tầm nhìn trực quan”, Koh từ RSIS ở Singapore cho biết.
Trước đây đã có những tình huống căng thẳng. Năm 2001, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã va chạm với một máy bay do thám của Hoa Kỳ trên không phận quốc tế, buộc máy bay Hoa Kỳ phải hạ cánh khẩn cấp ở Trung Quốc và máy bay phản lực Trung Quốc bị rơi. Năm 2016, một tàu hải quân Trung Quốc đã bắt giữ một máy bay không người lái nghiên cứu dưới nước của Hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển quốc tế, khiến Tổng thống Trump buộc tội Trung Quốc đánh cắp. Sau đó nó đã được trả lại.
Gần đây nhất, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng hải quân của họ đã theo dõi và trục xuất một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ vào ngày 28/4, nói rằng họ đã vi phạm lãnh thổ Trung Quốc. Theo quan điểm của Tập, Trung Quốc đang tái tập trung lại quân đội từ các quân đoàn trên bộ, trên không và trên biển. Quân đội Trung Quốc đã đưa vào hoạt động hơn hai chục tàu mới trong năm 2016 và 2017, và cho biết vào tháng 10 năm ngoái, việc phát triển một tàu sân bay tự chế thứ hai, sau khi hạ thủy tàu sân bay đầu tiên vào năm 2017.
Chỉ trong 15 năm, Trung Quốc đã tăng gấp đôi nguồn cung các bệ phóng và chế tạo tên lửa với các đầu đạn mở rộng tầm vươn thông thường để bao phủ hầu hết các căn cứ Tây Thái Bình Dương của Mỹ.
“Tôi lo lắng về tình trạng này”, ông Zheng Yongnian, giám đốc Viện Đông Á tại Đại học Quốc gia Singapore, nói. “Hiện tại mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đang rơi tự do, được thúc đẩy bởi những lãnh đạo cứng rắn từ cả hai phía. Không còn nghi ngờ gì nữa, Chiến tranh Lạnh mới giữa hai nước đang leo thang, và bây giờ mọi người bắt đầu lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh nóng, một cuộc chiến khu vực”.
“Thậm chí còn có thể tệ hơn, không có lực lượng nào để hạ nhiệt họ”, ông nói. “Các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á quá nhỏ so với hai cường quốc”.
Những căng thẳng được làm mới này khiến các quốc gia Đông Nam Á nhỏ hơn rơi vào tình thế khó khăn. Singapore, trong khi không phải là một bên yêu sách Biển Đông, từ lâu đã cảnh báo chống lại việc các nước buộc phải chọn một phe.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với Quốc hội Việt Nam vào ngày 20/5, tình hình ở Biển Đông “đang trở nên phức tạp”. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin trong tháng này, Bắc Kinh sẽ “thực thi nghiêm khắc” lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm bắt đầu từ ngày 1/5. Việt Nam đã tuyên bố từ chối quyết định đơn phương này. Trong khi đó, Philippines đã đệ trình phản đối ngoại giao chống lại việc Trung Quốc thành lập hai quận mới trong nỗ lực quản lý các hòn đảo trong vùng biển, đặc phái viên hàng đầu của nước này cho biết.
“Đông Nam Á thấy mình ngày càng bị đóng băng trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”, Paul Chambers, cố vấn đặc biệt về các vấn đề quốc tế tại Đại học Naresuan, Trung tâm nghiên cứu cộng đồng Asean ở Thái Lan cho biết. “Phần nổi của tảng băng chính là Biển Đông”.

Trung Quốc thao túng Tổ chức Y tế Thế giới như thế nào?

image.jpeg

Dịch viêm phổi Vũ Hán Covid-19 đã phơi bày mối quan hệ đáng ngờ giữa Bắc Kinh và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu kiểm soát cơ quan này từ hơn 10 năm trước. Chỉ đến khi Covid-19 bùng phát, sự thao túng này mới bộc lộ rõ những nguy hại của nó đối với toàn thế giới.
Đến tận giữa tháng 1, WHO vẫn lặp lại lời nói dối của Bắc Kinh rằng virus corona không lây từ người sang người và không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng.
Trong thời gian WHO trì hoãn cảnh báo các nước về mối nguy hiểm của Covid-19, Bắc Kinh đã thu gom hàng tấn vật tư y tế từ thế giới, và để mặc cho virus Vũ Hán lây lan tới hơn 200 quốc gia.
Trung Quốc tích trữ khẩu trang như thế nào?
Vào ngày 12/5, tờ Newsweek trích báo cáo của CIA kết luận rằng vào tháng 1, Trung Quốc đã thuyết phục WHO trì hoãn việc cảnh báo về COVID-19 để Bắc Kinh có thời gian thu gom vật tư y tế trên toàn thế giới. Trước khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 30/1, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn hai tỷ khẩu trang, từ ngày 24 đến 29/1.
Con số này do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cung cấp. Sự chậm trễ của WHO đã cho phép chính quyền Trung Quốc có thể kiểm soát thị trường khẩu trang quốc tế, tự định giá, và thực hiện “chính sách ngoại giao khẩu trang”.
Nhưng tại sao WHO lại quỵ lụy trước Bắc Kinh đến vậy? Trong khi thế giới đang hướng sự chú ý vào tổng giám đốc hiện tại của WHO, cựu Bộ trưởng Ngoại giao người Ethiopia, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhưng trên thực tế, theo trang Bitter Winter, Trung Quốc đã bắt đầu kiểm soát tổ chức này ít nhất từ 10 năm, trước khi Tedros trở thành người đứng đầu WHO vào năm 2017.

SARS, thu hoạch nội tạng và Tổng giám đốc WHO Trung Quốc

Vào năm 2002, dịch SARS đã tấn công thế giới. ĐCSTQ đã bị buộc tội bưng bít thông tin, trì hoãn công tác ứng phó của thế giới đối với loại virus chết người. Lý do là vì Bắc Kinh không muốn thừa nhận virus SARS có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Năm 2006, truyền thông quốc tế đăng tải thông tin chính quyền Trung Quốc đang thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas đã thành lập ủy ban đầu tiên điều tra vấn đề này. Trung Quốc lập tức trở nên tai tiếng khi đối mặt với hai cáo buộc liên quan đến hệ thống y tế của nước này: một là khiến thế giới gặp nguy hiểm khi bưng bít thông tin về dịch SARS, hai là thúc đẩy ngành cấy ghép bằng cách thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm. Trong cả hai vấn đề này, vai trò của WHO là rất quan trọng và có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc rơi vào bế tắc.
Tuy nhiên, trang Bitter Winter cho biết, Trung Quốc đã kịp thời tập hợp một liên minh các quốc gia để bầu một quan chức Trung Quốc là bà Trần Phùng Phú Trân (Margaret Chan), làm Tổng giám đốc của WHO vào năm 2007. Bà tái đắc cử vị trí này vào năm 2012 cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai. Bà đã ngăn cản một cách thành công bất kỳ nỗ lực nào yêu cầu WHO điều tra vấn đề thu hoạch nội tạng, cũng như trách nhiệm của Trung Quốc trong đại dịch SARS.

Mối quan hệ giữa bà Trần và Đài Loan

Năm 2016, bà Thái Anh Văn, người có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh, được bầu làm Tổng thống Đài Loan. Ngay sau đó, bà Trần đã loại Đài Loan khỏi vị trí quan sát viên trong Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO.
Trong những năm trước, bà Trần và Trung Quốc cũng đã thao túng để loại trừ Đài Loan khỏi các cuộc họp của WHA.

Đến thời Tedros Adhanom Ghebreyesus

Năm 2017, với sự chống lưng của Bắc Kinh, Tedros được bầu làm Tổng giám đốc WHO. Ông Tedros là Tổng giám đốc WHO đầu tiên không phải là bác sĩ y khoa.
Tedros thể hiện ngay bản chất của mình bằng cách phong cho nhà độc tài Zimbabwe, Robert Mugabe làm Đại sứ thiện chí của WHO hồi tháng 10/2017. Zimbabwe là một trong những quốc gia trên thế giới có mối quan hệ gần gũi nhất với Trung Quốc, nhưng nhiều người coi Mugabe là một tên tội phạm phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Trước sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế, cuối cùng Tedros đã buộc phải rút lại quyết định gây tranh cãi của mình.
Tedros còn liên tục dành những lời khen khó hiểu cho Trung Quốc và Tập Cận Bình. Vào ngày 28/1/2020, Tedros đã có cuộc gặp với Tập và ca ngợi Bắc Kinh chống dịch “hiệu quả”, “nhanh chóng” và có “sự minh bạch”.

Virus, WHO và Trung Quốc

Bitter Winter bình luận, thái độ ủng hộ Trung Quốc của WHO có thể đã gây bất bình nhưng không gây nguy hiểm ngay lập tức, cho đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Lập trường của WHO đối với Đài Loan đã trở thành vấn đề đáng chú ý. Vào ngày 31/12, Đài Loan đã gửi email thông báo với WHO rằng chứng viêm phổi lạ ở Vũ Hán khả năng là do một loại virus giống như SARS gây ra. Giới chức Đài Loan đã hành động ngay lập tức trước thông tin có được. Vào buổi tối ngày 31/12, họ bắt đầu kiểm tra sức khỏe của các du khách đến từ Vũ Hán. Đây là một trong những nguyên nhân giúp Đài Loan khống chế dịch thành công.
Tuy nhiên, WHO đã bỏ qua cảnh báo trên từ Đài Loan, chỉ vì lý do là thông tin này đến từ … Đài Loan. Sau đó, WHO lại tuyên bố rằng cũng vào ngày 31/12/2019, Trung Quốc đã thông báo cho WHO về bệnh viêm phổi lạ xuất hiện tại Vũ Hán nhưng không nguy hiểm, không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy tình trạng lây lan giữa người và người. Có lẽ, email của phía Trung Quốc đã đến sau Đài Loan, nhưng điều căn bản là Trung Quốc coi dịch viêm phổi Vũ Hán chỉ là vấn đề nhỏ.
Vào tháng 1/2020, Tedros liên tục phản đối đề xuất tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Vào ngày 22/1, ông vẫn khăng khăng rằng điều này không có sai sót vì đây là vấn đề khẩn cấp ở Trung Quốc chứ không phải quốc tế, mặc dù dịch bệnh này có thể bùng phát trên toàn cầu trong tương lai. Mãi đến ngày 30/1, Tổng giám đốc WHO mới tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ông Tedros nói rõ rằng: “WHO không có ý định thách thức Trung Quốc khi ban hành tuyên bố này. Ngược lại, WHO hoàn toàn tin tưởng Trung Quốc có thể ngăn chặn dịch bệnh”.
Quay trở lại với vấn đề Đài Loan. Bỏ qua các tuyên truyền từ WHO và Bắc Kinh, Đài Loan sớm đã có biện pháp ứng phó với dịch bệnh. Do đó, số ca nhiễm và tử vong vì viêm phổi Vũ Hán ở nơi đây nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc, dù hòn đảo nằm ngay sát nơi khởi phát đại dịch. Đài Loan được công nhận là một mẫu hình chống dịch thành công trên thế giới. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của hòn đảo và sự kêu gọi của các quốc gia trên thế giới, WHO đã không cho phép Đài Loan tham dự cuộc họp của WHA diễn ra vào ngày 18-19/5 vừa qua.
Đáp lại sự ủng hộ của WHO, Bắc Kinh cũng dành lời khen cho Tedros. Tờ Breitbart cho biết, hôm 24/5, ông Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã tuyên bố rằng vị quan chức người Ethiopia đã “hoàn thành tốt công việc” của mình và các quốc gia sẽ hỗ trợ ông Tedros cũng như WHO trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế, Tedros cũng như WHO đang phải hứng chỉ trích trên khắp thế giới vì những cách xử lý sai lầm trong dịch Covid-19, cũng như việc nghe theo tuyên bố của chính quyền Trung Quốc. Hơn 1 triệu cư dân mạng đã ký tên vào bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu Tedros từ chức, dù vậy ông này chưa có dấu hiệu muốn rời ghế.
Mới đây, viện nghiên cứu Civitas của Anh công bố một báo cáo với tiêu đề: “Year of the Bat: Globalisation, China and the Coronavirus” (Tạm dịch: Năm của Dơi: Toàn cầu hóa, Trung Quốc và virus corona). Báo cáo lập luận rằng khi virus bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc đã cố gắng bưng bít tình hình và không làm tròn trách nhiệm để ngăn dịch bệnh lan ra toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như WHO, thiếu trách nhiệm và không điều tra kỹ lưỡng, đã bị thao túng bởi các quốc gia độc tài. “Chịu ơn Bắc Kinh, WHO đã đồng lõa không đưa ra cảnh báo đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của đại dịch”, báo cáo của Civitas có viết.
Các chuyên gia của Civitas kết luận: “Trung Quốc và WHO cần phải bị điều tra về cách ứng phó với dịch Covid-19, đặc biệt ở giai đoạn đầu” và “WHO cần phải chuộc lỗi bằng cách điều tra về nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc và tuyên bố rõ ràng rằng những vi phạm nhân quyền như vậy không thể được dung thứ”.
Nhật báo Le Monde của Pháp lập luận, bằng mọi biện pháp, “Trung Quốc đã thiết lập giọng điệu và các mốc thời gian” trong phản ứng của WHO với dịch bệnh. Thật tệ khi WHO đóng vai trò là cơ quan ngôn luận cho một chế độ toàn trị. Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu như vậy, sự đồng lõa của WHO với ĐCSTQ đã gây ra cái chết của rất nhiều người trên thế giới. Đối với cộng đồng quốc tế, việc xem xét vai trò của WHO và các mối quan hệ của tổ chức này với Bắc Kinh là điều không nên trì hoãn thêm nữa, tờ Bitter Winter kết luận.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét