Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI CHIỀU 2/5 - HoaTuDo

Điểm tin thế giới chiều 2/5: WHO cảnh báo làn sóng bùng phát dịch Covid-19 kế tiếp
Tiến sỹ Michael Ryan, chuyên gia về các vấn đề khẩn cấp hàng đầu của WHO tại buổi họp báo 1/5 của WHO  WHO cảnh báo làn sóng bùng phát dịch Covid-19 kế tiếp Một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Năm (30/4) rằng người dân các quốc gia trên thế giới phải chuẩn bị cho một làn sóng bùng phát dịch Covid-19 thứ hai hoặc thứ ba, cho đến khi có vắc-xin, theo The Epoch Times hôm qua (1/5). Tiến sĩ Hans Kluge, người đứng đầu WHO châu Âu, cho biết trong một tuyên bố ngày 30/4 tại Copenhagen, Đan Mạch, rằng châu Âu “phần lớn vẫn còn nằm trong sự kìm kẹp” của đại dịch, bất chấp các dấu hiệu tích cực cho thấy khu vực này đã vượt qua đỉnh dịch. Ông Kluge kêu gọi các nước tăng cường và kéo dài các chiến lược nhằm hạn chế sự lây lan của virus, đồng thời khẳng định “Covid-19 sẽ không biến mất trong tương lai gần”.<!>

Tái dương tính nhiều khả năng không phải là tái nhiễm

Hơn 260 bệnh nhân Covid-19 ở Hàn Quốc đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới sau khi đã hồi phục, làm dấy lên lo ngại  virus này có khả năng “kích hoạt lại” hoặc lây nhiễm cho mọi người nhiều lần. Nhưng các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hiện nay cho biết điều này không nhiều khả năng, theo Live Science.
Theo họ, phương pháp sử dụng để phát hiện Covid-19, được gọi là phản ứng chuỗi polymerase (PCR), không thể phân biệt được giữa vật liệu di truyền (RNA hoặc DNA) của virus gây lây nhiễm với các mảnh của virus “đã chết” vẫn còn sót lại trong cơ thể người bệnh một thời gian dài sau khi hồi phục, Tiến sĩ Oh Myoung-don, bác sĩ Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (30/4), theo The Korea Herald.
Các xét nghiệm này “rất đơn giản”, theo Carol Shoshkes Reiss, giáo sư khoa học sinh học và thần kinh tại Đại học New York. “Mặc dù một người có thể đã phục hồi và không còn nhiễm bệnh, nhưng họ vẫn có thể mang trong người những đoạn nhỏ virus RNA [không hoạt động] vốn sẽ cho kết quả dương tính trong các xét nghiệm”.

Tín nhiệm Tổng thống Trump ở mức cao kỷ lục

Mức xếp hạng tín nhiệm của Tổng thống Trump đã trở lại mức cao nhất, nhờ sự ủng hộ chưa từng có của khối cử tri độc lập, nhóm người mà ông cần để tái đắc cử nhưng cho đến nay vẫn gặp khó khăn để thuyết phục, theo Washington Examiner.
Cuộc khảo sát mới nhất của Gallup cho thấy 49% người trưởng thành tán đồng với cách điều hành đất nước của ông Trump, tăng từ 43% vào hai tuần trước đó. Ông Trump chưa bao giờ vượt mốc 49% trong cuộc khảo sát của Gallup.
Kết quả này xuất hiện bất chấp những cơn bão chỉ trích của giới truyền thông về cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và kế hoạch sớm mở cửa nền kinh tế của ông.

Trung Quốc lại cấm đánh bắt cá thường niên ở Biển Đông, điều hải cảnh giám sát

Tân Hoa xã tối 1/5 đưa tin chính phủ Trung Quốc vừa áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông, bắt đầu từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8, với sự giám sát của lực lượng hải cảnh và kiểm ngư nước này.
Phạm vi cấm đánh bắt sẽ trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ bắc, bao gồm một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, theo báo Thanh Niên.
Tân Hoa xã dẫn thông báo từ lực lượng hải cảnh Trung Quốc cho biết, 50.000 tàu cá nước này sẽ dừng hoạt động đánh bắt trong thời gian 3 tháng rưỡi và lệnh cấm thực thi sẽ được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo quy định và luật pháp liên quan được Trung Quốc đề ra.
Biểu tình dân chủ trở lại Hồng Kông vào Ngày Quốc tế Lao động 
Hồng Kông đã đối mặt với sự trỗi dậy các cuộc biểu tình dân chủ sau khi tình hình Covid-19 được cải thiện, theo South China Morning Post.
Người biểu tình đã tập trung tại khu ra vào trung tâm thương mại New Town Plaza ở đường Sha Tin vào khoảng 7 giờ tối thứ Sáu (1/5), và hát vang bài “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng”, quốc ca của phong trào biểu tình dân chủ.
Cảnh sát đã phong tỏa khu vực, xịt hơi cay, viện dẫn luật cấm tụ tập đông người để phòng dịch mới được ban hành. Người biểu tình hô vang “Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta” khi họ rút lui.

66% người Mỹ được khảo sát có thái độ ‘thù địch’ với Trung Quốc

alt
Một cuộc thăm dò trên toàn Hoa Kỳ được công bố hôm 21/4 cho biết, người Mỹ ngày càng có thái độ “thù địch” với Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu.
Theo AP, cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 3 bởi Trung tâm nghiên cứu Pew, cho thấy 2/3 trong số những người được khảo sát, tương đương 66%, có cái nhìn không thiện chí về Trung Quốc. Con số này tăng hơn so với 47% người Mỹ có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc trong khảo sát cách đây 2 năm. Đây được coi là một con số tồi tệ nhất được ghi nhận về quan điểm của người Mỹ đối với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đã nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới với những kế hoạch chiến lược như “Một vành đai, Một con đường” hay chiêu bài “ngoại giao khẩu trang” trong đại dịch Covid-19.
Cuộc khảo sát được tiến hành trên 1.000 người Mỹ cho thấy, cái nhìn không thiện chí đối với Trung Quốc được đồng thuận ở lưỡng đảng, với 72% số người theo đảng Cộng hoà lo ngại về Trung Quốc và 62% số người theo đảng Dân chủ có tâm lý tương tự.
Ngoài ra, cuộc thăm dò cho thấy khoảng 90% những người được khảo sát coi sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc là mối đe dọa; 91% tin rằng thế giới tốt hơn với sự lãnh đạo của Mỹ thay vì Trung Quốc.
Theo các khảo sát trước đó của Pew, người dân Mỹ đã có xu hướng nhìn Trung Quốc không mấy thiện cảm kể từ năm 2013. Nhưng tâm lý này tăng mạnh trong hai năm qua khi chính quyền của Tổng thống Trump thương chiến với Trung Quốc và gần đây nhất là sự lây lan của đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong hai năm đó, số lượng người Mỹ rất thiếu thiện cảm với Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi, từ 15% lên 33%.
Trước đó, vào hôm 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông có thể yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại vì dịch Covid-19.
“Chúng tôi không hài lòng với Trung Quốc”, ông Trump phát biểu trong buổi họp báo hôm 27/4 tại Nhà Trắng. “Chúng tôi không hài lòng với tình hình chung bởi chúng tôi tin rằng nó (Covid-19) đáng lẽ đã có thể ngăn chặn ngay tại nơi khởi phát”.
Tổng thống Trump phát biểu thêm: “Có rất nhiều cách để buộc họ phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi đang điều tra rất nghiêm túc”.
Trong cuộc họp báo, một phóng viên đã đề cập đến việc một tờ báo của Đức gần đây yêu cầu Trung Quốc bồi thường 149 tỷ Euro cho nước này vì những thiệt hại kinh tế mà Covid-19 gây ra và hỏi Mỹ có hành động tương tự hay không. Tổng thống Trump trả lời: “Chúng tôi có thể làm những thứ dễ dàng hơn nhiều. Đức đang xem xét, chúng tôi cũng đang xem xét. Chúng tôi bàn đến khoản tiền (bồi thường) lớn hơn nhiều khoản tiền mà Đức đang cân nhắc. Chúng tôi vẫn chưa quyết định bao nhiêu, nhưng sẽ là rất lớn”.
Ông chủ Nhà Trắng nói thêm: “Đây là thiệt hại với cả thế giới. Đây là thiệt hại với Mỹ, nhưng cũng là thiệt hại với cả thế giới”.
Covid-19 khởi phát ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, đến nay dịch bệnh đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện Mỹ là ổ dịch lớn nhất thế giới nhưng các quan chức Mỹ nghi ngờ số liệu mà giới chức Trung Quốc công bố.
Hàng ngàn người Mỹ và nhiều doanh nghiệp đã nộp đơn kiện lên tòa án liên bang Mỹ yêu cầu buộc tội chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh, bưng bít thông tin, khiến virus Vũ Hán lan ra toàn cầu và gây thiệt hại nặng nề cho nhiều nước.
Tại châu Âu, một báo cáo của tổ chức Henry Jackson Society – một cơ quan nghiên cứu của Anh Quốc – lập luận rằng các quốc gia G7 có thể khởi kiện Trung Quốc và yêu cầu bồi thường hàng ngàn tỷ USD. Báo cáo còn tuyên bố nước Úc có thể đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại hơn 58 tỷ USD.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét