Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Đập Tam Hiệp: Vì sao nhiều nguy hiểm nhưng vẫn xây? Nguyễn Sơn

image.png
Trong vòng mấy chục năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều chạy theo thành tích, vì mục tiêu chính trị mà làm ra vô số chuyện phản lại quy luật tự nhiên, cuối cùng người gặp tai ương lại là người dân Trung Quốc. Việc “triển khai” công trình Tam Hiệp chính là buổi biểu diễn “quyết sách khoa học” thể hiện chính trị cao hơn tất cả do ĐCSTQ đạo diễn.Tham vọng công trình vĩ đại xuyên thế kỷ - Năm 1986, ĐCSTQ quyết định tiến hành “biện luận” về công trình Tam Hiệp và hy vọng thông qua công trình vĩ đại xuyên thế kỷ này “thể hiện một cách toàn diện thành tựu của cuộc cải cách mở cửa”. Đồng thời ĐCSTQ muốn triển hiện năng lực điều khiển tự nhiên, nhằm giải thích cho tính hợp pháp cầm quyền của mình. Vì vậy giáo sư Hoàng Vạn Lý, chuyên gia thủy lợi nổi tiếng, người phản đối triển khai công trình, đã bị người ta cố tình không mời tham gia buổi “biện luận” cho công trình.
<!> Hoàng Vạn Lý đã vài lần viết thư cho lãnh đạo, thống thiết nói rằng công trình Tam Hiệp sẽ vô cùng nguy hại. Ông còn chỉ ra, báo cáo biện luận được công bố có vô vàn lỗ hổng, nên kịp thời dừng cương trước vực thẳm, mà thẩm tra lại từ đầu.
ĐCSTQ đã không hề có bất kỳ hồi đáp. Thậm chí, khi việc “biện luận” cho tính khả thi của công trình Tam Hiệp sắp kết thúc, có những nhân sỹ phản đối công trình Tam Hiệp đã bị bắt vào tù, những phe phái phản đối khác cũng vì thế mà bị đàn áp.
Đập Tam Hiệp được xây dựng vào thời ông Lý Bằng và Giang Trạch Dân. Họ được xem là nhân vật quyết định quan trọng trong xây dựng dự án này.
Đập Tam Hiệp đến nay là dự án xây dựng có quy mô lớn nhất của Trung Quốc, chính thức khởi công vào ngày 14/12/1994. Đến năm 2006 đập Tam Hiệp xây dựng hoàn tất, tổng chiều dài công trình là 2309 mét, độ cao 185 mét.
Con đập thủy điện Tam Hiệp nằm ở Hồ Bắc, Trung Quốc và cũng là đập thủy điện lớn nhất thế giới về sản lượng điện.
Con đập thủy điện Tam Hiệp nằm ở Hồ Bắc, Trung Quốc và cũng là đập thủy điện lớn nhất thế giới về sản lượng điện

Đổi trắng thay đen kết quả nghiên cứu khoa học

Kết luận của báo cáo của tổ biện luận môi trường sinh thái vào thập kỷ 80 là: Ảnh hưởng của công trình Tam Hiệp tới môi trường sinh thái là “Hại nhiều hơn lợi”. Ngoài ra Ủy ban Khoa học Môi trường Viện khoa học Trung Quốc, văn phòng nhóm lãnh đạo Tam Hiệp thuộc viện khoa học cũng có một nhóm chuyên gia phản đối triển khai công trình Tam Hiệp.
Điều này đương nhiên không phải là chuyện khiến ĐCSTQ vui mừng. Vào ngày 6/7/1990, Chính phủ Trung Quốc triệu tập cuộc họp báo cáo luận chứng về công trình Tam Hiệp. Tại đây, Phan Gia Tranh, người phụ trách kỹ thuật nhóm lãnh đạo luận chứng về tính khả thi của công trình, đã thay đổi kết luận “hại nhiều hơn lợi” của nhóm môi trường sinh thái biện luận về công trình Tam Hiệp. Kết luận trở nên lập lờ nước đôi như sau: “Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của công trình Tam Hiệp sâu rộng và lâu dài”.
Sau đó Ủy ban Thủy lợi Trường Giang đã viện cớ về thiếu sót trong trình tự thủ tục, cụ thể là báo cáo của nhóm biện luận môi trường nguyên sinh thái chưa gửi lại cho Cục Bảo vệ Môi trường Quốc gia phê chuẩn, để phủ định báo cáo này. Chỉ một thời gian ngắn ngủi, sáu tháng sau, trong báo cáo viết lại, kết luận lại thành “lợi nhiều hơn hại”.
Tháng 3/1991, lãnh đạo ĐCSTQ là Giang Trạch Dân ban hành chỉ thị: “Xem ra tuyên truyền về Tam Hiệp có thể dùng cách mưa dầm thấm lâu, tiến hành chút tuyên truyền chính diện rồi, cũng nên bắt đầu chuẩn bị một chút”. Cuối năm 1991 và đầu năm 1992, truyền thông Trung Quốc ồ ạt báo cáo một cách tích cực về công trình Tam Hiệp, còn những lời phản đối lại hoàn toàn bị trấn áp.
Giáo sư Trương Quang Đấu, người hết sức ủng hộ chủ trương triển khai công trình, sau đó phát hiện ra sai sót rằng hồ chống lũ của công trình Tam Hiệp trên thực tế không thể đạt được tiêu chuẩn thiết kế. Ngày 17/5/2000, giáo sư Trương đã dặn đi dặn lại chủ nhiệm văn phòng Ban xây dựng công trình Tam Hiệp: “Chuyện này nhất quyết không thể công khai ra ngoài xã hội.” (theo tạp chí “Thăm dò về Tam Hiệp” - kỳ thứ 27).
Thị trấn Fengjie 2000 năm tuổi bị phá hủy để phục vụ cho dự án đập thủy điện Tam Điệp năm 2002. (Ảnh: Getty)
Thị trấn Fengjie 2000 năm tuổi bị phá hủy để phục vụ cho dự án đập thủy điện Tam Điệp năm 2002.

Phá hoại môi trường vượt xa lợi ích kinh tế

Ngoài ra, các chuyên gia trong nước và hải ngoại đã chỉ ra, mức độ phá hoại môi trường sinh thái công trình Tam Hiệp vượt quá xa so với lợi ích kinh tế của nó. Chỉ riêng tổn thất tạo thành do nước trong hồ nước Tam Hiệp khiến cho dòng nước chậm lại, khả năng tự làm sạch của nước yếu đi, chất lượng nước kém đi, vượt quá so với thu nhập kinh tế mang lại từ phát điện của công trình Tam Hiệp.
Trương Quang Đấu, chủ nhân, người phê duyệt chính về môi trường trong công trình Tam Hiệp sau khi triển khai công trình vào năm 2000 lại phát hiện khu hồ Tam Hiệp bị ô nhiễm gây ra vấn đề rất nghiêm trọng. Ông đã từng kiến nghị bên trên cấp tiền để xử lý vấn đề đó. Ông Trương ước tính phải cần tới 300 tỷ Nhân dân tệ (theo tạp chí “Thăm dò về Tam Hiệp” kỳ thứ 27). Điều cần chú ý là tổng đầu tư của công trình Tam Hiệp là 180 tỷ Nhân dân tệ.
Do công trình nảy sinh quá nhiều vấn đề, dẫn tới sau này ĐCSTQ không còn ai muốn gánh trách nhiệm này. Tháng 5/2006, công trình xuyên thế kỷ này hoàn công, nhưng không một vị lãnh đạo nào của ĐCSTQ tham dự buổi lễ.
Liên quan đến việc nên sửa chữa công trình Tam Hiệp hay không, điều người ta nghe được là tin tức một chiều, ngay cả đề cập tới tin tức trái chiều, thì cũng là sớm có đối sách “ứng phó”. Khi những chuyên gia phía phản đối phản bác và thảo luận chi tiết hơn thì người dân không được biết vì đó là cấm địa.
Hai công nhân dọn rác dọc theo bờ sông Dương Tử gần đập Tam Hiệp ở Nghi Xương, thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vào ngày 1 tháng 8 năm 2010. Các lớp rác trôi nổi trên sông Dương Tử đang đe dọa làm tắc nghẽn đập thủy điện Tam Hiệp khổng lồ của Trung Quốc , phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin vào ngày 2 tháng 8. (China Out / STR / AFP / Getty Images)

Nguy hiểm cho Trùng Khánh

Người có chút kiến thức cũng đều biết, nước muốn lưu động thì phải có độ dốc, giữa đầu và cuối khu vực chứa nước cũng phải có chênh lệch, khu bị ngập sẽ ắt phải là một tuyến dốc.
Nhưng mà “tổ di dân” của công trình Tam Hiệp vì để phục vụ việc giảm chi phí di dân của đương cục, mà đề xuất ra tuyến di dân do ngập nước cho Tam Hiệp lại là bằng phẳng. Tức là nếu như mực nước của đập chứa nước cao tới mức dự định là 175 m, thì phía đầu kia tuyến ngập nước ở Trùng Khánh cũng là 175 m.
Nhưng căn cứ theo độ dốc thuỷ lực 0.7/10000 mà tổ chuyên gia bùn cát của công trình Tam Hiệp tính toán và công bố, thì độ cao mực nước của Trùng Khánh cách đó hơn 600 km sẽ không phải như mức 175 m đang nói đến, mà là 217 m so với mực nước biển, đến lúc ấy chắc phải “chuẩn bị hậu sự” cho Trùng Khánh thôi.
Nếu như muốn giữ Trùng Khánh, thì mực nước không thể trữ đến mức 175 m, vậy hiệu quả phát điện và phòng lũ như lúc ban đầu cũng sẽ giảm đi đáng kể. Nhiều quan chức từ trung ương đến địa phương, và nhiều nhà khoa học như vậy, đều biết rằng nước sẽ từ chỗ cao chảy xuống chỗ thấp thì hậu quả rất nghiêm trọng. Nhưng vì sao họ đều bỏ qua?
Đập Tam Hiệp (Trung Quốc) là đập thuỷ điện được xem là lớn nhất thế giới, với công suất siêu khủng lên tới 22.500 MW. (Getty)

Quá nhiều mâu thuẫn của Tam Hiệp

Còn nữa, giữa mục tiêu và biện pháp thực thi trong công trình Tam Hiệp có rất nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa phòng lũ và phát điện, mâu thuẫn giữa phòng lũ và vận tải, mâu thuẫn giữa phòng lũ và bài nước đục tích nước trong, mâu thuẫn giữa phát điện, phòng lũ, vận tải và di dân v.v.. Đập lớn phòng lũ thì phải duy trì mực nước thấp chuẩn bị tích nước, mực nước giảm xuống thấp lại sẽ phải dẫn đến năng lực phát điện và vận tải xuống thấp.
Ngày 17/5/2000, giáo sư Trương Quang Đẩu, người tư vấn thi công công trình, phát hiện ra sai lầm rằng khả năng phòng lũ của công trình Tam Hiệp không thể đạt được tiêu chuẩn thiết kế. Ông Trương đã kiến nghị với Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Xây dựng phương án giải quyết vấn đề này: lập tức hạ thấp mực nước khống chế lũ xuống 10m.
Nhưng mực nước thấp tất nhiên ảnh hưởng đến vận tải, đồng thời cũng tất yếu ảnh hưởng tới phát điện, vì vậy ông Trương Quang Đẩu chủ trương xây dựng nhà máy nhiệt điện dùng dầu, khí đốt hoặc than để tiến hành điều chỉnh công suất tối đa. Trương nhiều lần cảnh báo: “Nhưng việc này công khai cho xã hội là tuyệt đối không thể.” (theo ‘Thăm dò Tam Hiệp’ – Kỳ thứ 27).
Còn nữa, xử lý việc bùn cát ứ tích như thế nào cũng là một trong những nhân tố trọng yếu quyết định thành bại của vùng trữ nước. Nhưng vùng Tam Hiệp dài 200 km là cảng sa thạch tránh gió tốt nhất, khu dự trữ nước Tam Hiệp định chọn dùng phương thức vận hành theo kiểu “khơi trong gạn đục”.
Có học giả ở nước ngoài dự đoán rằng “gạn đục” chỉ có hiệu quả ở cự ly rất ngắn trước đập lớn. Nhưng chuyên gia thuỷ lợi nổi tiếng ở đại học Thanh Hoa – giáo sư Hoàng Vạn Lý đã nói chắc như đinh đóng cột rằng một cục đá cũng không thể trôi theo dòng nước chảy ra được!
Tường nhà người dân ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc bị nứt năm 2007, do bị rung chấn từ đập Tam Hiệp. (Ảnh: FREDERIC J. BROWN/AFP via Getty Images)
Tường nhà người dân ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc bị nứt năm 2007, do bị những rung chấn từ đập Tam Hiệp. Images)

12 loại hậu quả của đập Tam Hiệp

Năm 1957, giáo sư Hoàng bởi vì phản đối việc xây dựng đập lớn Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng Hà, đã bị Mao Trạch Đông đích thân “sờ gáy”, bị coi là cánh hữu. Sau nhiều năm, sự thất bại của đập Tam Môn Hiệp đã chứng minh chủ trương của ông là chính xác.
Vào đầu giai đoạn dự tính thi công đập, ông Hoàng Vạn Lý đã dự đoán 12 loại hậu quả tai hại sẽ xảy ra sau khi hoàn thành đập Tam Hiệp: ảnh hưởng bờ đê vùng hạ du sông Dương Tử; cản trở vận tải đường thủy; vấn đề di dân; vấn đề bùn tích lũy; suy giảm chất lượng nước; không đủ công suất phát điện; thời tiết bất thường; những trận động đất thường xuyên; tình trạng lây lan bệnh sán lá máu; ảnh hưởng xấu cho sinh thái; lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn; cuối cùng là sức ép gây vỡ đập.
Liên quan đến công trình Tam Hiệp, giáo sư Hoàng đã từng viết ba lá thư, trần thuật lý do “công trình Tam Hiệp vĩnh viễn không thể xây”. Ông chỉ muốn xin người lãnh đạo Trung Cộng cho ông thời gian 30 phút, để nói rõ cho họ vấn đề của công trình Tam Hiệp, thuyết phục họ cải biến quyết sách này. Tuy nhiên, ngay cả đến thời gian 30 phút mà ông cũng không có được.
Năm 1991, giáo sư vật lý Trung Quốc Tiền Vĩ Trường (Qian Weichang) đã xuất bản một bài báo cho biết, nguy hại khi đập Tam Hiệp bị vỡ sẽ làm 6 tỉnh vùng hạ du sông Dương Tử bị tràn ngập nước, hàng trăm triệu người sẽ rơi vào đường cùng. Ông cũng cho rằng đập Tam Hiệp sẽ là mục tiêu hàng đầu nếu có kẻ thù bên ngoài tấn công. Với công nghệ tên lửa hiện nay, việc phòng thủ đối với đập Tam Hiệp là điều không thể. Vì vậy ông đề nghị nhất định không được khởi công dự án Tam Hiệp, vì con đập này sẽ trở thành điểm yếu an ninh nguy hiểm.
Cho dù đập thủy điện Tam Hiệp có vô vàn vấn đề, nhưng với tư tưởng "đấu với Trời, đấu với Đất", ĐCSTQ vẫn xây dựng công trình khổng lồ này. Hậu quả là "công trình vĩ đại xuyên thế kỷ" đang trở thành "vấn đề xuyên thế kỷ" và nạn nhân lại là người dân Trung Quốc.
Trong cuộc sống, quy luật to lớn nhất, bền vững nhất chính là luật tự nhiên. “Thuận theo tự nhiên” mới là đạo sinh tồn của nhân loại.
Nguyễn Sơn
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét