Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

“Những mối liên kết mờ ám nguy hiểm” giữa WHO và Trung cộng Hoàng Dương

 
Báo Le Monde phát hành từ đầu giờ chiều hôm qua, trước khi Thủ tướng Pháp công bố kế hoạch hậu phong tỏa 11/05, nên nội dung của báo Le Monde trên nhiều vấn đề dù vẫn xoay quanh Đại dịch Vũ Hán (Covid-19) Về thời sự nước Pháp, Le Monde lưu tâm đến mức tăng kỷ lục của tỷ lệ thất nghiệp, trong khi ứng dụng định vị tracking StopCovid vẫn đang gây nhiều tranh cãi vì liên quan đến các quyền tự do cá nhân, còn Hiệu trưởng các trường học đang chịu nhiều áp lực để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường và bảo đảm an toàn cho cả học sinh, giáo viên và đội ngũ nhân viên.
<!>
Nhìn ra châu Âu, Le Monde nói tới nhịp độ mở cửa trường học ở các nước. Còn về châu Á, Le Monde cho biết tại Nhật Bản, người dân thủ đô Tokyo và các thành phố lớn từng bước tình nguyện phong tỏa. Liên quan đến lãnh vực tài chính tiền tệ, Le Monde có bài nói về “Các ngân hàng trung ương, thành trì cuối cùng của nền kinh tế thế giới” và đặc biệt lưu ý đến vấn đề nợ công: Đối phó với cú sốc dịch bệnh Covid-19, chính quyền các nước buộc phải chi rất nhiều tiền và những khoản chi này sẽ để lại hệ quả đối với chính sách về lâu dài của các quốc gia.

Tuy nhiên, hồ sơ lớn của Le Monde liên quan đến “Tổ chức Y Tế Thế Giới – Trung cộng: Những mối liên kết mờ ám nguy hiểm”. Về các điểm yếu, vết nạn nứt trong nội bộ các định chế quốc tế lớn do đại dịch Covid-19, Le Monde dành số đầu, với hai trang báo, của các bài điều tra (3 số báo) cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Các phóng viên của Le Monde tập trung vào diễn biến giai đoạn từ ngày 31/12/2019, mốc thời gian Trung cộng báo tin cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới là có một nhóm người mắc chứng viêm phổi lạ tại thành phố Vũ Hán, khi đó WHO “vẫn chưa biết” họ sắp phải đối phó với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi được thành lập vào năm 1948. Đây là cuộc khủng hoảng không chỉ về y tế, mà cả về kinh tế, địa lý, chiến lược và vượt quá khả năng giải quyết của định chế y tế của Liên Hiệp Quốc.

Nhưng liệu có đúng Trung cộng là nước đầu tiên báo động WHO về dịch bệnh hay không ?
 Le Monde không tin vào điều này, bởi vì vào tối 30/12/2019, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đài Loan đã biết tình hình ở Vũ Hán và đến trưa thì Đài Loan yêu cầu Trung cộng giải thích, cùng lúc thông báo tin tức cho WHO. Cho đến nay, Tổ Chức Y Tế thế Giới vẫn không công bố thời điểm nhận được 2 email thông báo, từ cơ quan y tế Đài Loan ngày 31/12/2019, nên theo Le Monde, có thể chính Đài Bắc đã báo động Đại dịch.

Le Monde ngược lại dòng thời gian, tường thuật cặn kẽ từng sự kiện, từng quyết định, hành động của WHO có liên quan đến Trung cộng và tổng kết hàng loạt chứng cớ cho thấy WHO ngả về Bắc Kinh, làm theo những gì Trung cộng muốn, tuyên truyền cho Trung cộng, chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định khiến thế giới mất quá nhiều thời gian quý báu để chống dịch lây lan.  Theo nhiều nguồn tin ngoại giao của Le Monde, Trung cộng đã gây nhiều sức ép để Ủy ban khẩn cấp của WHO không ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh trên toàn cầu vào hồi cuối tháng Giêng.

Về việc đặt tên cho dịch bệnh, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng lấy tên “Covid-19”, theo tổng giám đốc WHO, tên gọi này không liên quan đến một địa danh, loài vật hay nhóm dân đặc biệt nào, cho dù Ủy ban quốc tế về phân loại virus, cơ quan chịu trách nhiệm đặt tên các loại virus, đã chọn tên “SARS-CoV-2” để gọi virus corona Vũ Hán lần này. Tuy nhiên, Trung cộng không thích tên gọi này vì nó gợi nhớ đến dịch bệnh SARS cũng xuất phát từ Trung cộng hồi năm 2003.


Tất cả những điều Le Monde nêu lên đều chứng tỏ rằng WHO chịu ảnh hưởng của Trung cộng. Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso thậm chí còn gợi ý gọi định chế y tế của Liên Hiệp Quốc là “Tổ chức Y Tế của Trung cộng”. Le Monde còn nhận định “WHO đang ở tâm điểm các trò chơi ảnh hưởng”. Chính Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tạo cơ hội cho Trung cộng chơi trò “cứu thế giới”.
  
Hoàng Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét