Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI CHIỀU 27/4

Bên trái: Đại sứ Trung Quốc tại Úc (ảnh chụp màn hình abcNews). Bên phải: Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un  Hàn Quốc quả quyết ‘không dấu hiệu bất thường’ về sức khỏe Kim Jong Un Các quan chức Hàn Quốc đang kêu gọi thận trọng khi nhiều báo cáo cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể bị đau ốm hoặc đang cách ly tránh dịch nCoV. Hãng Reuters cho hay, tại một hội thảo kín hôm Chủ nhật (26/4), Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yeon-chul quả quyết chính phủ Hàn Quốc có đủ các năng lực thông tin tình báo để có thể tự tin nói về việc này và không có gì bất thường xảy ra. Bộ trưởng Yeon-chul hoài nghi về những tin tức nói rằng Kim Jong Un trải qua phẫu thuật. Ông cho rằng bệnh viện được đề cập đến không có khả năng thực hiện một ca mổ như vậy.<!>

Đại sứ Trung Quốc tại Úc dọa tẩy chay Úc

Theo AFP ngày 27/4, ông Cheng Jingye, Đại sứ Trung Quốc tại Úc đã dọa Úc rằng, các yêu cầu về một cuộc điều tra sự lây lan virus corona có thể dẫn đến việc người tiêu dùng tẩy chay rượu vang Úc cũng như các chuyến du lịch Úc châu.
Úc đã cùng với Mỹ yêu cầu một cuộc điều tra kỹ lưỡng về cách thức virus đã biến đổi từ một dịch bệnh ở địa phương trở thành một đại dịch khiến hơn 200.000 người mất đi sinh mệnh, buộc hàng tỷ người bị cách ly và làm tổn thương nhiều nền kinh tế toàn cầu.

Hàn Quốc tổ chức kỷ niệm 2 năm Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều

Hàn Quốc đã tổ chức một buổi lễ tái khẳng định cam kết nối lại tuyến đường sắt liên Triều. Sự kiện nhằm đánh dấu 2 năm Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ngày 27/4/2018.
Theo Yonhap, buổi lễ diễn ra hôm thứ Hai (27/4), tại nhà ga Jejin ở cực bắc Hàn Quốc tại bờ biển phía đông.
Hàn Quốc có kế hoạch đầu tư 2,3 tỷ USD để xây dựng tuyến đường dài hơn 110 km từ thành phố ven biển phía đông Gangneung đến thị trấn Jejin, vốn ngừng hoạt động từ năm 1967.
Buổi lễ diễn ra trong bối cảnh ông Kim Jong Un vắng bóng trước công chúng.

Thủ tướng Anh quay trở lại làm việc

Hãng tin Reuters cho hay, vào hôm thứ Hai (27/4), khi quay trở lại làm việc, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cảm ơn người dân nước Anh vì đã tuân thủ lệnh phong tỏa.
Đầu tháng này, ông Boris đã được đưa vào bệnh viện St.Thomas ở trung tâm London sau khi nhiễm virus corona với các triệu chứng ho và sốt kéo dài. Sau vài ngày điều trị ở khu chăm sóc đặc biệt, Thủ tướng Anh đã dần hồi phục sức khoẻ và được xuất viện khi tái xét nghiệm với kết quả âm tính. 
Thủ tướng Boris, 55 tuổi, sẽ giành lại quyền kiểm soát chính phủ.

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada: Dịch bệnh phơi lộ ‘thứ văn hóa hủ bại và tội ác’ của Bắc Kinh

Bộ trưởng Tư pháp Canada: Dịch bệnh phơi lộ ‘thứ văn hóa hủ bại và tội ác’ của Bắc Kinh
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada Irwin Cotler 
Việc “tiếp tục phong tỏa sự thật” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một trong những nguyên nhân gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán mà thế giới hiện đang phải đối mặt. Hành vi này cũng là một phần trong chiến dịch khủng bố người dân mà chính quyền Trung Quốc thực hiện trong nhiều thập kỷ qua, cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada Irwin Cotler nói. 
“Đại dịch này thực sự là hệ quả của các hành vi kiềm tỏa dư luận của ĐCSTQ, từ việc bắt bớ và làm biến mất những người cố gắng nói lên sự thật – bất kể là những bác sĩ hay những người bất đồng chính kiến, bên cạnh một chiến dịch phát tán thông tin sai lệch trên phạm vi toàn cầu và đổ lỗi cho các quốc gia khác cho những gì đang xảy ra”, ông Cotler nêu quan điểm trong một cuộc phỏng vấn.
Đại dịch toàn cầu này là biểu hiện mới nhất của “thứ văn hóa hủ bại và tội ác” về bản chất của ĐCSTQ, ông Cotler nhận xét, viện dẫn các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, như việc mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, cũng như các nhà báo và các nhà hoạt động dân chủ, theo The Epoch Times.
Bắc Kinh đã và đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng gia tăng của cộng đồng quốc tế trong cách thức xử lý dịch bệnh. Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh tính minh bạch và chính xác của số liệu chính thức về số ca nhiễm và tử vong Covid-19 ở đại lục. Một số nước phương Tây, bao gồm Mỹ và Úc, đã yêu cầu mở các cuộc điều tra về nguồn gốc của nCoV và cách thức lây lan của nó.
Nhưng việc COVID-19 có thể bùng lên thành đại dịch cũng có một phần nguyên nhân từ thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm cho các vụ lạm dụng y tế trong nhiều năm, theo David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada, cựu Quốc vụ khanh của Canada phụ trách khu vực châu Á–Thái Bình Dương, nhìn nhận.
“Nếu thế giới nhấn mạnh vào tính minh bạch và trách nhiệm trong việc xử lý vấn nạn lạm dụng cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, và Trung Quốc hứng chịu đủ áp lực quốc tế để buộc phải đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của hệ thống y tế của nó trong việc giải quyết tình trạng lạm dụng ghép tạng ở nước này, thì bây giờ chúng ta đã không có đại dịch Covid-19”, ông Matas nói.
“Hiện tại chúng ta đang phải chịu hậu quả của việc nhắm mắt làm ngơ”, ông Matas, một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về vấn nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, cho biết thêm. Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh (The Epoch Times) là kênh truyền thông đầu tiên đưa tin về vấn nạn mổ cướp tạng các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc vào năm 2006.

Phải chịu trách nhiệm

Mỹ gần đây tuyên bố sẽ dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và mở một cuộc điều tra về tổ chức này, vì cho rằng WHO yếu kém trong phản ứng trước đại dịch và có mối quan hệ mờ ám với Bắc Kinh.
WHO liên tục hạ thấp nguy cơ lây lan của virus Vũ Hán và lặp lại số liệu ca nhiễm và tử vong chính thức do Covid-19 của chính quyền Trung Quốc, ngay cả khi có các bằng chứng về việc giấu dịch của chính quyền này.
 Trong nỗ lực giải quyết đại dịch, thế giới cần dừng việc lấy thông tin từ Bắc Kinh một cách không chất vấn, và phải có biện pháp buộc chính quyền Trung Quốc chịu trách nhiệm cho các hành vi của họ, ông Matas nói.
“Chúng ta phải cảnh giác với hệ thống y tế của chính quyền Trung Quốc, cũng như những thông tin mà họ cung cấp. Chúng ta không thể dựa vào dữ liệu của họ, chúng ta không thể tin tưởng những tuyên bố của họ”, ông Matas nói.
“ĐCSTQ đang viện đến sức ảnh hưởng của mình để tuyên truyền trên toàn cầu, tạo áp lực, và đe dọa các nước khác dựa vào lợi ích kinh tế và đòn bẩy chính trị. Mục đích là để che đậy, phủ nhận, tung hỏa mù và tô vẽ một câu chuyện sai thực tế về dịch bệnh. Tuy nhiên, trên bình diện kinh tế chính trị, rất nhiều nước trên thế giới lại bị Trung Quốc dẫn dắt một cách rất thuận tay”.
Ngày 17/4, chính quyền Trung Quốc đã “bổ sung” thêm 50% số ca tử vong do Covid-19 ở Vũ Hán, viện lý do số bệnh nhân tử vong này bị đếm sót do “nguồn lực y tế bị quá tải”. Tuy nhiên nhiều người vẫn hoài nghi con số mới được cập nhập này của Bắc Kinh còn cách xa sự thật.
Mặc dù một số nước phương Tây đã công khai chỉ trích việc xử lý đại dịch của chính quyền Trung Quốc, nhưng nhiều quan chức Canada cho tới nay vẫn chọn cách im lặng.
Trong một cuộc họp báo ngày 17/4, Thủ tướng Canada Justin Trudeau khi được hỏi ông suy nghĩ thế nào về số ca tử vong mới được cập nhập ở Vũ Hán, và liệu con số đó có phải bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã che giấu quy mô thật sự của dịch. Ông Trudeau đã từ chối trả lời trực tiếp, chỉ nói rằng “đây không phải lúc” bàn về vấn đề xử lý dịch bệnh của “các nước khác”.
Cựu thượng nghị sĩ Consiglio Di Nino cho rằng Canada cần có lập trường cứng rắn hơn đối với thái độ thiếu minh bạch và phát tán thông tin sai lệch về dịch viêm phổi Vũ Hán, đồng thời cần độc lập điều tra số liệu dịch bệnh được chính quyền Trung Quốc công bố.
“ĐCSTQ thậm chí không cho phép thế giới hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra ở đây”, ông Di Nino nói. “Nếu chúng ta đồng lòng như một gia đình, chúng ta có thể giải quyết hầu hết các vấn đề của bản thân … Nhưng Trung Quốc lại không coi chúng ta như các thành viên bình đẳng trong gia đình này”.
Di Nino nói rằng ông hy vọng ủy ban phụ trách quan hệ Canada – Trung Quốc mới thành lập của Nghị viện sẽ điều tra cách thức phản ứng của Bắc Kinh đối với dịch Covid-19 vào thời điểm ban đầu. 
“Tôi nghĩ rằng chính phủ Canada nên toàn diện ủng hộ ủy ban này, hỗ trợ họ, tạo điều kiện cho họ tiến hành các nghiên cứu cần thiết để thu thập các nhân chứng trên phạm vi toàn cầu. Việc này có thể giúp chúng ta có được đánh giá tốt hơn về những gì đang xảy ra”, ông nói.
Ông Cotler cho biết, điều “tối thiểu” mà Canada cần phải làm được là áp dụng Đạo luật Magnitsky để trừng phạt các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền, những người chủ động tham gia chiến dịch giấu dịch và đàn áp những người thổi còi cảnh báo sớm cho công chúng về Covid-19, như bác sĩ Lý Văn Lượng.
“Những cá nhân đó phải chịu trách nhiệm đối với hiện trạng bi thảm do đại dịch toàn cầu hiện nay”, ông Cotler nói.
Ông Cotler lưu ý cũng có những bước tiến pháp lý khác mà Canada có thể xem xét để buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho những việc làm của họ, ví như một số biện pháp được các nhà lập pháp Mỹ theo đuổi.
Một ví dụ là trường hợp một nghị sĩ kiến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ kiện Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế, trong khi ở một trường hợp khác, một nghị sĩ đề xuất dự luật cho phép người Mỹ trực tiếp kiện chính quyền Trung Quốc. Vừa qua, tiểu bang Missouri của Mỹ cũng đã nộp đơn kiện chính quyền Trung Quốc che giấu sự thật khiến đại dịch bùng phát, gây thiệt hại “hàng nghìn tỷ USD” cho thế giới.
Ông Cotler cho rằng, điều quan trọng là chúng ta cần lên án chính quyền Trung Quốc, cùng lúc “ủng hộ những người dân Trung Quốc” vô tội.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét