Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI CHIỀU 25/4

Điểm tin thế giới chiều 25/4: Hơn 200 bệnh nhân Hàn Quốc tái nhiễm COVID-19, Canada nhập một triệu mặt nạ lỗi từ Trung Quốc

Hơn 200 bệnh nhân Hàn Quốc tái nhiễm COVID-19Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), hơn 200 bệnh nhân trở về nhà sau khi hồi phục từ COVID-19 đã bị tái nhiễm, theo NTD.Các quan chức y tế nước này không rõ làm thế nào các bệnh nhân này bị tái nhiễm, một cuộc điều tra dịch tễ học chuyên sâu đang được tiến hành, theo Đài Phát thanh – Truyền hình Hàn Quốc KBS.

<!>
Canada nhập một triệu mặt nạ lỗi từ Trung Quốc
Các quan chức y tế Canada cho biết, khoảng 1 triệu mặt nạ phòng độc KN95 nhập từ Trung Quốc không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng để sử dụng chống dịch Covid-19, do đó sẽ không được phân phối cho các nhân viên tuyến đầu tại nước này, theo The Epoch Times.
Mặt nạ phòng độc KN95 là phiên bản Trung Quốc của dòng mặt nạ N95 phổ biến, được dùng riêng cho các nhân viên y tế tuyến đầu.

Bộ Y tế Israel cấm sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm của Trung Quốc

Bộ Y tế Israel đã yêu cầu các phòng thí nghiệm bệnh viện và tổ chức Magen David Adom (một cơ quan tương đương Hội Chữ thập đỏ) lập tức ngừng sử dụng khoảng 10.000 bộ dụng cụ xét nghiệm bị hỏng của Trung Quốc, theo The Epoch Times.Vấn đề xuất hiện sau khi các chuyên gia phòng thí nghiệm nhận thấy màu sắc bên trong ống nghiệm khá bất thường, do đó không thể xác định kết quả là âm tính hay dương tính. 
Một nguồn tin bên trong Bộ Y tế Israel cho biết bộ dụng cụ được sản xuất bởi Công ty Công nghệ sinh học Bang Shuo Quảng Châu. Nguồn tin nói nhà máy này đã không tuân theo quy trình đảm bảo chất lượng cơ bản bởi nếu làm vậy, tình huống này sẽ khó có thể xảy ra.Nhiều quốc gia khác cũng báo cáo các vấn đề chất lượng với bộ dụng cụ xét nghiệm nhập từ Trung Quốc, cùng với mặt nạ và các vật tư y tế khác, như Anh, Hà Lan, Canada, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, …

Các thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất chỉ cấp ngân sách cho WHO nếu tuân thủ điều kiện

Các khoản ngân sách tương lai của Mỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới sẽ phụ thuộc vào thái độ hợp tác của tổ chức này với cuộc điều tra của Nghị viện Mỹ đối với việc xử lý dịch Covid-19 của WHO trong thời gian qua, đây là điều kiện được đưa ra bởi một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa hôm thứ Sáu (24/3). Họ cũng đề nghị các đồng nghiệp trong Đảng thống nhất ý kiến này, theo The Epoch Times.Trong một lá thư gửi tới hai Thượng nghị sĩ Lyndsey Graham và Patrick Leahy – lần lượt là Chủ tịch và thành viên tiểu ban soạn thảo dự luật chi tiêu ngân sách, trong đó bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – 5 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã yêu cầu giảm ngân sách cho WHO trong năm tài khóa 2021 nếu tổ chức này không hợp tác với cuộc điều tra.“Ban lãnh đạo WHO dường như đã tắc trách trong việc bảo vệ cộng đồng toàn cầu trước đại dịch COVID-19, bởi vì họ đã tin tưởng một cách mù quáng các thông tin sai lệch do ĐCSTQ cung cấp”, trích nội dung bức thư.

Chế độ gọi thoại mới của Facebook cho phép 50 người cùng lúc

Facebook đã bổ sung một loạt các tính năng gọi video mới cho WhatsApp, Messenger và ứng dụng chính của mình, theo sau nhu cầu ngày càng gia tăng đối với chức năng gọi thoại qua video.Theo đó, một nhóm gọi video có thể lên đến 50 người.Trao đổi với BBC, hãng công nghệ này cho biết họ phát hành các tính năng này sớm hơn dự định do tình trạng phong tỏa bởi Covid-19. Chức năng này chỉ mới được cung cấp cho một số người dùng ở Anh, trước khi phổ cập đến tất cả người dùng Facebook trong vài tuần tới.

Trung Quốc được yêu cầu thả Ban Thiền Lạt Ma bị Bắc Kinh bắt cóc lúc 6 tuổi

Gedhun Choekyi Nyima, hóa thân thứ 11 của Ban Thiền Lạt Ma 
Vào ngày 24/4, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) một lần nữa lại kêu gọi chính phủ Trung Quốc trả tự do cho Gedhun Choekyi Nyima, hóa thân thứ 11 của Ban Thiền Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng, bị Bắc Kinh bắt cóc khi mới 6 tuổi.
Vào ngày 14/5/1995, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chọn Gedhun, lúc đó 6 tuổi, là hoá thân thứ 11 của Ban Thiền Lạt Ma. Ba ngày sau, chính quyền Trung Quốc đã bắt cóc cậu và gia đình cậu. Vị Ban Thiền Lạt Ma này đã không được nhìn thấy hoặc nghe thấy kể từ đó.“Chính phủ Trung Quốc muốn bóp nghẹt Phật giáo Tây Tạng đến nỗi bắt cóc một cậu bé sáu tuổi”, bà Nadine Maenza, Phó Chủ tịch USCIRF cho biết.
“Thật không may, hoàn cảnh bi thảm của Gedhun đã đang là đại diện cho cuộc đấu tranh gian khổ của hàng triệu thành viên tôn giáo Trung Quốc để thực hành đức tin của họ, khi phải đối mặt với một cuộc đàn áp chưa từng thấy của chính quyền”, bà nói.“Thứ bảy, ngày 25/4, sẽ là ngày sinh nhật lần thứ 31 của Gedhun”, Tenzin Dorjee, Ủy viên USCIRF, người kêu gọi trả tự do cho Gedhun 4 năm nay cho biết.
“Ban thiền Lạt Ma của Tây Tạng đã bị cô lập từ khi còn nhỏ và không có cơ hội sống một cuộc sống bình thường. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Trung Quốc đưa ra một bằng chứng video về sự an toàn của ngài trong đại dịch Covid-19 này, và trả lại tự do và tôn nghiêm cho Ban Thiền Lạt Ma ngay lập tức”, Tenzin Dorjee cho biết.
Trước đó, trong Báo cáo thường niên năm 2019, USCIRF đã kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ sử dụng Đạo luật Magnitsky và Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế để áp các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc vi phạm tự do tôn giáo, trong đó có Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), hiện tại là Bí thư Tân Cương và cựu Bí thư Tây Tạng.
Theo BBC, Ban Thiền Lạt Ma là nhân vật quan trọng thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng. Đối với Gedhun, nhiều người cho rằng ngài là một trong những tù nhân chính trị bị giam giữ lâu nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn luôn từ chối cho biết chi tiết về nơi ở của Gedhun.
Sau khi bắt cóc Gedhun, theo BBC, vào năm 1995, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tự lập một người khác tên là Gyaltsen Norbu làm Ban Thiền Lạt Ma. Tuy nhiên, nhân vật này được những người Tây Tạng lưu vong mô tả là một “con rối”, một Ban Thiền “dỏm” do Đảng Cộng sản Trung Quốc dựng nên.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét