Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

62 năm sau, Bắc Kinh sử dụng lá bài bán nước Phạm Văn Đồng - Vũ Đông Hà DLB

Trong nhiều năm tháng người ta tự hỏi tại sao nhà cầm quyền CSVN không kiện Tàu cộng ra toà án quốc tế về chủ quyền biển Đông. Có nhiều lý do. Chủ yếu là do tình trạng của quan hệ 16 vàng 4 tốt, tình hình nội bộ, cũng như khuynh hướng đu dây của chóp bu Ba Đình và những lá bài tẩy mà Hồ Chí Minh cùng đàn em trong hơn nửa thế kỷ đã đầu hàng hay dâng hiến cho quan thầy Bắc Kinh. Một trong những dâng hiến đó và bây giờ Bắc Kinh mới chính thức mang ra khai dụng là Công Hàm Bán Nước 14.09.1958 do Hồ Chí Minh quyết định, Bộ Chính trị đồng thuận và Phạm Văn Đồng thừa lệnh ký.
<!>
Trong vài tháng qua, "Đại dịch Chinese Communist Party Virus" (xin được dùng tên gọi CCPvirus -Virus Tàu Cọng - vì đảng cộng sản Tàu mới là thủ phạm gây nên thảm hoạ toàn cầu) trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.
image
 Lồng trong cuộc tổng tấn công toàn thế giới bằng đạo quân vi khuẩn Vũ Hán, Bắc Kinh mở cuộc hành quân mới trên biển Đông để củng cố vị trí xâm lược - chiếm đóng - chủ quyền hoá vùng biển này.
Tại Việt Nam, đảng cộng sản CSVN đang chuẩn bị bước vào Đại hội Thay Người Đổi Ghế lần thứ 13 với hình ảnh, vị trí ngày càng mờ nhạt của tên đầy tớ trung thành nhất của Bắc Kinh là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Đứng bên cạnh những dữ kiện mà không một người Việt nào tin về số lượng người bị nhiễm rất thấp, không ai chết vì CCPvirus - nhưng được quốc tế chấp nhận như là dữ liệu chính thức; trở thành diễn viên chính trong cuốn phim Chống Dịch Như Chống Giặc với Tinh thần Giải phóng Miền Nam, Nguyễn Xuân Phúc đang chiếm thế thượng phong trên bàn cờ tranh ngôi chiếm chức trong nội bộ đảng.
Trên bàn cờ địa chính trị thế giới, viễn ảnh của thời kỳ hậu đại dịch là cả thế giới sẽ cùng nhau truy tội và trừng trị thủ phạm làm nên Đại dịch CCPvirus
Kinh tế và sản xuất toàn cầu sẽ không theo lối mòn sai lầm tập trung một mối về China - tâm điểm của đại dịch. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng trở thành một trong những điểm đến mới của các công ty nước ngoài.
Đi với Tàu, bám vào Tàu, quỳ lạy Tàu như là một quan thầy đồng minh duy nhất không còn là một chọn lựa đầy lợi nhuận cho tập đoàn buôn dân bán nước tại Ba Đình khi sẽ phải đối đầu với vực sâu kinh tế hậu đại dịch.
Trong khi đó, phía Tàu cộng, lợi dụng mặt trận CCPvirus đang bùng nỗ trên đất liền, Bắc Kinh ra tay để vừa củng cố vị trí xâm lược trên mặt biển, vừa làm phép thử đối với mức độ thần phục của Ba Đình trong bối cảnh chính trị mới: Tổ chức tập trận hải quân, tấn công tàu đánh cá Việt Nam, điều tàu thăm dò và hải cảnh xuống Biển Đông.
Phía Ba Đình, trong vòng 2 tuần (30/03, 10/04, 14/04) đã gửi đến Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ Công hàm số mộtCông hàm số 2, Công hàm số 3 khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Lần đầu tiên CSVN xây dựng nền tảng pháp lý, thông qua các công hàm gửi LHQ, sử dụng Luật Biển 1982 và Phán quyết PCA 14-7-2016 để đối đầu với hành vi xâm lược Bắc Kinh tại biển Đông.
Chỉ vài ngày sau, Bắc Kinh tung ra hai đòn liên tục:
Ngày 18/04, Tàu cộng chính thức công bố thành lập 2 quận đảo Tây Sa và Nam Sa vốn thuộc Hoàng Sa và Trường Sa là vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Tàu cộng xâm lược và chiếm đóng.


Bản đồ của Tàu cộng với "Tây Sa", "Nam Sa" và đường Lưỡi bò xâm lược
Cùng lúc Bắc Kinh gửi đến Liên Hiệp Quốc công hàm CML/42/2020 trong đó tung ra con bài bán nước Phạm Văn Đồng:
"...Vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã gửi công hàm ngoại giao tới Chu Ân Lai, Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Trung Hoa, tuyên bố long trọng rằng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và ủng hộ tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc được đưa ra vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 và rằng chính phủ của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam tôn trọng quyết định này..."
Tuy nhiên, công hàm CML/42/2020 của Tàu cộng và lá bài Công Hàm Bán Nước Phạm Văn Đồng chỉ vạch trần khía cạnh phản bội quê cha đất tổ và bán nước... khác của Phạm Văn Đồng và tập đoàn cộng sản Bắc Việt - đứng đầu là Hồ Chí Minh.
Trên nguyên tắc, có ba thực thể quốc gia: Việt Nam Cộng Hoà, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phạm Văn Đồng là thủ tướng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gửi thư cho Chu Ân Lai để "ghi nhận và tán thành" bản tuyên bố của Tàu cộng về hải phận thuộc chủ quyền của một quốc gia khác: nước Việt Nam Cộng Hoà - một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Do đó, thừa nhận của Phạm Văn Đồng không chẳng khác gì thừa nhận của... thủ tướng Lào, tổng thống Nam Phi, ông Hoàng Cam Bốt... về chủ quyền của quốc gia VNCH. Nó không có giá trị pháp lý.
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền và quản lý của Việt Nam Cộng Hoà và một lần nữa được xác nhận chính thức bởi Tổng thống Ngô Đình Diệm vào năm 1961:
Điều đó có nghĩa là Phạm Văn Đồng vào năm 1958 đã ký thừa nhận và tán thành với Chu Ân Lai về một vùng hải lý, biển đảo thuộc chủ quyền của một quốc gia khác mà ông ta hoàn toàn không phải là người đại diện quốc gia VNCH, không là người có thẩm quyền đối với chủ quyền của nước VNCH.
Và chính Tàu cộng đã xâm lược, chiếm đóng Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974.
Tương tự ngày 14/3/1988, Tàu cộng xâm lăng và chiếm đóng các bãi đá Gac Ma, Colin và Len Dao thuộc quần đảo Trường Sa của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mọi "thừa nhận" hay "tán thành" của bất kỳ đại diện nào của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa như Phạm Văn Đồng đều vô giá trị.
Phạm Văn Đồng bán nước nhưng hắn không phải là tên chủ chốt. Hồ Chí Minh mới là thủ phạm chính.
 Nhưng cả hai đã đi bán lãnh thổ, biển đảo của một quốc gia khác - không phải là quốc gia mà chúng đại diện - bằng cách "thừa nhận", "tán thành" về việc ăn cướp chủ quyền của nước Việt Nam Cộng Hoà qua văn bản tự viết vào thập niên 50s, xâm lược vào thập niên 70s, 80s kéo dài cho đến bây giờ của Tàu cộng.
Muốn bảo vệ chủ quyền và lấy lại gì những gì đã mất? Chỉ có một con đường duy nhất:
 Giải thể đảng cộng sản, khôi phục lại tư thế pháp nhân của Việt Nam Cộng Hoà trong một nước Việt Nam mới trên trường quốc tế. VN chỉ có thể bảo vệ chủ quyền bằng 100 triệu người dân đồng tâm hiệp lực với một chính phủ, quốc hội do họ bầu ra trong một thể chế dân chủ thực sự. 
Sẽ không giữ được nước cho dù có kiện tụng ra tòa án quốc tế bởi một tập đoàn cai trị có truyền thống hèn với giặc (Tàu) ác với dân (Việt) từ đầu đời cho đến cuối đời, từ Hồ Chí Minh - Phạm Văn Đồng đến Nguyễn Phú Trọng - Nguyễn Xuân Phúc.
22.04.2020
Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét