Bất cân đối về cung-cầu và trong các khoản chi-thu là những thách thức đối với hệ thống bệnh viên công của Pháp. Pháp là nước dành đến hơn 9% GDP cho hệ thống y tế đó. Tỷ lệ này thuộc hàng cao nhất trong khối các nước phát triển thuộc OCDE. (Tạp chí phát lần đầu ngày 26/11/2019) Thực hư về khủng hoảng tại hơn 1.300 bệnh viện công ? Gói hỗ trợ 12 tỷ euro của bộ Y Tế chia sẻ phần nào gánh nặng với các bệnh viện công ? Giáo sư y khoa, bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, bệnh viện Cohin-Paris, phân tích.
<!>
Ngày 20/11/2019, Paris thông báo một kế hoạch quy mô để cứu hệ thống y tế công được coi là một trong những mô hình "hiệu quả nhất, tốt nhất" của thế giới.
Từ tháng 03/2019, một bộ phận nhân viên y tế, từ các bác sĩ đến y tá, nhân viên điều dưỡng... liên tục bãi công đòi tăng nhân sự, tăng ngân sách cho bệnh viện và đòi tăng lương. Ban đầu, các đòi hỏi trên xuất phát từ khoa cấp cứu, nhưng rồi phong trào đã lan rộng. Đỉnh điểm là hôm 14/11/2019, ngành y tế đồng loạt xuống đường trong chiến dịch "Journée Hopital Mort" - một ngày không có bệnh viện.
Thống kê của bộ Y Tế Pháp nêu lên những con số như sau : Số lượng bệnh nhân nhờ đến các dịch vụ cấp cứu của các bệnh viện năm 2016 cao gấp hai lần so với hai thập niên trước đó. Mỗi năm, dịch vụ này phải giải quyết thêm 3,5% ca. Khoa cấp cứu do vậy bị quá tải. Gần đây, truyền thông nhiều lần đưa tin về một số trường hợp, bệnh nhân tử vong trong lúc đợi điều trị ở khâu "cấp cứu". Dù gọi là "cấp cứu", bệnh nhân có khi phải đợi 12 giờ đồng hồ sau mới được vào khám.
Vấn đề thứ nhì, vẫn theo bộ Y Tế, là trong vòng 20 năm, hệ thống bệnh viện công của Pháp đã cắt giảm 100.000 giường bệnh. Dù vậy, hệ thống y tế của Pháp dự trù 6,5 giường điều trị cho 1.000 dân. Để so sánh, tại Thụy Sĩ, tỷ lệ này là 4,7/1.000.
Vấn đề thứ ba của hệ thống bệnh viện công là món nợ 30 tỷ euro. Khoản nợ này tăng 40% trong thời gian 10 năm trở lại đây. Trong cùng thời kỳ, đầu tư của các bệnh viện vào nhân sự, vào máy móc hay cơ sở hạ tầng giảm đi phân nửa. Với mức nợ 30 tỷ euro, hàng năm, hệ thống y tế công của Pháp phải trả gần 90 triệu euro tiền lãi, thay vì dùng số tiền nói trên để đầu tư cho bệnh viện.
Cũng vì để khai thông những khúc mắc đã tích lũy từ lâu, hôm 20/11/2019, thủ tướng Edouard Philippe và bộ trưởng Y Tế Agnès Buzyn thông báo một kế hoạch "quy mô" để cứu hệ thống bệnh viện công. Các biện pháp đó gồm thứ nhất là chính phủ lãnh 1/3 số nợ của bệnh viện, một khoản tương đương với 10 tỷ euro từ nay tới cuối 2022. Thứ hai là tăng ngân sách gần 2 tỷ trong 3 năm sắp tới cho các bệnh viện công, cấp tiền thưởng cho một số các nhân viên y tế có thu nhập thấp.
Để hiểu rõ hơn về những khó khăn trong hệ thống bệnh viện công tại Pháp, RFI tiếng Việt đã tham khảo ý kiến giáo sư y khoa, bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, bệnh viện Cochin, Paris.
Trước hết, bác sĩ Tuấn nêu bật khó khăn trong việc điều hành nhân sự tại bệnh viện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét