Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

SỰ ĐỜI - TÁC PHẨM CUỐI CÙNG CỦA NHÀ VĂN ,NHÀ BÁO TÔ NGỌC DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NHÀ VĂN ,NHÀ BÁO SƠN TÙNG

Thưa chị Tô Ngọc,
Thưaqúy vị,
 Nhiều người thường nóisống lâu buồn lắm, vì càng già càng khổ và bạn bè lần lượt “ra đi”, đến khimình nằm xuống không còn ai tiễn đưa. Anh Tô Ngọc cùng tuổi với tôi và anh đã ra đi trước mà tôi không tới tiễn đưa anh được. Hôm nay, lễ tưởng niệm anhtôi cũng không có mặt, dù rất muốn chính mình đứng đây, nóivài lời tiễn đưa anh, người bạn hơn 60năm qua, một trong vài người thân nhất với tôi, dù đã trải qua biết bao biển dâu, chìm nổi. Tôi đã vắng mặt trongtang lễ, và hôm nay cũng không tới được vì lực bất tòng tâm. Tôi ở miền đông xa xôi không thể tới đâybằng xe hơi mà từ hơn hai năm nay tôi đã không còn lên máy bay để đi đâu xa.Trong trường hợp này tôi nghĩ chị Tô Ngọc cũng hiểu và không buồn trách tôi.
<!>
 Quảđúng như vậy, khi nghe tôi nói vì lý do sức khỏe không đi được, chị hiểu ngaykhông phải là một lời “cáo lỗi” suông cho có cớ và còn cho biết anh Tô Ngọc cónói với chị “Sơn Tùng là người bạn tri kỷ”. Tôi thật cảm động và nghĩ rằng anh Tô Ngọc đã nói với chị nhiều vềtình bạn giữa chúng tôi. Do đó chị hiểu sựchân tình của tôi, nên chị đã ngỏ ý muốntôi viết một bài cảm nghĩ về cuốn Tuyển tập “SỰ ĐỜI” của anh Tô Ngọc.
 Tôingạc nhiên vì chưa biết và chưa nghe ai nói về cuốn sách này. Hỏi chị HồngNgọc, chị cho biết Tuyển tập này đã do chính chị vừa chọn lọc trong những bàianh Tô Ngọc viết  đã đăng rải rác trong Tạp chí Chính Văn.
 Khinhận được cuốn Sự Đời do chị Hồng Ngọc chuyển qua Internet, tôi đã đọc ngay vàrất cảm phục chị đã đứng vững trong khi bàng hoàng và khổ đau trước sự ra điđột ngột của người chồng đang sống bên nhau tràn đầy hạnh phúc, như chị đã chânthực viết ra trong bức thư ngắn báo tin cho bằng hữu.
 Tôi càng cảm phục chịhơn khi đọc xong cuốn Sự Đời vì những bài chị chọn để đưa vào Tuyển tập nàychính là hình ảnh của Tô Ngọc và tư chất con người của Tô Ngọc.
 Thực vậy, hình ảnh TôNgọc đã hiện ra qua mỗi trang sách, và mỗi dòng chữ như đã biến thành lời nóicủa Tô Ngọc với âm sắc trong và cao mà tôi đã thân quen từ nhiều năm qua, khôngthể lầm với giọng nói của ai khác. Anh phát âm nhanh nhưng rõ ràng và mạch lạc, bộc lộ tâm tính của loại người năng động, trung hậu và ngaythẳng. Có lẽ đó là  do mà chị Hồng Ngọc đã gọi đùa bạn tôi là “quân tử tàu”!
 Khi tôi đọc cuốn Sự Đời,với hình ảnh Tô Ngọc trước mặt và tiếng nói Tô Ngọc bên tai, tôi đã lần lượtbiết được nhiều điều nhiều chuyện mà tôi chưa hề biết, vì chưa nghe ai nói vàchưa thấy ai viết. Hay đã có người nói và có người viết, nhưng tôi đã khôngnghe và không đọc vì còn lo dùng thì giờ vào những việc mà tôi nghĩ là “quantrọng hơn’, “cao cả hơn”, và đã tự tinvào kiến thức của mình.
 Bây giờ, đọc xong cuốnSự Đời, tôi mới nhận ra là mình đã sai lầm, và thiếu hiểu biết về nhiều mặt,nhiều khía cạnh trong “cuộc sống quanh ta”, mà nay, nhờ những bài viết thú vịtrong Tuyển tập Tô Ngọc, sự hiểu biết của tôi được mở rộng thêm nhiều, và thậtlà đáng ngạc nhiên, những thiếu sót trong kiến thức của tôi đã được bổ túc quamột cuốn sách non 300 trang mà tôi đã thưởng thức như một móm ăn tình thần hiếm có.
 Thật vậy, những đề tàiđược nói tới trong cuốn “Sự Đời” hầu hết là những chuyện trong đời sống quanhta, gần ta, hay của chính ta, như “Ngứa và gãi”, “Bắc Kỳ rau muống”, “Cái khoái thư tư”, “Chửi”, “Háodanh”, “Hầu bóng”, “Khoe khoang”, “Nói phét”, “Rượu và đàn bà”, và thuốc phiện, vân vân...
 Quanhững đề tài có vẻ tầm thường ấy, Tô Ngọc đã đào sâu, mở rộng tới mọi ngõngách, hang hốc liên quan đến chủ đề, đến lịch sử, thời sự, triết thuyết, đếnnhững chuyện xưa và nay, từ Đông sang Tây, kể cả chuyện ma hiện hồn, nhưngkhông phải là chuyện bịa đặt, nhảm nhí.
 Saungày 30 tháng 4, 1975, Tô Ngọc bị đi “học tập cải tạo” 13 năm nên trong “SựĐời” không thể thiếu những chuyện liên hệ tới đời sống trong trại tù cộng sản ởViệt Nam. Tuy nhiên, viết về những chuyện trong tù, ngòi bút Tô Ngọc không gaygắt, thù hận, mà chỉ “vuốt nhẹ” thôi nhưng có thể đau tới tận xương tủy, trongđó có những chuyện thật về các anh hùng “liệt sĩ”,  như Lê Văn Tám, NguyễnVăn Bé, và đặc biệt là trường hợp Nguyễn Văn Trỗi, đã được bộ máy tuyên truyềncủa đảng CSVN dựng ra, tô vẽ thành những thần tượng cao đẹp tuyệt vời để quyếnrũ, thúc đẩy thanh thiếu niên trên cả hai miền Bắc và Nam VN dấn thân vào chỗchết.
 Sựthật về “liệt sĩ” Nguyễn Văn Trỗi, qua ngòi bút tả chân của Tô Ngọc đã trởthành một câu chuyện cười ra nước mắt, có một không hai về số kiếp hẩm hiu củangười dân VN trong chiến tranh, và về “tài nghệ láo phét” của tuyên truyền cộngsản.
 Saukhi dẫn lời nhân chứng có thẩm quyền để lật tẩy câu chuyện về Nguyễn Văn Trỗi,một thợ điện không dính dáng gì tới VC, đã bị bắt và nhận tội gài mìn mưu sátBộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara vào năm 1964, Tô Ngọc viết tiếp:
 Cáihôm đem Trỗi ra bắn, duy nhất chỉ có một nhà báo tham dự: ký giả Lâm Thao củatờ  báo quân đội (Tiền Tuyến). Nguyễn Văn Trỗi mặt mày xanh như tầu lá,run rẩy đi không vững. Thật tội nghiệp cho anh ta. Một Thượng Tọa tới cầunguyện, anh ta lắc đầu. Có lẽ Trỗi thấy nhà chùa không có thế lực, nên khi mộtlinh mục xuất hiện (nếu tôi nhớ không lầm thì là cha Hoàng Yến, nguyên HiệuTrưởng trường Saint Joseph Hải Phòng, nguyên Hội Trưởng Hội Bảo Vệ Luân Lý thờiÐệ Nhất Cộng Hòa) thì Trỗi quỳ mọp xuống, ôm lấy hai chân vị linh mục kêu vanxin cứu mạng. Nhưng khi vị linh mục nói rằng ông chỉ có thể cứu phần hồn củaTrỗi, chứ không thể cứu Trỗi khỏi tội nơi trần thế, thì Trỗi từ chối phép rửatội. Chân tay rũ liệt mềm như bún, người ta phải xốc nách kéo lết đưa Trỗi tớichỗ hành quyết. Mặt Trỗi xám ngoét, mắt lạc thần trắng rã vì sợ, miệng lắp bắp kêuoan nhưng không ra tiếng... Âý thế mà không hiểu sao ngay sau khi Trỗi chết, cả"nước Sài Gòn" đã loan truyền tin Trỗi hùng dũng hô to trước khi bịbắn: "HCM muôn năm, VNDCCH muôn năm!" Còn trên báo "NhânDân" xuất bản tại Hà Nội, nhà "thi sĩ máy" Tố Hữu đã bấm nút"xịt" ra ngay một bài thơ ca tụng Trỗi trong đó có câu: "Phútlâm chung anh gọi Bác ba lần!"
 Chotới bây giờ, sau hơn 50 năm, hầu hết dân Việt Nam vẫn còn tin vào câu chuyện về“liệt sĩ” Nguyễn Văn Trỗi do tuyên truyền của CSVN bịa đặt, cùng với nhữngchuyện hoàn toàn tưởng tượng về Lê Văn Tám, về Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Bé, vànhiều “anh hùng liệt sĩ” khác đã được in trong nhiều sử sách của của CSVN..
 Trước30 tháng 4, 1975, tôi biết Tô Ngọc là một nhà báo yêu nghề, có lương tâm, có lý tưởng và chịu khó tìm tòi,học hỏi, nên có kiến thức rộng, hiểu biết nhiều, nhưng không ngờ anh còn là mộtkho chuyện sống bao gồm cả đông, tây, kim, cổ mà cuốn Sự Đời chỉ là một phần. 
 AnhTô Ngọc đã vội vã ra đi, trong nỗi thương nhớ và mất mát to lớn tột cùng củachị Hồng Ngọc, chị đã không bị gãy đổ mà còn sáng suốt và đủ năng lực hoànthành Tuyển tập Sư Đời để ra mắt trong Lễ Tưởng niệm anh hôm nay.
 Mộtviệc làm rất đáng ca ngợi, và trên cõi Niết Bàn, chắc anh đang mỉm cười thanhthản đã giũ sạch nợ trần gian.

Sơn Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét