Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

Người dùng MXH nói việc 218 khách Vũ Hán đến Đà Nẵng là "sơ hở" - BBC

Thứ trưởng Bộ Y tế VN, ông Nguyễn Trường Sơn trong trang phục bảo hộ, thăm bệnh nhân người Trung Quốc bị nhiễm virus corona tại Bệnh viện Chợ Rẫy.Bản quyền hình ảnh
Thứ trưởng Bộ Y tế VN, ông Nguyễn Trường Sơn trong trang phục bảo hộ, thăm bệnh nhân người Trung Quốc bị nhiễm virus corona tại Bệnh viện Chợ Rẫy.Đến sáng nay (25/1), 52/218 khách du lịch từ TP Vũ Hán (Trung Quốc) đã đến Đà Nẵnghôm 22/1, đã được đưa trở về nước, theo báo Tuổi trẻ.Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Nguyễn Minh Xoang, tổng giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Hải Vân Cát, cho biết đã trợ giúp đưa 52/218 hành khách từ Vũ Hán đến Đà Nẵng vào ngày 22/1 trở về nước.Đoàn khách này nhập cảnh vào Đà Nẵng theo chuyến bay cuối cùng từ Vũ Hán đến Đà Nẵng vào ngày 22/1, tức là trước thời điểm Vũ Hán bị phong tỏa để ngăn không cho chủng virus corona mới gây viêm phổi cấp lây lan.<!>
Do Trung Quốc đã "phong tỏa" giao thông TP Vũ Hán và Việt Nam cũng hủy các chuyến bay tới thành phố này, nên 52 người này phải quay về nước bằng nhiều chặng khách nhau.
"Đến sáng nay (tức mùng 1 Tết) đã có nhóm 52 người quay trở về Trung Quốc. Dự kiến số còn lại sẽ quay về nước từ nay đến hết 27/1" - ông Xoang nói, theo báo Tuổi trẻ.
Còn tTờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn thì cung cấp thông tin rằng, đoàn khách này sẽ về lại Trung Quốc qua hai chặng bay, đến sân bay Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) và sau đó đến thành phố Trường Sa (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).
Người dùng MXH: Sơ hở và nguy hiểm?
Trước đó, thông tin về việc 218 người từ Vũ Hán đến Đà Nẵng hôm 22/1 và sẽ còn ở Việt Nam đến 27/1 khiến nhiều người bày tỏ lo lắng trên mạng xã hội.
Bà Vũ Kim Hạnh viết trên Facebook cá nhân rằng: "Đúng là những người thoát khỏi Vũ Hán trước 23/1 đây. Ai chơi với dao và ai đùa với lửa khiến dân tình hoang mang đây?
"Đã có nhiều vấn đề quan trọng mà những biện pháp lý thuyết vẫn nằm yên trên giấy. Xa thật xa khoảng cách từ hô khẩu hiệu đến thực thi. Nên trận dịch cũng là một thử thách: Hiểu thật sâu rộng, tự lo cho mình cũng là lo cho cộng đồng. Và làm sao mà toàn bộ máy đảm bảo không phải trên nóng dưới lạnh như lệ thường", bà Hạnh viết.
Kiểm tra thân nhiệt du khách tại Sân bay Quốc tế Nội Bài.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionKiểm tra thân nhiệt hành khách tại Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Facebooker Nguyễn Trường Uy cho rằng, điều này là "quá sơ hở và nguy hiểm!".
"Đúng ra phải cách ly số du khách này lại chứ sao Đà Nẵng vẫn để họ tiếp tục đi tham quan những ngày qua và còn sẽ vào Nha Trang? Không có lý gì khi Vũ Hán đã đóng cửa nhằm không để mầm dịch lan ra ngoài, thì những người đến từ ổ dịch lại được tung tăng đi tham quan ở ta.
"Lưu ý rằng trước khi Vũ Hán bị phong toả thì đã có rất đông người tìm cách rời ổ dịch đó. Virus Corona ủ bệnh đến hai tuần, 218 du khách đó không có biểu hiện đáng nghi mắc bệnh về hô hấp không có nghĩa là không mang bệnh", ông Uy viết.
Nhiều ý kiến khác của người sử dụng mạng xã hội cũng đề nghị nhà chức trách cách ly và theo dõi gấp đoàn người này, bởi nếu có ai đó đang trong thời gian ủ bệnh thì triệu chứng chưa biểu hiện ra ngoài.
Báo VnExpress cũng dẫn lời ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, cho rằng, Việt Nam đang ứng phó chậm đối với nguy cơ dịch viêm phổi mới.
"Trung Quốc đã chủ động hủy các chuyến bay, tàu hỏa rời thành phố Vũ Hán từ hôm qua [23/1] rồi mà đến trưa nay Việt Nam vẫn cho khách vào là không ổn. Không nên vì muốn thêm một số chuyến bay chở khách đến Đà Nẵng mà đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân thành phố", ông Thơ nói, theo tờ VnExpress.

Chính quyền: triển khai cao hơn một mức

Trước đó, tại cuộc họp giữa Bộ Y tế Việt Nam và đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Việt Nam, được truyền thông nước này dẫn lời cho rằng, Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc, lượng người Trung Quốc sang Việt Nam rất đông, nên Việt Nam "đưa ra khuyến cáo ở mức lây nhiễm" chứ không phải là "lây nhiễm hạn chế" như thông thường.
Một bài báo trên tờ Tin tức của TTXVN cũng đánh giá, "Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai các hoạt động đáp ứng cao hơn một mức so với thực tế tình hình dịch".
Tổng cục Du lịch Việt Nam trước đó đã có văn bản gửi các doanh nghiệp du lịch đề nghị tuân thủ nghiêm các quy định, khuyến cáo của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng về việc phòng chống lây nhiễm virus corona mới gây viêm phổi cấp, nhưng không yêu cầu dừng các đoàn khách tới Việt Nam từ các vùng có nguy cơ cao, theo báo Thanh niên.
Theo kế hoạch được các cơ quan chức năng của Đà Nẵng cung cấp cho báo chí trong nước, từ ngày 30 Tết đến mùng 5 Tết, sẽ có 93 chuyến bay từ các địa phương của Trung Quốc đến Đà Nẵng. Và vào mùng 2 và mùng 3 Tết, có hai chuyến tàu từ Thẩm Quyến (Trung Quốc) cập cảng Tiên Sa.
Nhân viên bảo vệ tuần tra bên ngoài chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán - nơi phát xuất chủng virus corona mớiBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhân viên bảo vệ tuần tra bên ngoài chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán - nơi phát xuất chủng virus corona mới
Bà Trương Thị Hồng Hạnh khẳng định, theo VnExpress, ngành du lịch Đà Nẵng sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh. Những khách có biểu hiện bệnh phổi sẽ được cách ly ngay để xử lý.
Sân bay Đà Nẵng hiện cũng đang nâng cao công tác kiểm soát hành khách nhập cảnh để ứng phó với dịch bệnh.
Sở Y tế cùng các Bệnh viện ở Đà Nẵng cũng đã sẵn sàng các công tác để ứng phó với dịch bệnh này. Đà Nẵng cũng công bố đường dây nóng dịch bệnh viêm phổi cấp.
Trong khi đó, liên quan đến thông tin 2 trường hợp người Trung Quốc nhiễm virus corona đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, từng có thời gian lưu trú tại Nha Trang, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, đang triển khai giám sát dịch tễ về virus corona theo quy trình chuyên môn.
Vụ 2 bệnh nhân ở Chợ Rẫy: Toa 10 chỉ có 3 người
Liên quan đến 2 bệnh nhân đã được xác nhận dương tính với chủng virus corona mới, Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo hành khách đi trên chuyến bay VJ 738 ngày 16/1 từ Hà Nội đến Nha Trang và trên chuyến tàu SE5 ngày 19/1 từ Nha Trang về TP HCM (các hàng ghế 11, 17, 18 toa 11) cần theo dõi sức khỏe và tự cách ly trong 14 ngày để tránh nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Báo Tuổi Trẻ Online cho biết, trên hệ thống vé tàu điện tử thể hiện 3 hành khách người Trung Quốc nêu trên đi tàu SE5 trên toa số 10 và nằm ở các giường số 21, 22, 23.
Báo này dẫn thông tin từ một lãnh đạo Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội - đơn vị quản lý đoàn tàu SE5 - cho biết trên toa số 10 hôm đó chỉ có 3 hành khách nêu trên.
Công ty này đã yêu cầu tiếp viên phục vụ tại toa số 10 ngày hôm đó nghỉ phép và đã giới thiệu đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, cũng theo tờ Tuổi trẻ online.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét