Các chuyên gia tại Cơ quan Kiểm soát phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nhận định việc thiếu dữ liệu cơ bản về chủng virus corona mới khiến công tác dập dịch rất khó khăn. Tình trạng thiếu minh bạch thông tin về dịch bệnh bắt nguồn từ công tác ứng phó chưa toàn vẹn của chính quyền Trung Quốc.
Theo Đài CNN (Mỹ), dù biểu dương thành tựu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc chỉ trong vài tuần đã bản đồ hóa được bộ gen của chủng virus corona mới, các chuyên gia cố vấn của CDC Mỹ vẫn chỉ ra thực tế hiển nhiên của việc thiếu những cứ liệu cơ bản về dịch tễ học liên quan tới việc những ai đang bị nhiễm chủng virus mới và cách thức lây lan của nó.
<!>
Chưa rõ cơ chế lây lan
Bác sĩ William Schaffner, giám đốc y khoa của Quỹ quốc gia về các bệnh truyền nhiễm, cố vấn lâu năm của CDC, nói: “Tôi không muốn hạ thấp các đồng nghiệp Trung Quốc, nhưng khi thông tin không được trình bày rõ ràng, bạn sẽ phải thắc mắc”.
Dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới đã lây lan rất nhanh. Ngày 31/12/2019, ca bệnh đầu tiên được báo cáo lên Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tới 3/1 đã có 44 người bệnh tại Trung Quốc. Chưa đầy 3 tuần sau đó, số người nhiễm đã là 830, dịch bệnh đã lan ra 7 quốc gia và vùng lãnh thổ khác ngoài Trung Quốc, 25 người đã chết.
Theo các cố vấn của CDC, vì chưa có vắc-xin phòng ngừa chủng virus mới này nên các nỗ lực phòng ngừa của y tế cộng đồng như phát hiện sớm các ca bệnh, thiết lập nguyên tắc cách ly ngăn dịch là rất quan trọng.
Tuy nhiên, cái khó trong tình thế hiện nay là không biết cần phải cách ly những ai và nên cách ly trong bao lâu vì giới y khoa vẫn chưa biết bao nhiêu người đã nhiễm bệnh này và nguy cơ họ có thể truyền bệnh cho người khác là trong bao lâu.
“Thông tin này là đặc biệt quan trọng. Nó cho quý vị biết cách nên kiểm soát dịch như thế nào và nên lo lắng vì những vấn đề gì và với những ai”, bác sĩ Paul Offit, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở trẻ em tại Trường y khoa Perelman thuộc ĐH Pennsylvania, cũng là một cố vấn lâu năm của CDC, chia sẻ quan điểm.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 23/1, ông Li Bin, phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), nói Trung Quốc “cam kết công khai mọi thông tin cũng như tích cực trao đổi và hợp tác với quốc tế” trong quá trình phòng chống dịch viêm phổi cấp; dù vậy, theo quan điểm của giới chuyên gia là cố vấn của CDC, tới nay vẫn còn quá thiếu những thông tin cơ bản liên quan dịch bệnh.
Quá nhiều câu hỏi chưa được giải đáp
Ngày 23/1, nhà chức trách Trung Quốc đã trình bày với các quan chức cấp cao của WHO những thông tin dịch tễ học mới, cho thấy tình trạng gia tăng số ca nhiễm bệnh, số ca nghi nhiễm, các tỉnh bị ảnh hưởng dịch và tỉ lệ người chết vì dịch viêm phổi cấp.
Họ cũng trình bày về các ca nhiễm bệnh “thế hệ thứ tư” ở Vũ Hán, có nghĩa một người nhiễm bệnh đã có thể lây truyền virus cho người thứ hai, người thứ hai này lại truyền bệnh cho người thứ ba và người thứ ba tiếp tục truyền cho người thứ tư.
Họ cũng báo cáo về các ca nhiễm bệnh “thế hệ thứ hai” bên ngoài thành phố Vũ Hán cũng như một số cụm dịch bên ngoài tỉnh Hồ Bắc.
Nhưng các cố vấn của CDC cho rằng như thế vẫn là chưa đủ. Vẫn còn những thông tin rất cụ thể khác về tình trạng lây lan của chủng virus corona mới ở Vũ Hán chưa được làm rõ.
Chẳng hạn, trong số hơn 600 ca nhiễm bệnh, bao nhiêu người đã nhiễm virus corona từ việc tiếp xúc với động vật tại khu chợ đầu mối hải sản ở Vũ Hán, bao nhiêu người đã nhiễm bệnh từ những người đã ở khu chợ đó?
Trong số những người chưa từng tới khu chợ này, họ có phải là những người thân trong gia đình của những người bị nhiễm bệnh tại chợ không, hay họ là những đồng nghiệp ngồi làm việc cạnh nhau tại công sở?
Hay là họ không hề quen biết ai bị bệnh và không biết mình đã nhiễm bệnh từ đâu?
Chưa hết, hãy nhìn vào chuỗi lây nhiễm, những người bệnh đang lây nhiễm bệnh cho người khác ở thời điểm nào: trước/trong khi phát lộ các triệu chứng bệnh hay sau khi họ đã bình phục?
Buổi họp báo ngày 23/1 sau cuộc họp thứ hai của WHO về dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra tại Geneva, Thụy Sĩ (ảnh chụp màn hình/Reuters).
Thông tin thiếu đồng nhất
Trả lời được tất cả những câu hỏi liên quan như vừa nêu sẽ giúp nhà chức trách quyết định được khoảng thời gian cần thiết để cách ly người bệnh, cũng như biết cần phải cách ly những ai để theo dõi các triệu chứng có thể phát sinh.
“Chúng ta cần phải hiểu rõ cách thức lây lan của căn bệnh này”, bà Patricia Stinchfield, phó chủ tịch Quỹ quốc gia về các bệnh truyền nhiễm (Mỹ), một cố vấn của CDC, nói.
“Chúng ta cũng muốn biết những triệu chứng bệnh là gì và những ai đang bị bệnh nặng hay nhẹ. Bao nhiêu người đã nhập viện, bao nhiêu người đang phải nằm ở phòng chăm sóc tích cực”, bà giải thích.
Theo ông Schaffner, bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y khoa ĐH Vanderbilt (Mỹ), một cố vấn khác của CDC, nhìn chung giới phụ trách y tế cộng đồng càng nắm được nhiều thông tin càng tốt. “Bạn càng biết được nhiều, bạn càng có thể xác định và và kiểm soát vấn đề toàn diện hơn”, ông nói.
Những bất cập kể trên trên thực tế bắt nguồn từ cách ứng phó của chính quyền Trung Quốc đối với dịch viêm phổi lạ ngay từ những ngày đầu tiên.
Cách xử lý của chính quyền Trung Quốc
Ngày 08 tháng 12, trường hợp mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán đầu tiên xuất hiện. Trong 22 ngày, về thông tin viêm phổi Vũ Hán “lây qua người”, cảnh sát Vũ Hán đã tiến hành xử lý những người “tung tin đồn và lan truyền tin đồn”, có 8 người đã bị xử phạt, theo Tri Thức VN.
Ngày 30/12, Ủy ban y tế thành phố Vũ hán mới công bố “Thông báo khẩn cấp về tình hình điều trị bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân”.
Ngày 14/1/2020, rất nhiều phóng viên đã tới Bệnh viện chuyên khoa Truyền nhiễm Ngân Đàm tại thành phố Vũ Hán, phỏng vấn về tình hình dịch bệnh viêm phổi. Cảnh sát Vũ Hán đã đưa phóng viên ra ngoài, tra hỏi suốt vài tiếng đồng hồ và phóng viên đã xóa toàn bộ thông tin.
Ngày 19/1, khu dân cư Bách Bộ Đình tại thành phố Vũ Hán tổ chức “Yến tiệc vạn nhà lần thứ 20” với hơn 40.000 người tham dự. Sau việc này, Chu Tiên Vượng, chủ tịch thành phố Vũ Hán, thừa nhận đã không thông báo nguy cơ sớm nhất, nhưng phủ định hiện tượng lây nhiễm chéo.
Ngày 20/1, Chung Nam Sơn, tổ trưởng tổ chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế quốc gia ĐCSTQ, viện sỹ Viện công trình Trung Quốc, kiêm chuyên viên nghiên cứu lâm sàng bệnh hô hấp quốc gia, khi trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Trung Ương nói, virus viêm phổi corona mới khẳng định có “lây qua người”, ít nhất có 14 nhân viên y tế đã bị truyền nhiễm.
Ngày 20/1, Hội đồng y tế quốc gia ĐCSTQ đã gửi đi thông báo, bệnh viêm phổi truyền nhiễm từ virus Corona thuộc dạng bệnh truyền nhiễm loại B theo luật định, quản lý theo loại A.
Sáng ngày 23/1, Bộ chỉ huy phòng chống và kiểm soát dịch bệnh thành phố Vũ Hán tuyên bố, 10h sáng cùng ngày hôm đó hệ thống giao thông công cộng toàn thành phố (11 triệu người) đã tạm dừng hoạt động toàn bộ những phương tiện vận chuyển hành khách rời khỏi Vũ Hán như xe buýt, máy bay, tàu xe… Thời gian phục hồi còn chưa rõ. Sau vài giờ đồng hồ, thị trấn Hoàng Cương lân cận (khoảng 7 triệu người) cũng thông báo những biện pháp phong tỏa tương tự.
Ngày 24/1, Vũ Hán sẽ dừng phục vụ đặt xe online.
Bộ tài chính ĐCSTQ nói, sẽ giải ngân 1 tỷ nhân dân tệ từ ngân sách của tỉnh Hồ Bắc nhằm hỗ trợ khống chế dịch bệnh. Tờ “Tin tức Bắc Kinh” đã trích dẫn nguồn tin từ một công ty xây dựng, rằng ngoài hành động hạn chế ra, Vũ Hán còn lên kế hoạch xây dựng một bệnh viện mới để điều trị trong vòng 6 ngày. Thành phố Ngạc Châu gần đó cũng đóng cửa bến xe lửa.
Bắc Kinh hủy đại hội, gồm hai cuộc họp năm mới và thông báo với du khách sẽ đóng cửa Tử Cấm Thành, điểm du lịch nổi tiếng nhất của thủ đô, cho tới khi có thông báo khác.
Gauden Galea, đại diện của Tổ chức y tế thế giới tại Bắc Kinh nói: “Trong lịch sử y tế cộng đồng, việc phong tỏa 11 triệu người là điều chưa từng xảy ra.”
Theo thông tin trên truyền thông, dịch bệnh này đã lan rộng tới rất nhiều quốc gia và khu vực, bao gồm cả Mỹ. Trái với Trung Quốc, nước Mỹ đã có cách ứng phó rất khác biệt đối với dịch bệnh này.
Mỹ báo cáo, chẩn đoán chính xác và minh bạch trước công chúng
Ngày 08/1, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thông báo cho các bác sỹ lâm sàng trong các tổ chức y tế chú ý tới virus mới.
Ngày 15/1, một thanh niên khoảng 30 tuổi trở về Mỹ từ Vũ Hán, đã nhập cảnh vào thành phố Seattle.
Ngày 16/1, người này đã tới Washington khám bệnh. Sau khi kiểm tra hành trình du lịch, nhân viên y tế ý thức được có thể người này đã nhiễm virus mới, lập tức nhanh chóng lấy mẫu và liên hệ với CDC.
Ngày 17/1, CDC ra nhiều chỉ đạo hơn cho các tổ chức và nhân viên công tác trong ngành y tế.
Tối ngày 20/1, CDC chẩn đoán bệnh nhân này đã mang theo virus mới có tên Corona.
Ngày 21/1, CDC tổ chức họp phóng viên qua điện thoại, xác định trường hợp người Mỹ đầu tiên mắc viêm phổi Vũ Hán.
Ngày 21/1, Jay Inslee, thống đốc bang Washington phát biểu, sở y tế nhà nước và địa phương cấp 1 đã chuẩn bị tốt cho tình hình trước mắt. Hễ Mỹ xuất hiện trường hợp khác mắc bệnh, bang này sẽ “tiếp tục chia sẻ những thông tin có liên quan nhằm hỗ trợ lẫn nhau.”
Ngày 22/1, khi trả lời phóng viên tại thị trấn Davos, Tổng thống Trump bày tỏ: “Chúng tôi xác thực đã có một kế hoạch. Tôi cho rằng, điều này sẽ được xử lý rất tốt. Chúng tôi đã xử lý nó rất tốt. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) rất tuyệt, họ là những chuyên gia xuất sắc. Tình hình của chúng tôi rất tốt.”
“Chúng tôi hoàn toàn kiểm soát nó.” TT Trump nói, đây là một du khách trở về Mỹ từ chuyến du lịch tới Trung Quốc. “Chúng tôi đã có thể kiểm soát nó (virus). Mọi chuyện sẽ tốt thôi.”
Mỹ tổng hợp danh sách bệnh nhân tiềm ẩn, tăng cường giáo dục cộng đồng
Các quan viên CDC đang tổng hợp danh sách chi tiết những nhân viên mà bệnh nhân này có thể đã tiếp xúc khi quay trở lại Mỹ. Trọng điểm hiện nay là xác định chuyến bay và vị trí của anh ấy trên máy bay, nhằm sàng lọc những người từng tiếp xúc với anh.
Đồng thời, CDC nhấn mạnh việc giáo dục ý thức an toàn cho du khách. Trên máy bay sẽ dùng song ngữ Trung – Anh thông báo các thông tin phòng tránh và cần chú ý về bệnh viêm phổi Vũ Hán cho hành khách.
Nếu ai đó tới phòng cấp cứu, điều đầu tiên được hỏi là, 14 ngày trước có từng tới Trung Quốc không, hoặc 14 ngày trước có từng tiếp xúc với ai đến từ Trung Quốc hay không.
Mỹ sử dụng người máy chữa trị
Tờ The Guardian cho biết, vào ngày 22/1, George Diaz, Giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Trung tâm y tế khu vực Everett Providence cho biết: Tình trạng sức khỏe của người bệnh viêm phổi Vũ Hán đầu tiên “khiến mọi người rất hài lòng”.
Ông nói, bệnh nhân đã được đưa vào khoang cách ly, được đưa tới bệnh viện bằng xe cứu hộ, và vận chuyển cả người và khoang cách ly vào khu trị liệu đặc biệt được cách ly. Bệnh nhân chỉ có thể hoạt động trong căn phòng cách ly 6x6m. Phòng bệnh chỉ có một cửa ra vào, do nhân viên y tế trông coi. Bất kỳ ai ra vào khu vực này đều phải mang thiết bị bảo hộ đặc biệt Capr và tiến hành tiến hành phòng hộ nghiêm mật.
George Diaz nói, ông điều khiển người máy ngoài cửa sổ phòng cách ly. Người máy trị liệu là một trong những cách được áp dụng nhằm giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm virus. Năm 2015, virus Ebola bùng phát tại Tây Phi, bệnh viện này đã thiết lập một phòng bệnh đặc biệt. Hiện nay đã có 2 phòng bệnh và đang lên kế hoạch chuẩn bị 10 phòng bệnh nữa, phòng khi cần dùng tới.
Quan chức của tổ chức y tế Mỹ một lần nữa khẳng định, nguy cơ của viêm phổi Vũ Hán hiện nay với người Mỹ vẫn rất nhỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét