I. Tóm lược tiểu sử
Thi bá Vũ Hoàng Chương người Nam Định, sinh năm 1916. Tốt
nghiệp tú tài 1937. Từng theo học Luật, học Toán không thành.
Sau đó đi dạy học và làm thơ, viết kịch. Năm 1944 Ông kết hôn
với Đinh Thục Oanh là chị ruột của nhà thơ Đinh Hùng.
Năm 1954, hiệp định Geneve, Ông di cư vào Nam tiếp tục nghề dạy
học tại các trưỡng Chu Văn An, các tư thục….và làm thơ, văn…
Năm 1959 Ông đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật toàn quốc với tập
thơ Hoa Đăng và đi tham dự hội nghị Thi Ca Quốc Tế taị Bỉ… Năm
1972 Ông đoạt giải Văn Chương toàn quốc…
<!>
II. Món quà không nhận
Sau khi Việt Nam Cộng Hòa bị Hoa Kỳ bỏ rơi và thất thủ
30-4-1975, Hà Nội cử Cù Huy Cận, nhà thơ và là Bộ Trưởng Văn
Hoá Thông Tin vào Sài Gòn để dò xét tình hình đồng thời chiêu
dụ giới Văn Nghệ sĩ miền Nam hợp tác. Huy Cận đã đến thăm Vũ
Hoàng Chương với quà cáp hậu hĩnh gồm có: một chai rượu quí,
một lọ đầy thuốc phiện, một ảnh Hồ Chí Minh. Ông nhờ thi sĩ đề
tặng mấy câu thơ vào ảnh Hồ Chí Minh (mục đích lập công, đồng
thời có chiêu bài để chiêu dụ giới văn nghệ sĩ miền Nam).
Cuộc hội ngộ thân mật sau thời gian dài xa cách, vì hai
người đã từng quen biết nhau ở Hà Nội. Song, khi Huy Cận đề
nghị Thi Sĩ đề thơ lên ảnh Hồ Chí Minh, Ông im lặng không nói,
không hứa chi cả. Huy Cận, khi ra về hẹn ba ngày sẽ cho người
tới nhận bức hình. Vũ Hoàng Chương cũng chẳng nói chẳng rằng,
chỉ mấy lời tiễn bạn mà thôi.
Sau ba ngày, Huy Cận cho người tới nhận bức hình Hồ Chí Minh,
và được báo cáo rằng hai tặng vật vẫn y nguyên, và bức ảnh
quốc tặc Hồ Chí Minh vẫn vậy. Huy Cận rất tức giận, chờ dịp…
III. Đêm Họp Mặt Văn Nghệ: Hoạ tòng khẩu xuất
Khoảng đầu tháng 4 năm 1976, Việt Cộng tổ chức cái gọi là
“Đêm Họp Mặt Văn Nghệ” do Thanh Nghị, tên Việt Cộng nằm vùng (năm
1968 tết Mậu Thân bị động chạy trốn vô bưng theo cái gọi là
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ) tổ chức. Phiá Hà Nội với lực
lượng hùng hậu gồm: Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Đình Liên, Hoài
Thanh… Phía Sài Gòn có Vũ Hoàng Chương… được mời tham dự
Đề tài thảo luận là 2 câu thơ của Tố Hữu trong bài “Đời
đời nhớ Ông” làm để khóc tên đồ tể Staline chết năm 1953:
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười
Thương mình thương một thương ông thương mười
Lần lượt Thanh Nghị, Huy Cận, Vũ Đình Liên…lên phát biểu. Dĩ
nhiên toàn những lời hoa mỹ ca tụng Tố Hữu, tên thi nô, trùm văn
nghệ lên tới mây xanh.
Để cho có tính thống nhất và cho có vẻ hài hoà Nam Bắc,
Hoài Thanh nhằm vào uy tín lớn của Vũ Hoàng Chương, nên đã tha
thiết mời Ông góp ý. Sau nhiều lần từ chối, chẳng đặng đừng…
Ông đã phát biểu…
Dưới đây là lời phát biểu của Vũ Hoàng Chương (theo tác giả Sông Lô):
“Thi nhân từ cảm xúc mỗi lúc tác động vào
tâm cảnh của mình, để hồn trí phản ứng theo thất tình con người mà vận
dụng thi tứ phổ diễn nên lời một tình tự nào đó, rồi đãi lọc thành thơ.
Sự vận dụng càng xuất thần, việc phổ diễn càng khẩu chiếm, thơ càng có
giá trị cao.
Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được ‘đóng khung’ tự bao
giờ trong tâm cảnh mình, Tố-Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ
diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm
thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất
tự nhiên, đạt đến một mức độ điêu luyện cao. Lời thẩm định của Thanh
Nghị thật xác đáng, tôi chịu. Nhưng thơ không phải chỉ có thế. Xuất thần
khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu
chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt; tức chưa phải
là hay. Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm
trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời
thơ thành gượng ép. Vấn đề của thơ, nói cho đến nơi, là ở đây, có nghiã
là thơ phải thực.
Tố-Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việt Nam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việt Nam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việt Nam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?
Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài ‘Đời đời nhớ Ông’ Tố-Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin”
Chắc chắn là không có một bà mẹ Việt Nam nào, kể cả Bà Tố-Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ.
Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp, thơ hay, mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố-Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việt Nam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm.”
Tố-Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việt Nam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việt Nam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việt Nam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?
Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài ‘Đời đời nhớ Ông’ Tố-Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin”
Chắc chắn là không có một bà mẹ Việt Nam nào, kể cả Bà Tố-Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ.
Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp, thơ hay, mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố-Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việt Nam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm.”
Theo tác gỉa Sông Lô, qua sự phân tích và lý giải của Vũ Hoàng
Chương, đám khán thính gỉa Hà Nội đã rất sôi nổi. Có người
muốn phản bác lập luận của Ông, nhưng thấy không có chỗ hở,
họ bèn đề nghị Vũ Hoàng Chương nói về “Thi ca” mong có kẽ hở
để phê phán bắt bẻ. Ông đã diễn đạt như sau:
“Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách
rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại
thơ tình tự hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng. Nói
thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng
hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không
được láo; nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa
hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc
sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy.”
“Tôi xin nhắc: sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca; vì có
sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có
sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian,thời gian, chân lý
cuộc sống.”
Mấy ngày sau cái gọi là “Đêm Họp Mặt Văn Nghệ”, thi sĩ Vũ
Hoàng Chương bị bắt và bị đưa vào tù khám lớn Chí Hoà…!!!
Như vậy là đại hoạ đã đến với Ông. Tuy Ông biết trước nhưng
không tránh, không thèm tránh do tâm Liêm sỉ và tính Khí phách
cao vời của Ông. Ta thấỳ, trong bài thơ “Vịnh Tranh Gà Lợn” có
câu: “Rằng vách có tai, thơ có hoạ “. “Thơ có hoạ”, rõ ràng,
chính Ông đã biết trước trong tình thế đương thời rất dễ bị
tai hoạ vì thơ, nhưng không lo và không cần tránh.
Bỡi vì, khi Huy Cận đến viếng, nếu Ông muốn đổi màu như con
tắc kè, phản suy phù thịnh thiệt là dễ vô cùng. Liêm sỉ của
Thi Bá ở chỗ này.
Riêng về khí phách của Ông đã biểu hiện qua phần phê bình 4
câu thơ của thi nô Tố Hữu và phần thuyết giảng về “Thi ca” đã
đề cập ở trên. Và “hoạ tòng khẩu xuất” chính tại nơi đăy…!!
Ngoài ra, Liêm sỉ, Khí phách của Ông cũng đã thể hiện từ
trước qua câu thơ: “Lòng lợn âm dương một tấc thành ” trong bài
“Vịnh Tranh Gà Lợn.”
Tóm lại, qua bài “Vịnh Tranh Gà Lợn”, tác giả đã biết
trước “thơ có hoạ” song Ông vẫn “một tấc thành”. Đó là tư cách
của kẻ sĩ.
Ông đã tiêu biểu sáng ngời cho hạng người hiếm thấy: Phú quí bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất.
Ông bị bắt ngày 13-4-1976 và mất ngày 6-9-1976 sau khi Việt Cộng cho về nhà 5 ngày!
IV. Thơ của Vũ Hoàng Chương và Thơ hoạ
Vịnh Tranh Gà Lợn
Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành,
Gà lợn om sòm rối bức tranh.
Rằng vách có tai, thơ có hoạ
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành.
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.
Gà lợn om sòm rối bức tranh.
Rằng vách có tai, thơ có hoạ
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành.
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.
Vũ Hoàng Chương
Xót xa số phần hẩm hiu của một kẻ sĩ tài danh, hậu sinh
phụng hoạ bài “Vịnh Tranh Gà Lợn” để ca ngợi liêm sỉ, khí
phách của Ông, đồng thời cũng nghiêm mình kính cẩn chào và
chúc Ông an lạc nơi cõi vĩnh hằng:
Thi Bá Vũ Hoàng Chương
(Phụng hoạ bài Vịnh Tranh Gà Lợn )
(Phụng hoạ bài Vịnh Tranh Gà Lợn )
Quốc bại vong nhân phận phải đành
Thế mà phong thái đẹp như tranh
Ung dung trước lũ quàng khăn đỏ
Bình thản quanh bầy phản áo xanh
Dẫu biết hoạ tòng trong khẩu xuất
Vẫn đem lý giải với tâm thành
Chỉ vì cóc nhái ngồi bàn độc
Cưỡi hạc… non Bồng ngắm nguyệt thanh
Thế mà phong thái đẹp như tranh
Ung dung trước lũ quàng khăn đỏ
Bình thản quanh bầy phản áo xanh
Dẫu biết hoạ tòng trong khẩu xuất
Vẫn đem lý giải với tâm thành
Chỉ vì cóc nhái ngồi bàn độc
Cưỡi hạc… non Bồng ngắm nguyệt thanh
Nguyễn Minh Thanh cẩn bút
V. Lời kết
Qua câu chuyện của Vũ Hoàng Chương và Huy Cận, chúng ta thấy
có điểm hơi giống chuyện cúa Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường
đời vua Gia Long.
Kết thúc tiểu truyện bi hùng: Thi bá Vũ Hoàng Chương khí
phách cao vời với “Hoạ tòng khẩu xuất”, xin mượn câu đáp khí
khái của tiên sinh Ngô Thì Nhậm lẫm liệt với tên Đặng Trần
Thường tiểu tâm; để xót xa, ca ngợi bậc tài danh, một Kẻ Sĩ
tiêu biểu trong Văn Học Miền Nam: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu,
gặp thời thế, thế thời phải thế “.
Nguyễn Minh Thanh biên soạn
Tham khảo các trang web:
Nguyệt San Việt Nam: bài viết của Phạm Công Bạch
Đàn Chim Việt: bài viết của Sông Lô
Wikipedia: về Vũ Hoàng Chương
Wikipedia: về Ngô Thì Nhậm
Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh
Đàn Chim Việt: bài viết của Sông Lô
Wikipedia: về Vũ Hoàng Chương
Wikipedia: về Ngô Thì Nhậm
Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh
Nguồn: Tác giả gửi
Sangtao.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét