“Tôi từng nghe việc quan chức đi nhậu, cuối giờ thì gọi doanh nghiệp đến thanh toán. Điều này không khác gì việc anh lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi”.Góp ý vào Dự thảo Luật phòng chống t.h.a.m.n.h.ũ.n.g tại điều 25, nhiều chuyên gia cho rằng, cần quy định cụ thể hơn về việc ca’n bộ được nhận quà mang tính chất lưu niệm có giá trị đến 2 triệu đồng. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng: “Ý tưởng hạn chế giá trị nhận quà tặng lưu niệm là đáng hoan nghênh” Tuy nhiên cần làm rõ khái niệm thế nào là “quà lưu niệm?”.
<!>
Lúc nào thì được nhận quà lưu niệm? nhận quà ở đâu? Không được nhận quà trong trường hợp nào? Mỗi người một năm được nhận bao nhiêu quà? Bởi lẽ cán bộ công chức, viên chức phải có lý do gì mới được nhận quà chứ? Không lẽ bỗng dưng người ta tặng quà cho cán bộ khi họ thực hiện công vụ, nhiệm vụ?
Điều 25 về việc tặng quà và nhận quà tặng nêu rõ: “Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được phép nhận quà tặng mang tính chất lưu niệm và có giá trị đến 2 triệu đồng trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ”
Trường hợp quà tặng có giá trị trên 2 triệu đồng, thì người nhận quà phải nộp lại quà tặng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị mình…”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đề nghị, cần có chế tài kiểm soát việc nhận quà, tặng quà lưu niệm nếu luật này được thông qua.
“Cơ quan soạn thảo luật cần quy định rõ, người nhận quà phải làm đơn khai báo là đã nhận quà của ai? giá trị bao nhiêu? Việc nhận quà có hợp pha’p không…?
Tôi cho rằng, cần có quy định rõ như vậy để phân biệt thế nào là quà tặng lưu niệm, thế nào là đút lót, h.ố.i l.ộ, tránh việc tặng quà trở thành nguồn t.h.a.m.n.h.ũ.n.g hợp pha’p của cán bộ”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trao đổi với ph0’ng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 7/7.
Vị chuyên gia kinh tế này cảnh báo, nếu không quy định rõ việc tặng quà, nhận quà tặng, rất dễ xảy ra tình trạng ca’n bộ công chức, viên chức lạm quyền.
“Khi không có quà tặng, có thể người ta sẽ bằng nhiều cách để bă’t doanh nghiệp, người dân phải “lòi” quà ra”.
Góp ý thêm vào Dự thảo Luật phòng chống t.h.a.m.n.h.ũ.n.g, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh kiến nghị, cần bổ sung, quy định cụ thể hơn các h.à.n.h vi như lạm quyền, sách nhiễu, mua chuộc là một dạng t.h.a.m.n.h.ũ.n.g n.g.u.y h.i.ể.m.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nêu dẫn chứng: “Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, hiện nay xuất hiện tình trạng, quan chức đi nhậu, cuối giờ thì gọi doanh nghiệp đến thanh toán.
Tôi từng phản ánh sự việc này với 2 vị Chủ tịch của hai tỉnh khác nhau, đồng thời đề nghị họ nghiêm cấm tình trạng này. Tuy nhiên trong số đó, một vị thì trả lời rằng, đó chỉ là việc ăn nhậu bình thường. Nhưng tôi biết có những vụ nhậu nhẹt rất kinh khủng, khiến doanh nghiệp hao tốn tiền bạc.
Có doanh nghiệp từng mang rất nhiều tiền tới thanh toán sau buổi nhậu, nhưng không đủ, nên đành ghi nợ, lúc khác trả.
Nếu cứ thường xuyên làm như vậy thì doanh nghiệp sẽ “ch.ế.t”. Bên cạnh đó, cũng theo phản ánh, một số cơ quan nhà nước mà tôi không muốn nêu tên, thường xuyên gửi thư “yêu cầu” doanh nghiệp phải mừng tuổi, mừng năm mới, ủng hộ kinh phí cho cán bộ cơ quan đó đi nghỉ mát…
Các hành vi như vậy phải được coi là t.h.a.m.n.h.ũ.n.g. Nó không khác gì việc anh lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi. Đây là hành vi rất xấu xa, đáng lên án “, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh viện dẫn.
Vị chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng, việc doanh nghiệp bỏ tiền “mua chuộc” quan chức dưới các hình thức khác nhau cũng cần được xem như một dạng biến tướng của t.h.a.m.n.h.ũ.n.g hiện nay.
“Trước đây một vị ông Đại xứ Bắc Âu có nói với tôi rằng, ông ta thường xuyên nhận được lời mời đi nghỉ dưỡng của một doanh nghiệp sản xuất b.i.a tại Việt Nam, vì ca’n bộ này có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Toàn bộ chi phí ăn, nghỉ phía công ty sẽ trả tiền. Nhưng ông Đại sứ không chấp thuận vì sợ bị m.ấ.t chức, hoặc thậm chí có thể phạt tù.
Thực tế trên có thể thấy rằng, t.h.a.m.n.h.ũ.n.g đã biến tướng dưới nhiều hình thức chứ không chỉ riêng chuyện tặng quà, nhận quà, đưa, nhận h.ố.i l.ộ…
Tôi đề nghị trong luật phải bổ sung, làm rõ và nghiêm cấm tình trạng này”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đề nghị.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XI, X cho rằng, cần ngiêm cấm cấn cán bộ công chức, viên chức nhận quà tặng dưới bất kỳ hình thức nào.
“Bác Hồ đã dạy rằng: “Không được đụng đến cái kim, sợi chỉ của dân”. Vậy tại sao họ lại đưa ra quy định (dự thảo) lạ như vậy?
Tôi cho rằng, Trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ, chẳng có ai bỗng dưng tặng quà, nhận quà nếu không có vấn đề lợi ích đi kèm.
Nếu hôm nay tôi tặng ông hai triệu đồng, ngày mai tôi tiếp tục tặng hoặc phải tặng, thì lấy tiền đâu mà mua quà tặng? Hai triệu đồng đối với người dân vùng khó khăn có khi là cả gia tài đấy! Do vậy, đây là đề xuất rất n.g.u.y h.i.ể.m”, Tướng Thước nói.
Tướng Thước quả quyê’t: “Cái gì không nằm trong tiêu chuẩn quy định chung của công chức, viên chức thì tuyệt đối cấm. Họ (công chức, viên chức – PV) là người làm công ăn lương, sống bằng thuế của dân phải có trách nhiệm phục vụ nhân dân chứ không phải suốt ngày chỉ nghĩ tới chuyện nhận quà.
Còn việc cán bộ làm tốt nhiệm vụ thì thưởng, mắc lỗi thì phạt. Nếu thêm cái quy định cán bộ được nhận quà thì chẳng khác nào tiếp tay cho t.h.a.m.n.h.ũ.n.g có đất làm ăn. Mặt khác nếu quy định trên được áp dụng trên thực tế, vô hình chung có thể khiến những người tốt trở thành người xấu vì thang giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn…”, Tướng Thước cảnh báo.
Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét