Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

QUỸ " HUYNH ĐỆ CHI BINH " TỔNG HỘI BĐQ QLVNCH


LTS: Bản thân tôi là một TPB/VNCH cấp độ tàn phế 70%, Năm 1986 tôi bịthêm bệnh Diabetiker, được Hội Đồng Y Khoa Germany xét duyệt tăngcấp độ tàn phế là 100%. Vì tôi mua ghe thuyền tự tổ chức vượt biển nênđem theo được đầy đủ giấy tờ, trong đó có Bản Cáo Tri của Trung Tâm Miễn Dịch vàđược HĐYK Đức công nhận. Đến bây giờ, đã 39 năm trôi qua, tôi cũng còn sống như trong mơ, với conthuyền nhỏ bé, tôi đã đem được 45 con người đến bến bờ tự do, đi từ sông Saigonra cửa biển Vũng Tàu, lúc này phỉ quyền còn cai trị khá gắt gao, công an khuvực lúc nào cũng „dòm ngó“ nhà dân, bằng những thủ thuật, tôi „qua mặt“ hết bọncông an Phường, Khóm, 2 lần, ra khỏi Vũng Tàu, vì sóng to gió lớn, con thuyềnnhỏ bé phải quay về, 7 giờ sáng tắp ghe vào chân cầu Calmet, trên ghe còn đầyđủ lương thực vì chưa ăn uống gì cả, khẩu K54 và 3 trái sáng được cất giữ kínđáo trên thuyền, không bị khó dễ, mọi người lên bờ an toàn, trở  về nhà, chờ đi lần thứ 3.
<!>
 Ngày 26.04.1980, tôiquyết định đi lần thứ 3, và được con tàu Cap Anamur của Tây Đức vớt trên biểnĐông đúng ngày Lễ Lao Động 01.05.1980, qúy độc giả muốn tìm hiểu về chuyến đitìm tự do này, xin liên lạc với TCDV, toà soạn sẽ gởi tới quý vị đoản văn “Câuchuyện vượt biển từ Thủ Đô Saigon”.
Tôi biết ơn và ghi nhận  việc làm của những người „cólòng“ đối với anh em TPB sống lây lất tại quê nhà.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam do bọn CS Hà Nội phát động từ năm1954-1975, miền Bắc không có một TPB nào sống sót trở về quê quán vì đúng nhưnhà văn hồi chánh Xuân Vũ đã viết trong các tác phẩm của ông, là bọn Bộ ChínhTrị Đảng CSVN quyết định “vứt xuống biển” tất cả thương binh của chúng, vì đemvề Bắc các bộ đội “què quặt” sẽ bị phản tuyên truyền, ngay như huyện Chương Mỹ,Tỉnh Hà Đông, quê của tôi, sau ngày 30.04.1975 không hề có một người TPB Bộ Độinào, trong khi cả ngàn thanh niên phải vào Quân Đội Nhân Dân để vô miền Nam xâmlăng. Qúy vị cứ hỏi những người  quê miềnBắc xem tôi nói có đúng không? Có một vài TPB Bộ Đội sống sót là nhờ sự chữa trịcủa các Bác Sĩ Quân Y QLVNCH, rồi sau Hiệp Định Paris được trao trả tù binh. SốTPB Bộ Đội này quá ít so với cuộc chiến kéo dài 21 năm.
Bọn CSVN chỉ có TPB khi cuộc chiến tranh xâm lăng Kampuchia xảy ra vì chúngđã chiếm trọn cả nước không thể giết hết các bộ đội bị thương như trước kia.

Đến đây, TCDV xin trích một đoạn trong tác phẩm QUÊ NHÀ 40 NĂM TRỞ LẠI củaHQ Trung Tá Phan Lạc Tiếp, để thấy thêm sự bịp bợm, gian manh, ác độc của ĐảngCSVN: “Giờ thì gió đã mát, đồng ruộng đã hiện ra, và hai bên đường, làng mạcxanh ngắt bóng tre lần lượt qua đi, qua đi. Có điều tại mỗi đầu làng xa, gầncon đường lớn, có các Nghiã Trang Liệt Sĩ. Ở đó cờ xí đã úa tàn, bạc phếch,nhưng các mộ bia, các nấm mồ cao thấp, có nhiều ngôi mộ xây cao, đắp huy hiệucờ đỏ sao vàng...Tôi buột miệng nói: “người chết nhiều quá!...” Các cháu tôinói: ”mới có đây thôi, xưa đi nghiã vụ, tiễn đưa ồn ào lắm. Sau đó là người đi,qua một vài lá thư, rồi đa số bặt tăm luôn. Người nhà trông mong bao nhiêu nămchả thấy tăm hơi gì. Sau 75, khi chiến tranh đã hết, gia đình, thân nhân ngườiđi đòi hỏi, chính quyền mới cho phổ biến tên tuổi các người tử trận. Vì thế, mồmả là thế, mà bên dưới đa số rỗng không. Có xác đâu mà bỏ vào....”

Nay thấy ở hải ngoại, bà con mình tổ chức những cuộc lạc quyên giúp anh emTPB/VNCH làm cho chúng nổi điên, chúng bèn ra chiêu, làm mất niềm tin trongviệc cứu giúp các TPB/VNCH là chúng thành công rồi. Tôi đưa ra một việc vừa mớixảy ra, anh TPB/BĐQ Lê Nhân là TPB/VNCH thật 100% mà chúng ngụy tạo đủ thứ giấytờ để biến anh này là một TPB/VNCH giả, nhưng thiên bất dung gian, các vị TrungĐội Trưởng, ĐĐT, TĐT của TPB/BĐQ Lê Nhân vẫn còn sống bên Mỹ nên việc xác nhậnlý lịch của TPB/BĐQ Lê Nhân đã quá dễ dàng, và anh BĐQ Huỳnh Văn Của đã thaymặt binh chủng BĐQ tường trình vụ việc trên các DĐ, đập tan âm mưu thâm độc củabọn người ác độc ở Bắc Bộ Phủ.
Ở hải ngoại, những người làm không bằng ai, ghen ăn tức ở đã vô tình tiếptay cho bọn VC để làm mất niềm tin của đồng bào đối với việc cứu trợ TPB/VNCH,nếu Dòng Chuá Cứu Thế không có sự yểm trợ từ hải ngoại thì làm sao có tiền đểcác LM tổ chức phát quà và khám bệnh cho bao nhiêu TPB của chúng ta?

Tri ân và hoan nghênh việc làm của Mũ Đỏ Trần Văn Dũng và các Anh Chị Em tại Na Uy.
Tri ân và hoan hô việc giúp đỡ TPB/VNCH của Nhóm Yểm Trợ TPB/ Tạp Chí Xây Dựng Houston – Texas (thành lập năm1995). 
Tri ân và cổ vũ việc tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh hàng năm do nguyên Nữ Trung Tá QLVNCH Nguyễn thịHạnh Nhơn và tất cả những anh chị em thiện nguyện cùng các nam nữ nghệ sĩ đãđóng góp công sức trong mỗi lần tổ chức.
Các anh em TPB nhận được sự trợ giúp là một niềm an ủi mà qúy vị còn nhớđến họ.

Trân trọng. 
Germany, 02.02.2018
-        Điều Hợp Viên  DĐ Ngôn Ngữ Việt,
-        Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
(Trung Úy Phế Binh BĐQ/QLVNCH)

Thưa quý Niên trưởng, Huynh trưởng và Chiến hữu

Tôi không biết Cọp Pleiku muốn nói tới chuyện gì! Nhưng nếu anh nhắc tới chuyện của ông Biên đó thì ông ta quả thật rất đáng bị chỉ trích. Tôi đồng tình với câu " lòng tham vô đáy " và " ăn cướp cơm " ( CƠM thôi nha, còn CHIM thì ...???!!! ) của anh em TPB cùng binh chủng. Nhân đây, tôi xin mạn phép kể hai câu chuyện nhìn người hoặc đến xem nhà rồi kết luận anh đó không đáng được trợ giúp chỉ vì một CH/TPB nào đó ở trong một ngôi nhà 2,3 tầng, thì cũng nên tìm hiểu xem anh đó là chủ, là có tiền nên mua được căn nhà đúc bê tông ngon lành, hay là ở chung với anh em, bà con, hoặc là nhà do cha mẹ chết đi, để lại cho ở.

Hai năm trước đây ( tháng 2/2017 ) tôi có chuyển tin một anh thuộc Liên Đoàn 5 BĐQ vào Egroup và các nơi khác, thì anh này bị mạnh thường quân ( có cả " phe ta " ) từ chối trợ giúp ( mặc dù đang nằm trong bệnh viện ) khi tới tìm nhà và thấy gia đình anh đó ở trong một căn nhà đúc 2 tầng ( không kể tầng trệt ) Rốt cuộc, chỉ có một nhóm - mà người đúng đầu là một cựu AET tặng một số hiện kim và hai Chiến Hữu ( khác Liên Đoàn ) một người là HT gốc Lính già, người kia là một TPB ( mù một mắt, Khóa 5/71 TĐ ) đèo nhau tới thăm tại bệnh viện và chia với bệnh nhân vài tờ giấc bạc ( tiền VN ) tình nghĩa để tỏ lòng Chi Binh trong tình Huynh Đệ với người CH không quen biết nhưng chung sắc áo. Không lâu sau đó, người TPB gốc LĐ5  ( Nguyễn Đức Tú TĐ 30/LĐ5 BĐQ ) được cho về nhà rồi...lìa đời.

Trường hợp thứ nhì, cũng trong năm 2017, là về một cựu chuẩn úy ( gốc Khóa 5/71 TĐ ) mù hai mắt trong trận Quảng Trị tháng 8/1972, cũng bị một hội đoàn nổi tiếng từ chối giúp đỡ vì anh sống trong một ngôi nhà cổ " rất bề thế " ( người có nhiệm vụ quyết định trích quỹ không màng tới rêu phong đầy tường và mái ngói rệu rạo của ngôi nhà được cha của anh bạn đó để lại cho con) và "TPB gì mà có con tốt nghiệp Đại Học rồi còn được cho du học để lấy bằng Tiến Sĩ, chưa kể còn có một chiếc xe hơi nằm chình ình trong nhà?!" Hóa ra, trong quan niệm của đời thường, TPB là phải khố rách áo ôm, con cái nhóc nheo, ốm đói, la lết, nhếch nhác, thất học thì mới đạt tiêu chuẩn là TPB chăng? Còn chiếc xe hơi?! Đó là một chiếc xe phế thải, được đứa con vốn có khiếu sửa chữa máy móc, mua đồ lạc xon về vá víu lại. Chiếc xe đó được ( người hiểu chuyện ) đánh giá là nhìn y hệt như cái áo chằng chịt mối vá của trưởng lão cái bang trong phim truyện Kim Dung, còn trị giá của nó thì rẻ hơn cả một chiếc xe gắn máy cũ do Trung cộng sản xuất. Rất may, một người có uy tín trong hội đoàn ở Toronto đó đã nghĩ lại và trích tặng cho anh bạn khóa 5/71TĐ ( Nguyễn Ngọc Tín TĐ 37/ LĐ1/BĐQ ) một ít hiện kim sau khi biết rõ nội tình và sự thật về căn " nhà cổ " và chiếc xe hơi đó.

Theo thiển ý của tôi, xương máu của một TPB là một hy sinh không thể nào bù đắp. Huống chi, Chiến hữu hoặc Đồng đôi đó mang thương tật từ lúc tuổi đời tươi đẹp nhứt. Cho nên- nếu các CH/ ĐĐ đó không có lời " trả giá " hay đòi hỏi ( phải được trả ơn )- thì chút quà mọn đó đây hoăc định kỳ ( hằng năm, hay 1/2 năm chẳng hạn ) gởi cho họ, là một việc nên làm ( nếu như chúng ta có khả năng ) để bày tỏ Tình Huynh Đệ, Nghĩa Chi Binh vốn là dấu ấn RẤT ĐẬM NÉT trong lòng người Lính QLVNCH thuở xưa.
Kính chúc sức khỏe, an vui và  hạnh phúc cuối tuần đến với cả Nhà

HUỲNH VĂN CỦA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét