Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Một vài nhận xét về Chính tả Việt Nam -. Mạnh-Bich

Vấn đề viết đúng tiếng Việt vẫn được giới làm báo, làm sách nhắc đến từ lâu và chỉ chau mày hay lắc đầu mỗi khi đọc một bản thảo hay một ấn phẩm có nhiều "lỗi" chính tả. Sau đấy lại thôi, không bàn đến n"a, làm như chuyện viết sai tiếng Việt là một thứ bệnh nan y của người Việt-nam, đành chấp nhận, phải "sống với nó" vậy. Điều lạ là ngay từ trong học đường, ở cấp tiểu học đã có nh"ng giờ chính tả để dạy cho học sinh viết đúng tiếng mẹ đẻ. Ấy vậy mà khi đã trưởng thành, trên cương vị nhà văn, nhà báo, nhà thơ - điều này cũng xẩy ra ngay trong giới cầm bút Pháp - lỗi chính tả lại không được xem là một giá trị cần phải gìn giữ.<!>
Ngược lại, khi nói đến "Lỗi chính tả" thì một số rất đông đảo người làm văn học, viết sách, làm thơ lại dựa vào một cuốn tự điển hay, tệ hơn, trên một thói quen nào đó để quả quyết sự viết đúng của một số chữ, không cần đếm xỉa đến công dụng của chính tả.
Kẻ viết bài này không có ý áp đặt một khuôn phép chính tả vì đấy là nhiệm vụ của một viện hàn lâm đặc trách về ngôn ngữ. Nhưng gần đây, trước những sự xác định nên xem ngôn ngữ được dùng trong các tự điển Miền Bắc như một giá trị tuyệt đối, nên dùng làm tiêu chuẩn, của vài cán bộ văn hóa cộng sản nêu lên, và hơn nữa, trước lối nhắm mắt chấp nhận những tiêu chuẩn chính tả đã được một số từ điển gia, pháp lý gia hay thần học gia tên tuổi sử dụng, tưởng cũng nên đặt lại vắn đề "lỗi chính tả" một cách dân chủ tiến bộ và thông minh hơn.
Từ xưa, do địa vị "nôi văn hóa Việt", ngôn ngữ Miền Bắc được xem như tiêu chuẩn để viết đúng tiếng Việt. Và trong gần hai thế kỷ, tinh thần thống trị ấy được giới làm văn chấp nhận một cách thoải mái vì tính "chuộng nhàn" vốn là một dân-tộc-tính của ta. Trong khi ấy, ngay vào buổi sơ khai của nền văn học quốc ngữ, Phan-kế Bính đã có những nhận xét rất nghiêm chỉnh về những sai lầm chính tả trong tiếng nói của mỗi vùng Bắc, Trung, Nam.
Ví dụ : Người Bắc nói : ông zời (ông trời), mặt zăng (mặt trăng), uống ziệu (uống rượu), zồng cây ăn chái (trồng cây ăn trái), phong chào chanh đấu (phong trào tranh đấu), nhọ nhem (lọ lem), con zộng (con nhộng), con zện zăng tơ (con nhện giăng tơ), zọng zao hàng (giọng rao hàng), xự zối zá (sự dối trá) v.v... Do đó, có sự lầm lẫn trong cách viết những chũ bắt đầu bằng tr, ch, gi, d, nh, s, x ...
Nguời Trung (người Huế), không quen (vì ngại hay không thấy là cần thiết) phân biệt dấu hỏi dấu ngã, cũng như lẫn lộn những chữ :
nh/gi đầu chữ - ví dụ : cái già (cái nhà)
con giện (con nhện)
c/t cuối ch" - ví dụ : rửa mặc (rửa mặt) - chuyện lặc vặc (chuyện lặt vặt)...
- n/ng cuối chữ - ví dụ : ăng cơm (ăn cơm) - băng khoăng (băn khoăn) ...
Nhiều nhà văn người Nam cũng có tinh thần ấy, không chú trọng sự phân biệt hỏi ngã, và có những lầm lẫn về chính tả như người Trung. Ngoài ra còn có sự lẫn lộn :
- v/gi như : giội giàng giủ nhao đi giề (vội vàng rủ nhau đi về)
- ượu/ụ như : ún giụ (uống rượu)
- t/c và au/ao như : giủ nhao chơi cúc bắt (rủ nhau chơi cút bắt) - trời mưa như trúc (trút) v.v...
Nói như vậy không có nghĩa là người Nam, người Trung cũng như người Bắc nói chuyện với nhau không ai hiểu ai cả vì tiếng nói của mỗi địa phương đầy rẫy những lỗi!
Vậy vấn đề là thế nào là "lỗi" chính tả? Nên xác định như thế nào để thống nhất chính tả tiếng Việt? Trước hết, không nên dựa vào thói quen hay vì có một "vị chức sắc văn học" nào đấy đã dùng nên mọi người phải rập khuôn theo.
Trước khi nói đến sự xác định - chuyện ấy "còn khuya", vả lại, đấy là việc làm của một viện hàn lâm ngôn ngữ quốc gia - tôi xin tạm đặt một nguyên tắc chính về "sự" viết đúng : một chữ viết đúng không tạo sự lẫn lộn ý nghĩa với một chữ khác.
Ví dụ :
con dao, dao động (chuyển động đong đưa) - giao thiệp (vận chuyển sang nơi khác)
nổi trôi (nằm trên mặt nước) > nông nổi (không sâu) - nỗi niềm, nông nỗi (trạng thái tâm hồn).
trinh tiết (không bị hoen ố) - chiến chinh (đi xa)
Nếu không, có thể tùy tiện mà dùng trong khi chờ đợi thẩm quyền của một viện hàn lâm đặc trách xác định thể thức chính tả.
Ví dụ :
dòng sông = giòng sông nhưng không nên viết dòng dống, dòng dã ! (mời xem phần phụ lục)
sử dụng = xử dụng nhưng không thể viết xử xanh, sử án, ngu suẩn v.v...
lầm lỗi = nhầm lỗi nhưng không ai viết nhầm nhì (lầm lì)
dơ duốc = nhơ nhuốc nhưng không nên dùng nhơ nháy (dơ dáy), nhơ nháng (dơ dáng)
giữ dìn # giữ gìn , dữ dìn v.v... (d và gi là một âm để hợp với một âm khác. Ví dụ : d+ơ, d+ìn - gi+a, gi+ỏi )
Trư(c)ng hợp chữ gì là trầm bình thanh của âm gi ?

Vậy trong những đoạn sau đây, tôi xin bàn riêng về vấn đề :
1- dấu hỏi, dấu ngã
2- phận biệt tr và ch (đầu chữ)
3- phân biệt d, và gi (đầu chữ)
4- n và ng (cuối chữ)
5- c và t (cuối chữ)

***

I- Dấu hỏi và dấu ngã
1- Nguyên tắc chung, căn bản : Tiếng Việt gồm có những chữ thuần túy Việt nam và những chữ hán-việt. Vậy khi áp dụng "luật" hỏi, ngã phải cần phân biệt tiếng Việt thuần túy và tiếng hán-việt (tiếng tàu trở thành tiếng việt)
1- Tiếng Việt thuần túy là những tiếng đã có sẵn trong ngôn ngữ của ta : nhà, vườn, ruộng, ăn, uống, đi, nằm, ngồi, buồn, vui, giận, ghét v.v...
Những chữ hán (chữ tàu) đồng nghĩa với những chữ ấy như : gia, viên, điền, thực, ẩm, hành, ngọa, tọa, sầu, hỉ, nộ, hỉ v.v... được đem dùng trong ngôn ngữ của ta gọi là chữ hán-việt.
Vậy làm thế nào để phân biệt được chữ nào là thuần túy Việt-nam? Ngoài những trạng từ thường có dạng đơn âm như đã, cũng, những, mải, mãi, hãy, để, cả, rồi, mà, nhưng, vì, nếu, như, nếu như v.v... cách phân biệt tốt nhất là suy từ những chữ kép láy. Kép láy là những chữ có một tiếng chính (có nghĩa) và một tiếng phụ (không có nghĩa) được ghép vào để nghe cho êm tai (euphonie). Ví dụ : buồn-bã, vui-vẻ, nhớ-nhung, ồn-ào, lo-lắng, chát-chúa, v.v...

Một tiếng đơn âm trở thành kép láy phải theo định luật phối âm (assonance) của tiếng Việt.
1a- Định luật ấy là :
* Huyền < > ngã < > nặng
- dấu huyền/ dấu ngã : bẽ-bàng, rõ-ràng
- dấu ngã/ dấu nặng : rõ-rệt, rũ-rượi
- dấu ngã/ dấu ngã : đĩ thõa,
- dấu huyền/ dấu huyền : bàng-hoàng, chàng-ràng
- dấu nặng/ dấu nặng : bịn-rịn, lục-đục.
- dấu huyền/ dấu nặng : nặng-nề, bề-bộn
* Hỏi < > sắc < > không
- không dấu/ dấu hỏi : bỏ-bê, vui-vẻ, bảnh bao, hở hang...
- dấu hỏi/ dấu sắc : lở-lói, rả-rích, hí hửng
- dấu hỏi/ dấu hỏi : đỏng đảnh, xởi-lởi, lỉnh-kỉnh, lủng củng...
- không dấu/ không dấu : lông bông, lang thang, thênh thang, mênh mông...
- không dấu/ dấu sắc : le lói, thâm thúy, trơ tráo, nhâng nháo...
- dấu sắc/ dấu sắc : tí-tách, nhắng nhít, rối rít, thút thít...

1b- Cách suy ra dấu hỏi, ngã : Nhờ định luật ấy, ta có thể nhận diện được dấu hỏi, dấu ngã đối với một số chữ đơn âm như :
rõ < rõ ràng, rõ rệt
ngỡ < ngỡ ngàng, lỡ làng
rảnh < rảnh rang, bảnh bao
hỏi < hỏi han, lở lói
nở < nở nang, hở hang
ngỗ < ngỗ nghịch # ngổ-ngáo
ngẩm < ngán ngẩm # ngẫm nghĩ = ngẫm + nghĩ)
mải < mê mải (mải làm quên ăn) # mãi (làm việc mãi không thôi)
Chú ý : Do đó, ta có thể giải thích được nguyên nhân của nh"ng âm hỏi, ngã trong những trường hợp sau :
cũng = cùng
đã = đà
tĩnh = tịnh
ngỡ = ngờ v.v...

1c- Ngoại lệ : Tuy nhiên, trong bất cứ ngôn ngữ hay văn phạm nào cũng vậy, luôn luôn có những ngoại lệ buộc ta phải thận trọng khi dùng dấu hỏi, dấu ngã. Ví dụ :
- trong những chữ kép gồm có hai chữ đều có nghĩa : ủ-rũ (ủ-ê + rũ rượi); rảnh rỗi (rảnh rang + rỗi)
- nhiều tiếng không đứng trong định luật nói trên như : trơ trẽn, phỉnh phờ, ngoáo ộp, xiêng xẹo, lam lũ, mỏi mòn, ngoan ngoãn, khe khẽ v.v...
Cũng may mà những trường hợp ngoại lệ không có nhiều nên không đến nỗi làm nản lòng người có dụng tâm viết chính tả đúng!

2- hỏi, ngã trong chữ hán -việt
Như trên đã nói, khi các cụ của chúng ta đem dùng tiếng tàu trong ngôn ngữ của ta, các cụ đã nghiên cứu thông minh về cách phát âm của tiếng tàu. Tôi nói thông minh vì tiếng tàu không có nhiều thanh (son) - hỏi, ngã, th, tr, đ, r, n - như tiếng việt và hơn nữa không có nhiều âm (ton) - nhị âm (diphtongue), tam âm (triphtongue) như của ta, nhưng các cụ đã nhận thấy được sự dị biệt của mỗi chữ nên đã đem dấu hỏi, dấu ngã vào những tiếng hán-việt ấy.
Ví dụ : phụ =/= phủ
ương =/= ang
iêu =/= iu
phúc =/= phú
Do đấy, dấu hỏi, dấu ngã được đặc biệt dùng cho mỗi loại chữ hán-việt. Tổng quát, ta nhận thấy những loại sau đây :
2a - Chỉ dùng dấu hỏi những chữ bắt đầu bằng:
A - Â : ải, ảnh, ẩm, ẩn, ẩu v.v...
B : bản, bảng, bảo, bỉ, biển, bổng lộc, bỉnh bút , biển lận v.v..
Ngoại lệ : bãi chức, bãi triều
C : cải, cảm, cảo, cẩm, cảng v.v... Ngoại lệ : long cỗn, cưỡng bách, lưu cữu
CH : chẩn, chỉnh, chỉ, chủng, chưởng, chử (cái chày)
D : Không có ngoại lệ
Đ : đả, đảm, đảng, đảo, đẳng, điểm, điển, điểu, đỉnh v.v...
Ngoại lệ : đãi, đễ, đỗ
GI : giả, giảng, giản, giảng, giảo v.v...
K, KH : kiểm, kỷ (ghế), thế kỷ, kỷ cương, khả, khảo, khiển, khổ, khoản, khuyển, khủng...
Ngoại lệ : kỹ thuật, kỹ lư"ng...
PH : phản, phẩm, phỉ, phổ, phủ v.v...
Ngoại lệ : phẫn, phẫu
S : sản, sảng, sảnh, liêm sỉ, sổ, sở, sủng, sử, sửu v.v...
Ngoại lệ : sãi vãi, sĩ tử, sĩ phu, suyễn.
T : tải, tảng, tảo, tẩy, tẩu, tiểu, tỉnh tủy, tổ, tuyển, tử v.v...
Ngoại lệ : tẫn, tễ, tiễn, tiễu trừ, tĩnh mịch, tuẫn tiết.
TH : thải, thảm, thưởng, thủy, thủ, thủy v.v... Ngoại lệ : thuẫn, thũng
U : ủ, uẩn, uyển, ủng v.v...
X : xảo quyệt, ung xỉ, ngu xuẩn, xử v.v... Ngoại lệ : xã thôn.
Y : ỷ (dựa vào), yểm trợ v.v...

2b - Chỉ dùng dấu ngã, những chữ bắt đầu bằng :
D : dã man, kiều diễm, dĩ nhiên, dung dưỡng v.v...
L : lũng đoạn, lõa thể, lưỡng lự v.v...
M : mã lực, miễn dịch, mãnh, mãng v.v...
N : niển (nghiên mực), niểu (hiếm dùng)
NH : nhiễu loạn, mộc nhĩ, thanh nhã v.v...
V : vĩnh viễn, võ công, võng v.v...

2c - Đặc biệt : Khi dùng dấu hỏi, khi dùng dấu ngã, những chữ bắt đầu :
bằng H :
hải cảng # kinh hãi
hảo, hiểm, hiển, hiểu, hỏa, hoảng, hổ phách, hủ, hủy, hưởng
hãm hại, hãn mã, hãnh diện, trì hoãn, hỗ tương, hỗn hợp, huyễn hoặc, hữu trách.
bằng Q :
quĩ đạo, thủ qũy,
quảng đại, quỉ quái .

3 - Kết luận :

Vấn đề dấu hỏi, dấu ngã, thiết nghĩ, không nên xem là tiên quyết trong ngôn ngữ và văn chương. Nó chỉ là một sự tô điểm cho sự phát âm, lúc nói và lúc hát chứ không hẳn là một điểm trọng yếu về giá trị văn chương. Khi nằm trong khuôn khổ của một câu hay một cụm chữ (contexte), dù viết sai, ta vẫn hiểu được ý nghĩa của chữ được dùng kia mà! Bằng chứng là người Trung (Huế), người Nam không chú trọng hỏi, ngã lắm nhưng văn chương của họ cũng không đến nỗi nào. Nếu cho vấn đề hỏi ngã này là quan yếu hoặc thích xem đấy là một "cái gì thêm lên" (un plus) cho tiếng Việt được hay, đẹp thì nên dụng tâm học hỏi cách viết cho đúng. Thế thôi. Còn không thì không nên đặt thành vấn đề tranh luận rườm rà, tạo nên những mặc cảm kỳ quái.
Trong tinh thần ấy, tôi chỉ mong là những nhận xét về cách nhận diện dấu hỏi, dấu ngã trên đây không làm nản lòng "khách mộ điệu" mà thôi.

Phụ lục :
1- Những cái vô lý trong Tự điển Việt-Pháp (Lê Khả Kế + Nguyễn Lân) của nhà xuất bản Khoa học xã hội ở Hà nội.
Để góp ý về sự bàn cãi về riêng chữ D và GI, vì có nhiều bạn dùng quyển tự điển này để xác định cách viết D và GI, với tất cả lòng kính quí của tôi, tôi xin chép ra đây vài điểm "trục trặc" của hai Cụ Lê-khả Kế và Nguyễn Lân. (Nguyễn Lân, bút hiệu là Từ-Ngọc, tác giả "Cậu bé nhà quê" là thầy dạy pháp văn và việt-văn đầu tiên của tôi, năm 1943)
2a- Vô lý : Với một tinh thần khẳng định dựa trên quan niệm "tiếng Bắc" được phát âm đúng, nên dùng làm tiêu chuẩn chính tả cho ch" viết, ta có thể thấy nh"ng điểm "ngoan cố" sau đây :
tr. 195 : con dộng - tr. 752 : con nhộng
tr. 279 : dấp giọng - tr. 739 : nhấp giọng
tr. 287 : diếc móc - tr. 745 : tr.nhiếc móc tr. 290 : dịp - tr. 748 : nhịp nhàng
tr. 295 : dơ bẩn, dơ duốc - tr. 754 ; nhơ nhuốc, nhơ nhớp
tr. 294 : dồi (boudin) - tr. 751 : nhồi nhét (bourrer) . Có sự lẫn lộn, trong khi sự khác nhau là dồi bột (nhào bột=pétrir) và nhồi nhét (bourrer)
vân vân...
Cái vô lý là hai tác giả chỉ dựa vào "thói quen" phát âm của miền Bắc để xác định cách dùng chữ D.
2b- Chữ D dùng cho những chữ sau đây có thể tạo ra nhầm lẫn, vậy ta nên chọn lực một cách viết. Ví dụ :
dây (vết bẩn vấy, dính dấp bừa bãi)# dây dưa (kéo dài trong một th(c)i gian dài) # giây (sợi giây, giây phút)
dấu (vết hằn không phai lạt, để ghi nhận) # giấu (cất giấu)
Dấm (chất nước chua) # nhấm (ăn, uống từng miếng nhỏ). Không thể dùng dấm dẳng được. (tr.276)
Dìm (ấn xuống) : không thể viết gìm được vì gì+m hay g+ìm đều "lỗi" chính tả.vân vân...
2c- Tiện đây, nhân lúc xem kỹ những chữ bắt đầu bằng D của quyển tự điển ấy, tôi cũng xin nêu lên một trường hợp sai lầm để, khi ta trân trọng văn học thì ta phải biết suy nghĩ, chứ không nên cúi đầu tuân phục những tự điển gia quá. Ví dụ : dễ ợt = facile comme un bonjour. Tiếng Pháp dùng : simple comme bonjour vì :
- facile khác với simple
- phải dùng comme bonjour vì người Pháp dùng dire bonjour à quelqu'un, souhaiter le bonjour à quelqu'un.
Tóm lại, nếu ta cứ nhắm mắt tin theo các quyển tự điển, trong khi chưa có một viện hàn lâm xác định chính tả Việt nam và từ đó bào chữa cho được "sự viết đúng" của mình thì... lộn xộn lắm. Nên để tự nhiên thì hơn.
2- Để làm nhẹ bớt nỗi lo của những người viết văn, làm thơ hay đặt lời cho các bản nhạc, tôi xin viết ra đây một bản văn 'khá nổi tiếng" để xem chư vị thiết tha đến sự trong sáng của văn chương việt nam có bị lu mờ hay không.
Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm thang, cảnh thương tâm ghê gớm hay dịu giàng, cảnh rực rở, ái ân hay giử gội.
Anh dù bảo tính tình tôi thay đổi, không chuyên tâm, không chủ nghỉa, nhưng cần chi?
Tôi chỉ là một khách tình si, ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể. Mượng lấy bút nàng Li-tao tôi vẻ và mượn câu đàng ngàng phiếm tôi ca, vẻ đẹp u chầm, đắm đuối hay ngây thơ, củng như vẻ đẹp cao xiêu, hùng cháng của non nước, của thi văng, tư tưởng...
Chắc chư vị vẫn hiểu được ?

Mạnh-Bích

VÁT THAN NẶNG THỠ THANG

Phạm Bân

Khi đọc tựa của bài này, nếu bạn không thấy viết sai chánh tả thì xin bạn ...duyệt xét lại khả năng viết tiếng Việt của bạn. Tôi xin đưa thêm vài thí dụ để bạn tự phán xét : "Té chuối vô buội chúi", "Paulus Huình Tịnh Của", "Nguiễn Khuiến". Có gì sai hoặc kỳ kỳ không ?
Các thí dụ trên rất phổ biến khi dạy về chánh tả tiếng Việt. Viết "c" hay "t", có "g" hay không "g", dấu "hỏi" hay "ngã", vần "úi" và "uối", "ụi" và uội", "i" và "y", v.v...là một vài vấn đề mà chúng ta nên chú ý khi viết tiếng Việt.
Có phải vì là tiếng mẹ đẻ nên chúng ta chủ quan, không lưu ý viết cho đúng chánh tả ? Hay vì ...lười ? Hay vì phát âm sai cho nên viết sai ? Hay vì vấn đề chánh tả không quan trọng gì hết, miễn sao người khác hiểu chữ và ý mà bạn muốn thông đạt là được rồi ?
Để trả lời cho những câu hỏi này, xin hỏi bạn rằng nếu trong trường hợp nào đó, bạn viết tiếng Anh, bạn có viết như sau không :
He do thi^ becose himseo love I so much.
Hỏi tức trả lời . Không viết thì thôi, còn nếu đã viết thì cố gắng viết cho đúng chánh tả càng nhiều càng tốt . Điều may mắn cho chúng ta là tiếng nói và chữ viết Việt Nam không đến nỗi rắc rối quá như các thứ tiếng khác. Tuy vậy, bạn, là người Việt Nam, vẫn phải bỏ thì giờ và công sức học hỏi nếu bạn muốn nói, viết và sử dụng tiếng Việt tương đối đúng nghĩa và thông thạo . Tôi dùng chữ "tương đối" bởi vì trên nguyên tắc, tất cả chúng ta đều phát âm sai, viết sai và trong chừng mực nào đó, không hiểu được tường tận ý nghĩa của tiếng mà chúng ta sử dụng! Để hiểu tiếng Việt đến mức "thấu tình đạt lý", bạn không có cách nào khác là phải am tường cái gốc 70% tiếng Hán của nó!
Nếu không học tiếng Hán thì phải có tự điển tiếng Việt để tra chánh tả và nghĩa chữ. Còn nếu sử dụng máy điện toán cá nhân thì nên mua software tiếng Việt nào có bộ phận tự động sửa lỗi chánh tả.
Chữ viết Việt Nam hiện nay được các nhà truyền giáo Portuguese, Spanish, Hòa Lan, Pháp, Italy, v.v... sáng lập vào lúc nào thì không có sử liệu ghi lại chính xác; chỉ biết một dấu móc quan trọng là năm 1651, cuốn tự vị đầu tiên " Việt Bồ La" được in và hãy còn lưu trữ. Cuốn này do linh mục Alexandre de Rhodes biên soạn dựa trên 2 cuốn tự vị viết tay trước đó là "Tự Điển An Nam - Bồ Đào Nha" của linh mục Gaspar d' Amaral và "Tự Điển Bồ Đào Nha - An Nam" của linh mục Antoine de Barbosa . Một dấu móc thứ hai là cuốn tự vị "Nam Việt Dương Hiệp Tự Vị" (Dictionarium Anamitico - Latinum) được linh mục J.L. Taberd in năm 1838: chánh tả và ý nghĩa chữ vẫn còn đúng cho đến ngày hôm nay! Có thể xem cuốn "Nam Việt Dương Hiệp Tự Vị" là viên đá đầu tiên đặt nền tảng cho chữ viết Việt Nam. Tuy nhiên, mãi đến 1-1-1882 thì cách viết chữ Việt theo tự mẫu Latin hiện nay mới được chính thức sử dụng trong toàn nước. (Nghị định số 82, ngày 6-4-1878 do Thống đốc Nam kỳ Lafont ký).
Tiếng Việt rất phong phú về âm, vận và thanh. Vì vậy, khi mượn bộ chữ Latin để ký âm tiếng Việt, các nhà truyền giáo đã phải sáng tạo nhiều ký hiệu CHỮ để phản ánh cho đúng giọng nói, cũng như để phân biệt các âm gần giống nhaụ Công trình này là một tài sản quý báu vô vàn cho dân tộc Việt Nam mà chúng ta đang thừa kế, mặc dù chưa được hoàn chỉnh ở một vài chi tiết.
Hệ thống chữ viết này xây dựng trên một nguyên tắc then chốt : nói sao, viết vậy . Hầu hết các tranh cãi về chánh tả tiếng Việt đều xuất phát từ nguyên tắc này . Cái khó của chánh tả tiếng Việt là có quá nhiều tiếng có âm rất gần giống nhau . Cái khó khác là mọi người Bắc, Trung và Nam nói và viết sai lâu quá thành thói quen, hầu như không sửa được. Đó là chưa kể người Việt ở ngoại quốc ít khi nói và viết tiếng Việt, vì vậy đa số viết sai be bét về chánh tả !
Căn cứ vào đâu mà nhận xét đúng hay sai chánh tả ? Một khi bạn cho rằng viết "vát" là sai, phải viết "vác", "than" phải viết có "g", "thỡ thang" phải viết "thở than", "té chuối vào buội chúi" phải viết "té chúi vào bụi chuối", "Huình" phải viết "Huỳnh", v.v... tức là bạn đã chấp nhận một nguyên tắc phổ cập trong ngôn ngữ: quy ước chung được đa số mọi người chấp nhận. Cái gì không phù hợp với quy ước chung là sai - mặc dù quy ước chung đôi khi không hợp lý! Cho đến khi nào chúng ta có một hàn lâm viện thống nhất các vấn đề còn đang tranh cãi thì mới chấm dứt được. Trong khi chờ đợi thì vẫn cứ ..."mổ bò".
Tiếng Việt Nam thống nhất cho nên việc ký âm (ký hiệu âm thanh-phonetic symbols) để sáng tạo một hệ thống chữ viết chung cho cả nước sử dụng là điều có thể làm được. Trái lại, tiếng Trung quốc phát âm hòan toàn khác nhau từ tỉnh này đến tỉnh kia, vì vậy, hầu chắc không thể thống nhất theo kiểu chữ a b c được mà mãi cho đến nay, chỉ có thể thống nhất theo một hệ thống chữ tượng hình, biểu ý: viết cùng một loại chữ nhưng đọc khác nhau . Vì hai kiểu chữ khác nhau, vấn đề phiên âm nảy ra . Khi viết về tên địa phương hoặc nhân vật Tây phương, người Trung quốc không có cách nào khác hơn là phải phiên âm. Nếu đang viết một loạt chữ Hán mà chen vào kiểu chữ a b c thì quả là điều hết sức phiền toái cho người viết, người đọc cũng như nhà in. Người Trung quốc bắt buộc phải phiên âm toàn bộ danh từ ngoại quốc để viết ra trong tiếng Hán. Tôi xin nêu ra vài thí dụ như sau: Coca cola: người Trung quốc đọc và ký âm rất giống chữ Coca cola: "khở khầu khờ ló ", nhưng "ông đồ Việt Nam" nào đó lại cao hứng vừa dịch âm, vừa gán ghép nghĩa thành ra chữ Hán Việt: "khả khẩu khả lạc", nghĩa là "uống có thể khoái miệng". Tương tự như vậy, chữ "Pepsi cola" được đọc "pài xứ khờ ló ", dịch âm và gán ghép nghĩa thành ra chữ Hán Việt: "bá sự khả lạc", nghĩa là " trăm chuyện vui sướng".
Phần gán thêm nghĩa vào âm chỉ có tính cách trào lộng của ai đó mà thôi, phần chánh vẫn là ký âm. Chữ "Paris, Roma, Seattle, Einstein, Edison" được người Trung quốc đọc là: "Bá Lị, Lỗ Mà, Si Dà Thụ, Ai Din Xư Tàn, Ái Tỉ Xưn". Rồi người Việt Nam phiên âm từ âm Hán ra Ba Lê, La Mã, Tây Nhã Đồ, v.v.... Do đã "lỡ" phiên âm từ âm Hán, một số chữ trở nên thông dụng, và vì vậy, có thể sử dụng luôn. Thí dụ: nước Gia Nã Đại (Canada), Vọng Các (Bangkok, Bàn Cốc), Nữu Ước (New York) Hoa Thịnh Đốn (Washington), Nã Phá Luân (Napoléon), Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), Cam Địa (Gandhi) hoặc đọc tắt như: Anh / Anh Cát Lợi (Angleterre), Pháp / Pháp Lan Tây / Phú Lãng Sa (France), Ý / Ý Đại Lợi (Italie), Mỹ / A Mỹ Lợi Gia (Amérique), châu Âu / Âu La Ba (Europe), châu Á / Á Tế Á (Asie), châu Phi / A Phi Lợi Gia . Tuy nhiên, có lẽ do đọc ra "kỳ kỳ" nên một số chữ không phổ biến. Thí dụ: Bối Đa Phần (Beethoven), Lư Thoa (Rousseau), A Lý Sĩ Đa Đức (Aristote), Chí Gia Kha (Chicago), Mạnh Mãi (Bombay), Đức Lợi (Delhi), Cổ Ba (Cuba). Câu hỏi đặt ra là "Tại sao lại phải dịch âm chữ Hán qua chữ Việt mà không phiên âm âm trực tiếp từ chữ gốc?" Và "Người Việt Nam có nên bắt chước phiên âm không ? " Theo thiển ý của tôi, chữ nào phổ biến rồi thì giữ nhưng từ nay trở về sau thì không nên dịch âm từ chữ Hán bởi lẽ rất đơn giản là chúng ta sử dụng hệ thống chữ a b c để ghi lại giọng đọc. Chữ viết Việt Nam có thể viết lại đúng nguyên tên gốc của địa phương hay nhân vật và mọi người Việt Nam đều có thể đọc được - đọc trúng giọng hay không là chuyện khác, nhưng ít nhất là đọc được. Ngoài ra, việc dịch chữ gốc qua âm Hán, rồi từ âm Hán qua âm Hán Việt dẫn đến vấn đề "tam sao, thất bản" gây nên sự tối nghĩa, lôi thôi không cần thiết, thậm chí lại còn cố ghép nghĩa vào âm (khả khẩu khả lạc, bá sự khả lạc) ! Nghĩ đến cùng, cái gốc của việc phiên âm này chỉ xuất phát từ khổ nạn của bản thân chữ Hán mà thôi . Chữ viết Việt Nam theo mẫu tự a b c không dính dáng đến khổ nạn này .
Khi phân tích về âm "GI" và "D", trong bài " Chánh tả với tự nguyên, viết ngày 5/29/1953, giáo sư Lê Ngọc Trụ viết:
"Chúng ta hay lầm lẫn hai âm "GI" và "D"; nếu không xét nguồn gốc thì khó phân biệt. Như tiếng "Gia Tô": đúng theo nguồn gốc của nó phải viết "D": Da Tộ Tiếng Da Tô là tên "Jésus" dịch âm. Có lẽ các cố đạo khi xưa đã tùy cách phát âm mỗi xứ mà âm tên của Chúa Jésus. Ở Việt Nam thì âm Giê Su, phát âm gần giống với tên Jésus; âm "Gi" ghi đúng âm "J". Ở Trung Hoa thì ghi âm: Dè Xố Kí Lị Xứ Túc (Jésus Christ). Tiếng Trung Hoa không có âm "J", phải mượn âm "D" thế. Phát âm theo giọng Hán Việt thì là "Da Tô Cơ Lợi Tư Đốc". Sau ta mượn dùng, gọi tắt là đạo "Da Tô" hoặc đạo "Cơ Đốc". (Cơ Lợi Tư Đốc thâu bớt)" (Ghi chú: hiện nay, có lẽ Trung quốc du nhập kiểu chữ a b c bằng cách viết song song kiểu chữ Hán và kiểu chữ a b c. Thí dụ: thuốc "Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Bổ Trung Ích Khí Hoàn" viết theo chữ a b c là: "Liu Wei Di Huang Wan, Bu ^hong Yi Qi Wan." )
Muốn viết đúng chánh tả Việt Nam thì phải phát âm cho đúng. Cái khổ là không người Việt Nam nào phát âm đúng cả ! Người miền Bắc nói sai các âm "CH và TR", "X và S", "GI, D và ^" nhưng giọng "hỏi, ngã" và các âm cuối chữ như "C / T", "AI / AY", "AO / AU", "ĂNG / ĂN", "ÁC / ÁT", v.v...lại nói đúng. Nếu áp dụng nguyên tắc "nói sao, viết vậy", người miền Bắc sẽ viết: Chuyện chò da đình cũng như đọc chuyện "Giòng Xông Thanh Thủy" có ^ì xung xướng đâu ? (Chuyện trò gia đình cũng như đọc truyện "Dòng Sông Thanh Thủy" có gì sung sướng đâu ? ) Chữ "chuyện" là tiếng Việt thuần túy, còn gọi là tiếng nôm, nghĩa là việc hoặc sự gì đó được bàn bạc với nhau: chuyện trò, chuyện vãn, nói chuyện.
Còn "Truyện" là tiếng Hán Việt, nghĩa là sách chép sự việc truyền lại đời sau: truyện cổ tích, truyện ký, liệt truyện. "Dòng" là tiếng Việt thuần túy, nghĩa là đường nước chảy (dòng nước, dòng điện, ngược dòng); nhưng nếu lấy từ tiếng Hán thì xuất xứ từ chữ "tông", đọc trại ra: dòng dõi, nhà dòng, dòng Chúa Cứu Thế. Tra nhiều tự vị, tôi không thấy có chữ "giòng", ngoại trừ một chữ duy nhất : "giòng trâu", nghĩa là kéo trâu theo sau . Có lẽ viết "giòng sông" là do phát âm sai . "Xung xướng" có thể để nghe cho dịu đi, xin bạn thử nói: "Sờ soạng sung sướng" và lắng nghe giọng đọc của bạn thì sẽ thấy hơi khó phát âm và khó nghe .
Người miền Trung lại phát âm rất khác nhau . Người Nghệ Tĩnh nói rất đúng các âm khởi đầu, nhưng lại không nói rõ dấu hỏi, ngã hoặc ngã, nặng.
Đi dần vào Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định thì giọng nói khá nặng. Nếu áp dụng nguyên tắc "nói sao, viết vậy", người Quảng Ngãi sẽ viết: Eng thì eng, không eng tét đèn đi ngủ. (Ăn thì ăn, không ăn tắt đèn đi ngủ)
Đi về phía Nam nữa, như Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết thì tiếng nói lại pha trộn âm hưởng của dân Chiêm Thành, giọng nói nhẹ hơn. Tiến đến miền Nam thì giọng đọc khác hẵn miền Bắc.
Trong cuốn "Chánh tả Việt Ngữ", trang 22-23, giáo sư Lê Ngọc Trụ viết:
"Có lẽ nhờ khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long và đất đai phì nhiêu dễ sanh sống mà người miền Nam ít hay chịu khó. Cứ nói những vận "dễ", thêm tật "ít chịu khó" (principe du moindre effort) - tật mà ông Phan Văn Hùm gọi là sự "lười tự nhiên" - đã đổi luôn mấy vận "khó" cho trở thành vận "dễ", lâu đời thành quen, không sửa chữa được và không biết sai mà sửa chữa ." "Cùng với tật "ít chịu khó" ấy, người Nam phát âm "V" ra "BD", "GI" ra "D", "HOA" ra "QUA". Tóm lại, trong Nam phát âm sai nhiều bởi tại không cố gắng nói đúng những giọng "khó", và vì vậy, nên thường viết sai ."
Tôi xin liệt kê các lỗi chánh tả tiêu biểu đối với người miền Nam như sau :
1)Phát âm lẫn lộn "C" và "T": thay vì đọc "bác ái, bạc ác, các em, khác nhau, ít oi, rụt rè, sắt đá, thắt lưng buộc bụng" lại đọc thành "bát ái (bát phố, bát ngát, bát quái), bạt át (bạt mạng, bạt tai, nói át giọng), cát em (cát địa, hột cát), khát nhau (khát nước, khát khao, khát máu), ích oi (ích kỷ, ích lợi), rục rè (rục rịch, thịt kho rục), sắc đá (sắc bén, sắc dục), thắc lưng buộc bụng (thắc mắc, lo thắc thỏm) "
2)Phát âm "V" thành "D": thay vì đọc "vạch lá tìm sâu, vai u thịt bắp, vang dậy, vàng bạc, văn minh, vắt chanh bỏ vỏ, vịt gà" lại đọc thành "dạch lá tìm sâu, dai u thịt bắp, dang dậy, dàng bạc, dăn minh, dắt chanh bỏ dỏ, dịt gà"
3)Không phân biệt âm "AI" và "AY": thay vì đọc "hay quá, hôm nay, say sưa, may mắn, lạy Phật" lại đọc thành "hai quá (hai sương một nắng, hai bàn tay trắng), hôm nai (con nai, nai lưng, nai nịt), sai sưa (sai khiến, sai một ly đi một dặm), mai mắn (mai táng, mai phục, mai kia, mai mối), lại Phật (lại sức, kẻ qua người lại) "
4)Không phân biệt "KHÔNG G" và "Có G": thay vì đọc "ngang dọc, hăng hái, tuồng cải lương, bình an, lang thang" lại đọc thành "ngan dọc (ngỗng), hăn hái, tuồn cải lươn (tuồn cửa sau / lươn lẹo, lươn ngắn lại chê trạch dài), bình ang (ang đựng nước), lan than (hoa lan, lan truyền / than bùn, than khóc, than phiền"
5)Đọc âm "H" ra "Q": thay vì đọc "hoa mõm chó, hóa chất, hòa cả làng, hỏa châu, họa sĩ, hoạch định, hoài bão, hoan hô, hoán vị, hoàn cảnh, hoãn binh chi kế, hoạn nạn, hoang dại, hoàng cung, hoảng hồn, hoành độ, hoạt bát, hoặc giả, hoen ố, huân chương, huênh hoang, huy hiệu, hủy bỏ, huyết thống, v. v... " lại đọc thành "qua mỏm chó, quá chất, quà cả làng, quả châu, quạ sỉ, quạch định, quài bảo, quan hô, quán vị, quàn cảnh, quản binh chi kế, quạng nạng, quan dại, quàn cung, quản hồn, quành độ, quạt bát, quặc giả, quen ố, quân chươn, quên quan, quy hiệu, quỷ bỏ, quyết thống, v. v... "
6)Đọc âm "AU" thành "AO": thay vì đọc "báu vật, lau nhau " lại đọc thành "báo vật (báo cáo, báo động, báo ơn, báo thù), lao nhao, lao xao"
7)Âm "IÊM, IÊP, IÊU" đọc mất chữ Ê thành "IM, IP, IU": thay vì đọc "dân Chiêm thành, khiêm tốn, tiếp khách, tình chàng ý thiếp, khiêu khích, tiêu điều" lại đọc thành "dân Chim thành, khim tốn, típ khách, tình chàng ý thíp, khiu khít, tiu đìu "
8)Âm "UÔI, ƯƠI, ƯƠU" đọc mất chữ ô, ơ thành "ƯI, ƯI, ƯU": thay vì đọc "đuôi gà, nuôi nấng, tươi mát, nói hươu nói vượn" lại đọc thành "đui gà (đui mù, đui đèn), nui nấng, tưi mát, nói hưu nói vượng (hưu bổng / làm ăn đang lúc vượng)
9)Âm "ÂM, ÂP" đọc thành "ĂM, ĂP": thay vì đọc "câm nín, tâm linh, đâm thọt, tấp nập, dập dìu" lại đọc thành "căm nín (căm thù, căm xe), tăm linh (bặt tăm hơi, thẳng tăm tắp ), đăm thọt (nhìn đăm chiêu), tắp nặp, dặp dìu "
9)Âm "ONG, OC, ƯƠM, ƯƠP, ƠM, ƠP" đọc thành "ÔNG, ÔC, UÔM, UÔP, ÔM, ÔP": thay vì đọc "uốn cong, tóc mai, đượm vẻ buồn, nơm nớp lo sợ" lại đọc thành"uốn công (công binh, công cộng), tốc mai (tốc độ, tốc chiến, tốc thắng), đuộm vẻ buồn, nôm nốp lo sợ (tiếng Nôm, nôm na) "
Ngoài ra, người Nam không phân biệt dấu hỏi, ngã: tất cả đều đọc theo dấu hỏi .
Có lẽ do hoàn cảnh lịch sử, gốc tích của người Việt Nam phát xuất từ đồng bằng sông Hồng và sau đó tiến dần vào miền Nam nên giọng Bắc chính là giọng nguyên thủy Việt Nam và người ta đã mặc nhiên chọn giọng miền Bắc làm tiêu chuẩn. Một hiện tượng dễ nhận thấy là trừ khi hát Cải lương, tất cả mọi người không phân biệt miền, vùng đều sửa giọng để hát theo giọng Bắc hết.
Phát âm đúng thì viết đúng chánh tả. Nhưng chúng ta nên làm ngược lại: viết cho đúng chánh tả rồi học cách phát âm từ cách viết!
Hầu hết các trường hợp sai chánh tả dẫn đến sai ý nghĩa của chữ, đặc biệt là sự lẫn lộn giữa tiếng Việt thuần túy (Nôm) với tiếng HánViệt, trong đó khổ nạn phát âm sai vì các âm đầu và âm cuối gần giống nhau, hoặc vì dấu hỏi, ngã, hoặc vì tiếng đồng âm quá sức nhiều làm ý nghĩa của đa số tiếng bị lầm lẫn! Dưới đây là vài thí dụ viết đúng chánh tả :
1)D, GI và V:
Da: da cóc, da dẻ, da bánh mật, da đồi mồi, da liễu, da ngựa bọc thây, da diết, ma da
Gia: thêm vào (gia roi, gia ân, gia công, gia giảm, gia tốc), gia hại, gia bảo, gia biến, gia cảnh, gia giáo, gia huấn, gia phả, gia chánh, gia dụng, gia đình, gia nhập, sui gia
Va: va chạm, vi va vi vút, va li, va vấp
Già: già cả, già khằn, rừng già, Già Lam, du già (Yoga), ngồi kiết già
Và: anh và em, và cơm, cái tù và, chà và.
Dát: dát vàng, dát sắc, dát gan, văn dốt vũ dát.
Giác: giác hơi, cá giác, giác quan, giác ngộ, giác thư, giác độ
Vác: khiêng vác, xốc vác, vác súng, vác mặt, một vác lưới
Vát: thuyền chạy vát (chạy xéo) , ván cắt vát.
Dan: dan díu, nói chuyện dan ca, dan nắng
Dang: dang dở, đứng dang ra
Gian: gian dối, ăn gian, kẻ gian, gian ác, gian hiểm, gian dâm, gian nhà, không gian, trần gian, gian khổ, gian nguy, gian truân.
Giang: có giang xe, giang sức, giang tay, lạt giang, giỏi giang, giang sơn, giang khẩu, giang môn (ruột già) , Tiền giang.
Van: van lơn, kêu van, xin van, van vái
Vang: vang dội, vang lừng, tiếng vang, vẻ vang, rượu vang, vênh vang.
2)S và X:
Sa: hột cát, sa chân, sa ngã, đất sa bồi, sa đà, sa lầy, sa
sút, chim sa, mỡ sa, cây sa kê, Sa Đéc, sa môn, lụa mỏng (hàng
sa), sa đọa, sa mạc, sa sả, sa thải, sa trường.
Xa: xa quê hương, xa lộ, xa hoa, xa cách, xa giá, xa lạ, xa lánh, xa rời, xa tắp, xa vời vợi, xa xa, xa xăm, xa xỉ phẩm, xa xưa, xa lơ xa lắc, xa lông
Sà: bay sà xuống, sà vào, sà lan.
Xà: xà nhà, xà niểng, khẩu Phật, tâm xà (rắn), xà beng, xà ích, xà cừ, xà lỏn, xà mâu, xà phòng (xà bông), xà rông.
Sả: khờ khạo (sả tử), muối sả ớt, sả thịt, suôn sả, chim sả (loại chim bói cá)
Sã: suồng sã, chim sã cánh, cánh tay sã xuống, chơi sòng sã (ròng rã)
Xả: xả hơi, xả láng, xả thân, xả buồm, lăn xả, nhảy xả, xán xả, xả đồ giặt, mưa xối xả, xong xả, xả kỷ (bố thí), xả mạng, hỉ xả, xả đoản thủ trường.
Xã: xã hội, xã luận, xã thuyết, xã giao, xã tắc, xã trưởng, thôn xã, hợp tác xã
Sách: sách giáo khoa, sách nhiễu, sách lược.
Xách: xách giỏ, đầy một xách, ăn nói xách mé.
3)CH và TR:
Cha: tiếng kêu khi bị đau (cha ôi!), người cha, cha căng chú kiết, cha già con cọc, cha chung không ai khóc, cha truyền con nối, cha xứ.
Tra: (tiếng Nôm): lắp vào (tra cán dao), tên một loài cá.
Tra: (gốc tiếng Hán): khảo xét (tra cứu, tra khảo, tra tự điển), chặt, chém, nắm lấy
Chác: kiếm chác
Chát: vị chát, rượu chát, tiếng kêu chát chúa
Trác: trác tuyệt, trác táng, bị tổ trác
Trát: (tiếng Nôm): phết vào (trát bùn, trát vách)
Trát: (gốc tiếng Hán): tờ công văn (trát tòa)
4)HOA, OA, QUA:
Hoa: hoa quả, hoa mắt, hoa hậu, hoa liễu, có hoa tay, tóc hoa râm, quỳnh hoa
Oa: oa trữ, khóc oa oa, con gái đẹp; tục gọi trẻ con là oa oa
Qua: (tiếng Nôm): tiếng xưng hô với nhau, qua cầu, qua bữa, qua quýt, qua lại, qua loa, qua mặt, qua ngày đoạn tháng, qua sông phải lụy đò, tai qua nạn khỏi
Qua: (gốc tiếng Hán): phiên âm Qua Bích (Gobi), dưa qua, can qua
Hòa: (tiếng Nôm): hòa vốn, xử hòa, hòa thuốc.
Hòa: (gốc tiếng Hán): hòa cốc, hòa bình, hòa lạc, hòa cả làng, hòa giải, hòa thượng
Òa: khóc òa
5)I và Y:
Ỉ: i ỉ, bụng âm ỉ, trời âm ỉ, năn nỉ ỉ ôi
Ĩ: ầm ĩ, òn ĩ
Ỷ: (tiếng Nôm): ỷ giàu, ỷ thế, mặt lợn ỷ
Ỷ: (gốc tiếng Hán): dựa vào (ỷ lại, ỷ quyền), kéo lại đằng sau (thế ỷ giốc), tấm bình phong, đoản ỷ, ỷ diệm, ỷ mị
Ích : hữu ích, công ích, cây thuốc ích mẫu, yết hầu, cuống họng.
Ít: ít ỏi, chút ít.
Im: im bặt, lặng im.
Yêm: (gốc tiếng Hán): trùm cả (yêm hữu), ngâm lâu trong nước sâu (yêm bác), yêu thương (yêm ái), che dấu (yêm ẩn), ngâm ướp (yêm ngư), thiến thành hoạn quan (yêm nhân).
Ỉm: im ỉm
Yểm: (gốc tiếng Hán): dìm ém đi (yểm binh), lấp đất, ếm (yểm bùa).
Viết "i" hay "y" đã được bàn luận rất lâu, nổi bật là nhà văn Nguiễn Ngu Í. Tuy không hẵn đồng ý với các đề nghị nêu ra trong bài "Vẫn chuyện i ngắn y dài" của giáo sư Nguyễn Đình Hòa nhưng tôi xin trích dẫn một đoạn nguyên văn như sau:
"Thiên hạ quen viết "lý trưởng, lý tưởng, lý trí, kỳ dị, nước Mỹ, mỹ vị, mỹ thuật, v.v... mất rồi . Thậm chí, có nhà văn còn dùng lối viết quá táo bạo: thi sỹ, họa sỹ, v.v... Lý do là người ta đã lẫn lộn con chữ "i", dùng để ghi nguyên âm, /i/ là âm hạt nhân hay âm chính của một âm tiết trong tiếng Việt với con chữ "y" dùng để ghi bán nguyên âm, /y/ là âm lướt xuất hiện ở đầu hoặc cuối một âm tiết và được ngành ngữ âm học ghi bằng ký hiệu [ i ]. Có điều lạ là không ai viết kỳ dỵ, lý trý cả! Thực tế, nay chúng ta bảo nhau theo cách phân biệt nói trên mà viết cho đúng: ông lí trưởng, lí tưởng, lí trí, kì dị, nước Mĩ, mĩ vị, mĩ thuật, v.v... thì có người sẽ thấy lạ hoắc, không quen, nên không chấp nhận."
Ông đề nghị 3 biện pháp sau đây:
(A) "Khi một âm tiết có nguyên âm /i/ đứng ở cuối, thì ta dần dần cố nhớ ghi nhất loạt bằng con chữ i: ăn mì Hải kí gần hơn Tùng kí, ông lí trưởng Mĩ cảnh, tiếng nói Hoa kì, thế kỉ 21, v.v...
(B) Một biệt lệ là vần "uy" như trong "duy, huy, khuy, nguy, quy, tuy, thúy, v.v... thì vẫn viết như cũ, NHƯNG phải đánh dấu thanh điệu vào nguyên âm chính: "huý, luỹ, quý, tuý, tuỳ, tuỷ, thuý, thuỷ, nhuỵ, nguỵ, v.v... để phân biệt với "húi, lủi, cúi, túi, đùi, tủi, thui, thúi, khui, v.v..." Ta cần chấp nhận biệt lệ này vì còn có những vần phức tạp hơn như "uyên, uyêt" trong "duyên, huyên náo, khuyên, lưu luyến, quyên, tuyên truyền, thuyền, nhuyễn, nguyên, Nguyễn, xuyễn, duyệt, tuyết, khuyết, nguyệt, quyết, v.v...
(C) Nếu âm chính là nguyên âm /i/ đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết, thì vẫn viết theo thói quen cũ: ỉ eo, ầm ĩ, im, in, y học, y khoa, ý kiến, ý nghĩa, Nguyễn Ngu Ý , v.v..."

Ngoài các vấn đề trên, chúng ta nên lưu ý đến dấu hỏi và ngã. Giáo sư Lê Ngọc Trụ đã đề nghị phương pháp "Tầm nguyên": tìm về cái gốc chữ mà giải quyết các vấn đề trong tự ngữ Việt Nam. Có thể nói đây là vị giáo sư đã suốt đời trút hết tâm huyết để xây dựng tiếng Việt và đã đưa ra nhiều đề nghị hợp lý, đúng đắn . Trong phạm vi dấu hỏi ngã, tầm nguyên có nghĩa là xác định chữ đó là tiếng Việt thuần túy (Nôm) hay tiếng Hán Việt, rồi từ đó mà kết luận về chữ được khảo cứu nên viết dấu hỏi hay ngã. Phương pháp "Tầm nguyên" của giáo sư Lê Ngọc Trụ rất hợp lý, hoàn chỉnh nhưng đi quá sâu vào chi tiết như vậy có thể là điều không thực tế đối với thế hệ hiện nay và về sau bởi vì rất ít người Việt Nam học tiếng Hán vào thời buổi Internet này! Thêm vào đó là có khá nhiều bất đồng giữa các tự vị, cũng như có rất nhiều ngoại lệ về dấu hỏi, ngã gây trở ngại cho việc dạy và học tiếng Việt.
Suy nghĩ về cái thực tế này, tôi mạnh dạn đề nghị áp dụng luật "Bổng, Trầm" một cách tuyệt đối để thống nhất cách viết dấu hỏi, ngã. Cứ căn cứ vào thanh âm mà quyết định: thanh bổng như ngang, sắc và hỏi thì đánh dấu hỏi và thanh trầm như huyền, nặng, ngã thì đánh dấu ngã.
Thí dụ:
Thanh ngang: thong thả, vui vẻ, lẻ loi, nghỉ ngơi
Thanh sắc: kém cỏi, hối hả, ngả ngớn, dở dói
Thanh hỏi: lỏng lẻo, tỉ mỉ, thỉnh thoảng, thỏ thẻ
Thanh huyền: rầu rĩ, mưa tầm tã, sẵn sàng, kỹ càng.
Thanh nặng: cặn kẽ, vội vã, cãi cọ, dữ dội
Thanh ngã: lỗ lã, lã chã, mãi mãi, đi lẫm chẫm (đẫm)

Kết luận: Cấu trúc tiếng Việt là một tổng hợp của nhiều tiếng nói của khá nhiều giống dân. Do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên việc xây dựng và thống nhất tự ngữ chỉ có tính cách vá víu, lẻ loi của một số cá nhân. Trong bối cảnh đó, học tiếng Việt có nghĩa là học thuộc lòng chánh tả và ý nghĩa của chữ, đi kèm với việc tra tự vị tiếng Việt mỗi khi mơ hồ.

Phạm Bân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét