Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Bỏ ra hàng trăm tỷ mỗi năm để nuôi những bộ mặt bán nước thế này, liệu có đáng?


Mỗi năm Hội đồng duyệt phim thuộc Cục điện ảnh bỏ ra hàng chục tỷ đồng để làm phim. Nhưng đến nay chẳng thấy bộ phim nào ra hồn, đó là chi phí làm phim chưa kể hàng trăm tỷ đồng để duy trì Hội này. Tiêu xài hàng trăm tỷ đồng tiền thuế của dân nhưng nhiệm vụ không hoàn thành mà còn hại dân hại nước. Vậy chúng ta bỏ tiền ra nuôi những cán bộ ăn hại như thế này liệu có đáng? Hội đồng duyệt phim thuộc Cục điện ảnh có 11 thành viên, những người đều có chức vụ trong Cục Điện ảnh, lãnh đạo cấp vụ của Ban Tuyên giáo trung ương, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng, đại diện của Tổng Cục Chính trị.
<!>
Hiện nay bà Ngô Phương Lan đã nghỉ hưu, bà Nguyễn Thu Hà là Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh. Bà này vốn là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội , là tiến sĩ, NSƯT, họa sĩ thiết kế phục trang điện ảnh.
Ông Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim. Ông Đỗ Quốc Việt là Cục phó Cục Điện ảnh mới. Ông này vốn là phó giám đốc trường quay Cổ Loa. Còn bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, ngoài là biên kịch ra còn là phó chủ tịch thường trực Hội điện ảnh Việt Nam.
Chính Hội đồng này năm ngoái 2018 đã duyệt cho phim “Điệp vụ biển đỏ” của Trung Quốc ra rạp trong đó có hình ảnh hải quân trung quốc bao vây đuổi tàu đánh cá VN ra khỏi vùng biển “South China Sea”. Khi bị dư luận lên tiếng thì mấy người này nói rằng: “Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim tập trung vào 2 nội dung như quy kết. Đây là những thông tin có tính suy diễn, chủ quan, gây ra nhiều thông tin sai lệch trong dư luận, đồng thời tạo ra những tác động tiêu cực trong xã hội
Bà Lý Phương Dung – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh tiếp tục khẳng định Điệp vụ Biển Đỏ được thực hiện đúng quy trình thẩm định. Và sau đó, không ai trong Hội đồng duyệt phim phải chịu trách nhiệm về việc này.
Và năm nay là phim “Người tuyết bé nhỏ” có hình đường lưỡi bò. Khi bị dư lên án chỉ trích bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – người duyệt phim đã nói một câu bất hủ: “Có mấy giây thôi, mọi người cứ làm quá lên”.
Dễ tính (hay cẩu thả) với phim Trung Quốc là vậy, nhưng với phim trong nước thì cực kì khắc khe. Điển hình là phim Bụi Đời Chợ Lớn không được duyệt vì “không đúng hiện thực xã hội”. Hay một hình lá cờ đỏ sao vàng nhỏ xíu với dòng chữ Ho Chi Minh City thì bị bắt phải xoá vì cho rằng trẻ em đường phố thì không được mặc như vậy. Hay phim “Ròm” không duyệt đi chiếu nước ngoài và đang bị dọa phạt. (Phim này đoạt giải thưởng khi đi dự Liên Hoan Phim ở nước ngoài).
Duyệt phim thì như thế, nhưng Cục Điện ảnh mỗi năm tiêu tiền thuế của người dân gần 150 tỷ đồng để xin làm phim. Cụ thể Dự kiến kinh phí sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2018 – 2021 mà Cục gửi Bộ là: gần 115 tỷ đồng (2018), hơn 147 tỷ đồng (2019), hơn 148 tỷ đồng (2020) và hơn 148 tỷ đồng (2021). Và trước giờ chúng ta KHÔNG HỀ có một bộ phim nào ra hồn từ số tiền này. Hoặc là phim làm xong đắp chiếu, hoặc chiếu ra không ai xem.
Không những thế Cục Điện ảnh giai đoạn Cục trưởng Lại Văn Sinh và Cục phó Lê Ngọc Minh đã làm thất thoát 43 tỷ đồng. Nói trắng ra là ăn cắp, thế nhưng sau đó hai ông này vẫn hạ cánh an toàn và không ai bị khởi tố.
Dưới biển thì giặc đang tung hoành ngang dọc, chúng đã đánh chiếm 7 đảo của VN, đã quân sự hoá 5 đảo bằng cách xây Hải đăng, kho chứa vũ khí, sân bay, trường học, bệnh viện… giờ đây chúng đang tiến hành đánh chiếm Bãi đá Tư Chính, trên bờ thì bà và đồng bọn tiếp tay cho chúng bằng hành động ngu xuẩn và hèn hạ nói trên. Xin hỏi Hội đồng duyệt phim có biết rằng, 57 mỏ dầu khí là nguồn tài nguyên cuối cùng của VN nằm trong khu vực đường lưỡi bò phi pháp, mà Trung Quốc đã đưa ra nhằm muốn chiếm lấy hay không?
Vậy mà các ông các bà ở trong đất liền lại tiếp cho giặc tuyên truyền đường lưỡi bò tẩy não người dân, rồi còn bảo dư luận làm quá vấn đề. Xin hỏi đây có phải là những kẻ bán nước hại dân không? Đấy! chúng ta bỏ tiền thuế ra nuôi những người như thế đấy.
Khánh Lâm/(FB Nguyen Dan)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét