Người Ai Cập cổ đại đề cao việc ăn mặc đến mức coi quần áo, vải vóc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc đời của họ, là biểu tượng rõ ràng về địa vị xã hội và sự giàu có. Ở Ai Cập cổ đại, ăn mặc thế nào chính là một biểu tượng rõ ràng về địa vị xã hội và sự giàu có của một người. Quần áo, vải vóc còn được dùng làm tài sản thế chấp để vay mượn, hoặc được cho tặng với ý nghĩa tôn trọng hoặc tôn kính, và còn được dùng làm tài sản thừa kế. Điều đặc biệt là quần áo đã mặc vẫn thường được tái sử dụng chứ không bỏ đi…<!>
Phong cách phục sức ổn định trong hàng ngàn năm không đổi:
Điều đáng chú ý là phong cách chính yếu của trang phục Ai Cập không thay đổi qua hàng ngàn năm.
Phụ nữ thì mặc một chiếc váy đơn giản, bó sát, dài tới mắt cá chân, có hai dây vòng qua vai, trong khi nam giới thường mặc một chiếc dạng váy, làm từ vải gần như voan quấn quanh eo và vấn vào trong, trùm lên áo chẽn ngắn. Dạng váy này có thể dài tới đầu gối, hoặc mắt cá chân. Đàn ông cũng mặc khố nữa.
Áo chẽn (thường được để nguyên vải, không trang trí), và áo choàng được làm từ vải xếp nếp đã trở thành xu hướng thời trang của cả hai giới.
Vào mùa Đông, nam giới và phụ nữ thường mặc áo choàng làm từ vải lanh dày. Loại vải lanh này rất tinh tế, nhẹ nhàng, và mát mẻ, và cũng là chất liệu được dùng phổ biến trong những tháng ấm áp.
Các chất liệu ngoài lanh khác cũng được sử dụng gồm có: Lông dê, sợi cọ, len lông cừu.
Bên ngoài áo chẽn đơn giản, phụ nữ thường mặc trang phục may từ vải xếp nếp, đôi lúc có cả viền màu sáng, được trang trí bằng những đồ vật trang trí nho nhỏ.
Nói về màu sắc thì màu trắng là được ưa chuộng nhất ở Ai Cập cổ đại; có thể do đó là màu tốt nhất để chống lại ánh nắng chói chang của mặt trời và nhiệt độ cao.
Nông dân và thợ thuyền thì thường mặc một bộ ‘khố, hoặc dạng váy’ làm từ vải lanh thô, quấn quanh eo và chân. Trong khi đi săn và đi câu cá, nam giới thường không mặc áo; phụ nữ làm việc bận rộn trên đồng ruộng, thì chỉ mặc một chiếc khố, hoặc dạng váy ngắn, trong khi trẻ nhỏ có thể chơi đùa gần đó mà không mặc gì, nhưng những đứa trẻ lớn thì ăn mặc giống cha mẹ.
Nhìn chung người Ai Cập không đội mũ nón. Đôi khi, họ dùng giây buộc tóc để giữ cho tóc khỏi che mặt.
Người Ai Cập trang trí quần áo bằng hạt cườm và lông vũ. Họ thích đồ trang sức, thích trang điểm, và để các kiểu tóc đa dạng để tạo ra hiệu ứng độc đáo. Sau này trong thời kỳ Vương quốc mới (TK 16-11 TCN), một phong cách ăn mặc cầu kỳ hơn đã được phát triển ở Ai Cập.
Dép xăng đan:
Dù cho Người Ai Cập cổ đại đôi khi đi dép, nhưng đa số là họ đi chân đất.
Thông thường, phần lớn người Ai Cập để chân trần trong hầu hết thời gian, nhưng những người giàu có hay đi dép da được trang trí cầu kỳ; trong khi người nghèo chỉ đi dép bện bằng cói hoặc cỏ.
Nếu là một Vị Pharaon thì có thể đi một đôi dép làm bằng vàng.
Đồ trang sức:
Một bộ trang phục Ai Cập cổ đại được xem là chưa hoàn chỉnh, nếu không có đồ trang sức đi kèm. Ngay cả người nghèo cũng đeo dây chuyền, vòng tay, bông tai, vòng cổ, và nhẫn. Đồ trang sức được đeo để thể hiện sự giàu có, để đẹp và hấp dẫn hơn trong mắt các vị Thần.
Trái: cổ áo Ai Cập , Vương quốc mới, thời kỳ Amarna, Triều đại Akhenaten, khoảng triều 18, 1353-1336 TCN. Đồ sứ Ai Cập. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York; Phải: Vòng cổ lớn, khai quật từ ngôi mộ của Triều đại Senebtisi 12, khoảng cuối – đầu 13. 1850-1775 TCN. Hình ảnh: MET.
Đồ trang sức của người nghèo thường làm từ đồng và gốm màu; trong khi người giàu đeo đồ trang sức bằng vàng bạc, trang trí bằng thủy tinh, và hạt đá quý thông thường.
Những chiếc vòng cổ trang trí cầu kỳ đầy màu sắc thường là đồ trang sức của người giàu. Chúng được làm từ nhiều chuỗi hạt, thường được gắn đá quý thông thường, thủy tinh, hoặc lá cây. Trong hầm mộ của Pharaon Tutankhamun, thậm chí còn tìm thấy những chiếc vòng cổ được trang trí bởi hoa cúc, và lá cây ô liu nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét