Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Mùa Trồng Cần Sa Hợp Pháp Sau Vườn Đầu Tiên Ở Canada --- ( Thời Báo)

Ngày lễ Tạ Ơn ở Canada đã qua và mùa gặt hái của các nông gia cũng đã xong, tuy nhiên một số những người làm vườn tài tử ở tỉnh bang Ontario bắt đầu mùa gặt hái cần sa. Canada đã cho hợp thức hóa việc sử dụng cần sa, cho phép mỗi nhà được quyền trồng tối đa 4 cây cần sa trong vườn sau nhà, từ tháng 10 năm ngoái. Như thế những nhà trồng cần sa tài tử, nếu trồng vào mùa hè thì bây giờ là lúc gặt hái. Theo nhận định của các chuyên gia, người trồng sẽ phải cắt cây cần sa, phơi cho nó khô, trước khi sử dụng.<!>
Cơ quan OCS chuyên bán hạt giống trồng cần sa qua mạng đã bán 7,500 gói hạt giống, mỗi gói có 4 hạt giống cho khách hàng từ ngày mở cửa cho đến nay.

Nét Thanh Lịch mới của người dân Ca-la-đa - (Hình do BBT/BCT thêm vào bài)

Cần Sa Và Du Lịch Qua Mỹ

cannabis marijuana American flag
Một luật sư di trú người Hoa Kỳ vừa cho biết là số người Canada qua biên giới Mỹ bị cấm nhập cảnh, vì những người này đã thú nhận với nhân viên an ninh biên giới Hoa Kỳ, là họ đã hút cần sa trước khi Canada hợp thức hóa viêc sử dụng cần sa, ngày một gia tăng!
Luật sư di trú Len Saunders, một người sinh ở Canada và hiện hành nghề tại thành phố Blaine, tiểu bang Washington, cho biết nhân viên an ninh biên giới Mỹ sẽ không hỏi những người Canada là họ có hút cần sa mới đây hay không vì Canada đã hợp thức hóa cần sa vào tháng 10 năm 2018, mà chỉ hỏi là có hút cần sa trong thời gian những năm trước tháng 10 năm 2018.
Nếu có những người bị hỏi mà thú nhận, thì nhân viên an ninh biên giới Mỹ có quyền cấm những người thú nhận này, không cho nhập cảnh vào Canada. Vì thế những người Canada khi qua biên giới mà bị nhân biên biên phòng Mỹ hỏi là có hút cần sa trước tháng 10 năm 2018 hay không, thì phải trả lời ra sao?
Các luật sư di trú thì khuyến cáo là những người bị hỏi phải trả lời thật, nhưng có quyền từ chối trả lời câu hỏi này.

Lễ Hội Cần Sa 4/20 Ở Bãi Biển Sunset


Những năm trước, tuy cần sa chưa được hợp thức hóa ở Canada, nhưng hàng năm vào ngày 20 tháng 4, cũng có những lễ hội hút cần sa diễn ra ở nhiều nơi trêntoàn Canada, mà cảnh sát cũng làm ngơ không bắt giữ. Lễ hội này có tên là 4/20. 
Vancouver: Những năm trước lễ hội cần sa 4/20 vẫn tổ chức ở trung tâm nghệ thuật thành phố Vancouver, The Vancouver Art Gallery.
Nhưng vì số người tham dự quá đông, năm nay lễ hội 4/20 đã được tổ chức tại bãi biển Sunset.
Gọi là lễ hội 4/20 vì lễ hội này hàng năm bắt đầu vào ngày 20 tháng 4. Trước đây vào ngày 20 tháng 4 hàng năm, những người sử dụng cần sa ở thành phố Vancouver đã dùng ngày 20 tháng 4 là ngày biểu tình đòi chính quyền phải hợp thức hóa việc dùng cần sa.
Nhưng ngày 20 tháng 4 năm nay là một ngày lễ hội, chứ không còn là một ngày biểu tình, khi cần sa sắp sửa được hợp thức hóa ở Canada.
Người ta có thể dựng lều bán nhiều thứ trong lễ hội này như đồ nữ trang, sách vở, quần áo nhưng chủ yếu vẫn là những thứ có liên quan đến cần sa từ hạt giống , cần sa phơi khô, cho đến những dụng cụ hút cần sa.
Một gram cần sa phơi khô bán với giá từ $10 cho đến $25.
Hàng trăm những căn lều bán hàng, đã được dựng dọc theo bãi cát và trên bãi cỏ đối diện, để đón tiếp hàng ngàn người đến mua.

Canada hợp pháp hóa cần sa: Con bạch tuộc lắm vòi


a sign for mariguana on a canadian background

sau khi  Thủ tướng Justin Trudeau lên cầm quyền năm 2015 và lập tức bắt tay thực hiện một trong những lời hứa then chốt khi tranh cử.

Canada hợp pháp hóa cần sa: Con bạch tuộc lắm vòi
Quốc kỳ Canada được sửa lại với hình lá cần sa ở giữa (Ảnh: LA Times)
Ngay trước ngày hợp pháp hóa, hôm 15-10, Tập san Hiệp hội Y khoa Canada (CMAJ) đăng xã luận cảnh báo rằng “Chính phủ Canada (sắp bắt đầu) một thí nghiệm quốc gia, không kiểm soát trong đó lợi nhuận của giới sản xuất cần sa và tiền thuế được coi trọng hơn sức khỏe người dân”.

Bài xã luận phân tích: “Đúng như dự đoán, do chính phủ liên bang thể hiện quyết tâm thông qua luật này, vốn đầu tư vào các công ty cần sa đã tăng đáng kể năm qua trong khi chờ có luật, và các nhà sản xuất mới, cả lớn lẫn nhỏ, đã xuất hiện trên khắp đất nước. 
Canada hợp pháp hóa cần sa: Con bạch tuộc lắm vòi
Việc tự trồng cần sa tại nhà để sử dụng gây ra nhiều vấn đề pháp lý đau đầu mới (Ảnh: Pot TV)
Mục tiêu của họ là lợi nhuận, và lợi nhuận xuất phát từ doanh thu - doanh thu từ một loại ma túy mà, theo Bộ Y tế Canada, sẽ gây ra vấn đề ở gần 1/3 người dùng thành niên và gây nghiện ở gần 1/10 người dùng, trong đó thanh thiếu niên có nguy cơ cao hơn”.
Trang mạng của Bộ Y tế Canada xác nhận những số liệu thống kê đó, và cũng cho biết 1/6 những người bắt đầu sử dụng cần sa trong độ tuổi thiếu niên (13 tới 19 tuổi) sau này sẽ nghiện ma túy.
Trong khi đó, Hiệp hội Tâm thần học Canada (CPA) ra một tuyên bố nhắc nhở người Canada cân nhắc các hệ lụy về sức khỏe tâm thần của việc hút cần sa ở thanh thiếu niên: 
“Có bằng chứng vững chắc cho thấy rằng việc sử dụng cần sa từ sớm và đều đặn có thể ảnh hưởng tới năng lực nhận thức, như trí nhớ, sự tập trung chú ý, trí tuệ và khả năng xử lý suy nghĩ và trải nghiệm. 

Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc một chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng cũng như các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm ở những người vốn đã dễ mắc những chứng rối loạn này”.

Canada hợp pháp hóa cần sa: Con bạch tuộc lắm vòi
Một người đàn ông hút marijuanna trước trụ sở quốc hội ở Ottawa (Ảnh: AFP)
Ngày lễ hội 4/20 trong năm nay là ngày lễ hội cần sa đầu tiên được tự do, sau khi chính quyền liên bang đã cho hợp thức hóa việc sử dụng cần sa. 

Hàng loạt những cuộc lễ hội cần sa đã diễn ra trên toàn Canada trong ngày 20 tháng 4 vừa qua. Tại bãi biển Công Viên Hoàng Hôn ở thành phố Vancouver, đã có hàng chục ngàn người tham dự lễ hội cần sa: họ đến để thoải mái hút cần sa ngoài công chúng.

 
Các nhân viên cảnh sát cũng có mặt để chắc chắn là những người hút cần sa là những người trên 19 tuổi. Cũng có khoảng 300 cửa hàng xin phép bán cần sa tại bãi biển Hoàng Hôn này trong ngày 20 tháng 4.

 Những cửa tiệm bán cần sa này đã phải trả tiền mướn chỗ từ $500 cho đến $1,000, để được quyền bán cần sa trên bãi cỏ trước bãi biển. 

Lễ hội cần sa cũng là một lễ hội gây tốn kém cho chính quyền thành phố: trong lễ hội cần sa năm ngoái 2018, chính quyền thành phố Vancouver đã phải chi phí tổng cộng $245,000 cho việc trả lương cho các nhân viên cảnh sát làm thêm giờ và mướn người dọn dẹp, trong khi ban tổ chức lễ hội chỉ đền bù cho chính quyền thành phố có $63,000. 
Chỉ 2 ngày sau khi cần sa được hợp thức hóa tại Canada, nguồn cung ứng tại đất nước “Lá Phong” này nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu hụt vì không lường trước được nhu cầu quá cao của những người dân “chuyên cần” nơi đây!

can sa - elle man 2
Người đàn ông này đang hút cần trước sự quan tâm của các cánh truyền thông tại lễ hội ăn mừng sự hợp thức hóa cần diễn ra ở công viên Trinity Bellwoods, Toronto, Canada ngày 17/10/2018. Ảnh: USA Today

can sa - elle man 4
Tình hình “ăn nên làm ra” tại các cửa hàng bán cần ở Winniepeg, Manitoba, Canada hôm 17/10/2018. Ảnh: USD Today
can sa - elle man 5
Hai quý ông tuổi trung niên selfie trong dòng người chờ mua cần tại một cửa tiệm ở Winniepeg, Manitoba, Canada hôm 17/10/2018.

Vào hôm thứ Tư (17/10), Canada đã chính thức trở thành quốc gia công nghiệp hóa đầu tiên và là quốc gia thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Uruguay, hợp thức hóa cần sa giải trí (recreational cannabis). 
Chính sách này đã gây nên nhiều tranh cãi nhưng với người “chuyên cần” thì chẳng quan tâm các chính khách hay truyền thông tranh cãi gì vì với họ, cần sa được hợp pháp hóa là việc “không thể vui hơn”!

can sa - elle man 8
Cặp đôi này cầm cờ Canada với logo Lá Phong được biến tấu thành Lá Cần trước một cửa tiệm bán cần được ủy quyền của chính phủ ở Montreal. Ảnh: USA Today
can-sa-elle-man-10
Tạo hình đèn chùm được kết bằng cần sa trong một bữa tiệc countdown nhằm tổ chức ăn mừng ngày đầu tiên hợp pháp hóa cần sa tại Toronta, Canada. Ảnh: USA Today

 Thủ tướng Justin Trudeau đã dành đến 2 năm qua trong cố gắng mở rộng phạm vị sử dụng của nó, bao gồm cho phép việc hợp thức hóa cần sa vào ngày 17/10 vừa qua.
can sa - elle man 9
Một chủ tiệm bán cần với khẩu hiệu ăn mừng “Chào mừng đến với kết thúc của lệnh cấm”. Ảnh: USA Today
can sa - elle man 11
Quan cảnh ở nông trại nuôi cần Pure Sunframs tại Delta, British Colombia, Canada. Ảnh: USA Today
Lift, một kênh truyền thông xoay quanh những thông tin về cần sa có trụ sở tại Vancouver, đã ước lượng rằng nền công nghiệp cần sa tại Canada có dư tài chính để đẩy mạnh sản lượng sản xuất từ 400,000 đến 500,000 kg mỗi năm.

Những sao nam từng dính vào scandal hút cần sa

Snoop Dogg, được mệnh danh là “đứa con ngỗ nghịch của làng hip-hop”, liên tục vướng vào những rắc rối với pháp luật vì tàng trữ, sử dụng cần sa, cocaine, hay vũ khí trái phép.

Canadian Prime Minister Justin Trudeau's government is expected to introduce legislation on Thursday with the goal to legalize marijuana

Canada trở thành quốc gia thứ hai tren Thế Giới sau Uruguay hợp pháp hóa sở hữu và sử dụng cần sa cho mục đích giải trí.
Thị trường cần sa trên toàn Canada mở cửa vào thứ Tư 17/10 lúc nửa đêm trong lúc còn ngổn ngang những câu hỏi về tác động đến sức khỏe, luật pháp và sự an toàn cho cộng đồng.Trước đó, chính phủ Canada đã gửi thư cho 15 triệu hộ gia đình, nêu chi tiết các luật mới về cần sa và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng.Nhưng vẫn còn những lo ngại, kể cả về sự sẵn sàng của lực lượng cảnh sát trong việc giải quyết các vụ lái xe trong tình trạng phê thuốc.Đó là việc hạn chế thanh thiếu niên - những người dùng thuốc phiện nhiều nhất - tiếp cận với cần sa.
Nam diễn viên gạo cội Morgan Freeman từng chia sẻ rằng ông sẽ “không bao giờ từ bỏ cần sa”.“Người ta từng nói: “Nếu hút thứ đó, anh sẽ bị nghiện!”.
 Người vợ đầu tiên đã đưa tôi đến với cần sa nhiều năm trước đây.Tôi đã dùng cần sa như thế nào ư?Đủ mọi cách luôn.Tôi ăn, uống, hút, hít nó! Phong trào hợp pháp hóa cần sa lẽ ra phải diễn ra từ lâu rồi, nhưng giờ đây nó cũng đang phát triển – phát triển rất sâu rộng là đằng khác” –
 Morgan Freeman cho biết. Ôngcũng tiết lộ thêm rằng mình không sử dụng những loại chất kích thích quá nặng.
Những sao nam từng dính vào scandal hút cần sa

ISTOCK/Getty Images
My cam la chinh xac , chuan 100%  muon hut hay chich Can Sa 
thi hay o lai Canada ma su dung 
Rắc rối với láng giềng
Từ khi các kế hoạch hợp pháp hóa cần sa được công bố, một số người Canada đã lo ngại về một khía cạnh quan trọng trong sinh hoạt và công việc: chuyện qua lại biên giới Canada - Mỹ. Người Canada có thể bị chặn tại biên giới Mỹ vì có hành động hợp pháp tại Canada nhưng vẫn phi pháp ở cấp liên bang của Mỹ: sở hữu cần sa.
Hồi tháng 9, báo mạng Politico (Mỹ) dẫn lời một quan chức Cục Hải quan và biên phòng Mỹ nói những người từng sử dụng cần sa, và cả những người làm việc hoặc đầu tư trong ngành cần sa ở Canada, có thể bị Mỹ cấm cửa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét